Quy định về xử phạt trục xuất người nước ngoài

Một vụ trục xuất người nước ngoài.
Một vụ trục xuất người nước ngoài.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định 142/2021/NĐ-CP quy định hình thức xử phạt trục xuất, biện pháp tạm giữ, áp giải người vi phạm theo thủ tục hành chính và quản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất.

Cụ thể, cá nhân là người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính trong phạm vi lãnh thổ, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; trên tàu bay mang quốc tịch Việt Nam, tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nam thì tùy theo mức độ của hành vi vi phạm sẽ bị áp dụng hình thức bị xử phạt trục xuất theo quy định tại Điều 27 Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Người bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất có quyền: Được biết lý do bị trục xuất, nhận quyết định trục xuất chậm nhất 48 giờ trước khi thi hành; Được yêu cầu có người phiên dịch khi làm việc với cơ quan, người có thẩm quyền; Được thực hiện các chế độ quy định tại Nghị định số 65/2020/NĐ-CP ngày 10 tháng 6 năm 2020 quy định về tổ chức và các chế độ đối với người lưu trú tại cơ sở lưu trú trong thời gian chờ xuất cảnh; Được mang theo tài sản hợp pháp của mình ra khỏi lãnh thổ Việt Nam; Được khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Về nghĩa vụ của người bị trục xuất: Thực hiện đầy đủ các quy định ghi trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính có áp dụng hình thức xử phạt trục xuất; Xuất trình giấy tờ tùy thân theo yêu cầu của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh; Tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam, chịu sự quản lý của cơ quan Công an trong thời gian làm thủ tục trục xuất; Nhanh chóng chấp hành đầy đủ các nghĩa vụ về dân sự, hành chính, kinh tế theo quy định của pháp luật (nếu có); Hoàn thành các thủ tục cần thiết để rời khỏi lãnh thổ Việt Nam.

Trong thời hạn 2 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh hoặc phòng nghiệp vụ thuộc Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Giám đốc Công an cấp tỉnh, Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh phải tiến hành xem xét, ra quyết định xử phạt trục xuất đối với người nước ngoài vi phạm hành chính. Nếu không đủ điều kiện áp dụng hình thức xử phạt trục xuất thì phải thông báo ngay cho cơ quan phát hiện vi phạm biết.

Quyết định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất phải được gửi cho người bị trục xuất và Bộ Ngoại giao Việt Nam, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện ngoại giao của nước mà người bị trục xuất là công dân hoặc nước mà người đó cư trú cuối cùng trước khi đến Việt Nam trước khi thi hành theo quy định tại Điều 84 Luật Xử lý vi phạm hành chính. Quyết định trục xuất phải được thể hiện bằng cả tiếng Việt và tiếng Anh.

Cơ quan Công an, người có thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt trục xuất chịu trách nhiệm tổ chức thi hành Quyết định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất; đồng thời, có trách nhiệm chuyển toàn bộ hồ sơ, giấy tờ có liên quan, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính (nếu có) cho cơ quan tiếp nhận quyết định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất để thi hành quyết định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Đối với trường hợp người bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất cố tình không nhận quyết định xử phạt thì người có thẩm quyền lập biên bản về việc không nhận quyết định, gửi cho Bộ Ngoại giao Việt Nam, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện ngoại giao của nước mà người bị trục xuất là công dân hoặc nước mà người đó cư trú cuối cùng trước khi đến Việt Nam.

Tin cùng chuyên mục

Ảnh minh họa

Bộ Tài chính phát hành Công văn làm rõ quy định về tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô

(PLVN) - Để thuận lợi hơn trong quá trình tổ chức thực hiện Nghị định 72/2023/NĐ-CP (NĐ 72) ngày 26/9/2023 của Chính phủ quy định về tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô, ngày 2/10, Bộ Tài chính đã có Công văn 10534/BTC-QLCS gửi các bộ, ngành, địa phương; đoàn Đại biểu quốc hội các tỉnh, thành phố làm rõ hơn một số quy định của Nghị định.

Đọc thêm

Các chính sách mới có hiệu lực từ đầu tháng 10

Ảnh minh hoạ
(PLVN) - Các chính sách liên quan đến kinh tế như điều chỉnh lệ phí đăng ký, cấp biển xe ô tô, xe máy; các trường hợp ô tô thuộc diện phải triệu hồi; 4 thủ tục hành chính lĩnh vực đăng kiểm... sẽ có hiệu lực từ tháng 10/2023.

Từ 15/9, được xuất trình giấy tờ tích hợp trên VNeID thay giấy tờ giấy khi Cảnh sát giao thông kiểm tra

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Theo Thông tư 32/2023/TT-BCA, về kiểm soát các giấy tờ có liên quan đến người và phương tiện giao thông, khi các cơ sở dữ liệu đã kết nối với hệ thống định danh và xác thực điện tử, xác định được các thông tin về tình trạng của giấy tờ thì việc kiểm soát thông qua kiểm tra, đối chiếu thông tin của các giấy tờ đó trong tài khoản định danh điện tử có giá trị như kiểm tra trực tiếp giấy tờ.

Đề xuất bổ sung nhiều quy định ngăn xe hợp đồng chạy “trá hình”

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Bộ GTVT đang lấy ý kiến Nghị định sửa đổi, bổ sung các Nghị định liên quan đến quản lý hoạt động vận tải bằng ô tô, dịch vụ đào tạo và sát hạch lái xe. Trong đó, cơ quan này đề xuất bổ sung nhiều quy định ngăn xe hợp đồng, xe du lịch “lách luật” chạy trá hình tuyến cố định.

Xe chưa nộp phạt không còn được cấp đăng kiểm 15 ngày

Ảnh minh họa
(PLVN) - Theo quy định mới, các trung tâm đăng kiểm không còn cấp giấy chứng nhận, tem kiểm định có thời hạn 15 ngày đối với xe vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ mà chưa nộp phạt. Đây là nội dung công văn Cục Đăng kiểm vừa gửi các đơn vị đăng kiểm xe cơ giới.