Quy định về chế độ ốm đau mà người lao động cần biết

Người lao động cần nắm rõ quy định về hưởng chế độ ốm đau để đảm bảo quyền lợi cho mình
Người lao động cần nắm rõ quy định về hưởng chế độ ốm đau để đảm bảo quyền lợi cho mình
(PLVN) - Theo quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) 2014, người lao động (NLĐ) bị ốm đau, tai nạn không thuộc trường hợp tai nạn lao động (TNLĐ) và có xác nhận của cơ sở y tế khám, chữa bệnh (KCB) có thẩm quyền thì được hưởng chế độ ốm đau (áp dụng cho cả trường hợp phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau). Giải đáp sau đây của BHXH Việt Nam sẽ giúp NLĐ hiểu hơn về chế độ này.

Điều kiện hưởng chế độ ốm đau

Bạn đọc có địa chỉ email nguyen…hau@gmail.com cho biết, DN bạn công tác đang đóng trên địa bàn TP Cẩm Phả, Quảng Ninh. Hiện tại có một số trường hợp NLĐ đi KCB tự nguyện không dùng thẻ BHYT và những trường hợp này khi thanh toán chế độ ốm đau đều được BHXH TP Cẩm Phả trả lời không giải quyết do không dùng thẻ BHYT đi KCB. NLĐ thắc mắc họ không dùng thẻ BHYT đi KCB nhưng thực tế họ có đi KCB, có giấy ra viện, có bảng công, bảng lương của DN chứng minh việc đi KCB là có thật thì tại sao lại không được thanh toán?

Trong khi đó, việc đóng vào quỹ ốm đau thai sản là để bù đắp một phần thu nhập của NLĐ khi họ phải nghỉ ốm, nghỉ thai sản và quỹ này độc lập với quỹ BHYT thì tại sao lại có ràng buộc dùng thẻ BHYT đi KCB mới được thanh toán. “Văn bản nào quy định việc này? Mong BHXH Việt Nam giải đáp thắc mắc trên của NLĐ” - bạn đọc hỏi.

Về vấn đề bạn đọc hỏi, Bảo hiểm xã hội Việt Nam trả lời: Điều 100 Luật BHXH và Thông tư số 56/2017/TT-BYT ngày 29/12/2017 của Bộ Y tế quy định chi tiết một số điều của Luật BHXH, Luật An toàn vệ sinh lao động thuộc lĩnh vực y tế quy định hồ sơ hưởng chế độ ốm đau gồm: Đối với trường hợp điều trị nội trú là giấy ra viện; Đối với trường hợp điều trị ngoại trú là giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH hoặc giấy ra viện có chỉ định của cơ sở KCB về số ngày cần phải nghỉ việc điều trị ngoại trú.

Khoản 2 Điều 3 Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 của Bộ LĐTB&XH quy định chi tiết một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc quy định không giải quyết chế độ ốm đau đối với các trường hợp sau: NLĐ bị ốm đau, tai nạn mà không phải là TNLĐ trong thời gian đang nghỉ phép hằng năm, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương theo quy định của pháp luật lao động; nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về BHXH. Khoản 4 Điều 100 Luật BHXH giao Bộ trưởng Bộ Y tế quy định mẫu, trình tự, thẩm quyền cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH, giấy ra viện…

Theo đó Giấy ra viện, Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH theo mẫu Phụ lục 3, Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư số 56/2017/TT-BYT ngày 29/12/2017 của Bộ Y tế quy định phải có thông tin bắt buộc về mã số BHXH/thẻ BHYT. Trường hợp trên Giấy ra viện hoặc Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH do cơ sở KCB cấp đã có đầy đủ thông tin nêu trên mà BHXH TP Cẩm Phả từ chối giải quyết hưởng chế độ là không đúng quy định.

Thủ tục hưởng chế độ ốm đau

Một tình huống khác được bạn đọc có địa chỉ email trlehoa2...@gmail.com đưa ra như sau: Công ty bạn có 1 người lao động nghỉ do tai nạn giao thông phải phẫu thuật nắn trật khớp, thời gian nằm viện từ 11/08/2019 đến 21/08/2019. Trong thời gian nằm viện có cung cấp thẻ BHYT nhưng vẫn phải thanh toán thêm 3,2 triệu đồng. Khi ra viện, chỉ có giấy ra viện và có biên lai thu viện phí, trong giấy ra viện ghi mã bệnh là S62.4 và có yêu cầu nghỉ dưỡng sức từ 22/08/2019 đến 31/08/2019. 

“Trường hợp này NLĐ là nghỉ dài ngày hay ngắn ngày? Công ty tôi cần làm những thủ tục gì để NLĐ được hưởng trợ cấp? NLĐ có thể nhận lại khoản tiền thanh toán thêm không? (NLĐ tham gia BHXH dưới 15 năm)” – bạn đọc hỏi.

Về xác định mức hưởng, BHXH Việt Nam cho biết, Khoản 1 Điều 25 Luật BHXH quy định: NLĐ bị ốm đau, tai nạn mà không phải là TNLĐ phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở KCB có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế được giải quyết hưởng chế độ ốm đau. Trường hợp NLĐ nghỉ việc ốm đau do mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày theo quy định của Bộ Y tế (Thông tư số 46/2016/TT-BYT ngày 30/12/2016 của Bộ Y tế) thì được hưởng chế độ ốm đau dài ngày.

Căn cứ quy định nêu trên, mã bệnh S62.4 không nằm trong Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày ban hành kèm theo Thông tư số 46/2016/TT-BYT ngày 30/12/2016 của Bộ Y tế nên NLĐ thuộc công ty bạn được hưởng chế độ ốm đau thông thường.

Liên quan đến Hồ sơ hưởng chế độ ốm đau, Điều 100 Luật BHXH và Thông tư số 56/2017/TT-BYT ngày 29/12/2017 của Bộ Y tế quy định chi tiết một số điều của Luật BHXH, Luật An toàn vệ sinh lao động thuộc lĩnh vực y tế quy định hồ sơ hưởng chế độ ốm đau gồm: Đối với trường hợp điều trị nội trú là giấy ra viện; Đối với trường hợp điều trị ngoại trú là giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH hoặc giấy ra viện có chỉ định của cơ sở khám chữa bệnh về số ngày cần phải nghỉ việc điều trị ngoại trú.

Khoản 2 Điều 102 Luật BHXH quy định trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ NLĐ, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ theo quy định cho cơ quan BHXH.

Để được thanh toán khoản chi phí KCB phải thanh toán thêm, cơ quan BHXH phải thực hiện giám định và thông báo các chi phí được thanh toán (nếu có).

Tin cùng chuyên mục

Phí sử dụng đường bộ cao tốc từ 900 đồng/xe.km đến 5.200 đồng/xe.km. (Ảnh: Hồng Thương)

Phí sử dụng đường cao tốc do Nhà nước đầu tư cao nhất là 5.200 đồng/xe.km

(PLVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định 130/2024/NĐ-CP quy định về thu phí sử dụng đường bộ cao tốc đối với phương tiện lưu thông trên tuyến đường bộ cao tốc thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và trực tiếp quản lý, khai thác.Theo đó, có 5 nhóm đối tượng chịu phí sử dụng đường bộ cao tốc do Nhà nước đầu tư, với mức thu thấp nhất 900 đồng/xe.km và cao nhất là 5.200 đồng/xe.km.

Đọc thêm

Độc quyền cung cấp pháo hoa có trái chỉ thị của Thủ tướng?

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Bộ Quốc phòng cho biết, việc người dân được phép mua và sử dụng pháo hoa trong các dịp lễ, tết là hoàn toàn phù hợp với quy định hiện hành, không trái với chỉ thị của Thủ tướng. Bên cạnh đó, quy định độc quyền cung cấp sản phẩm pháo hoa là nhằm đảm bảo an ninh, trật tự, và đã có các biện pháp quản lý chặt chẽ để ngăn ngừa tiêu cực.

Công trình vi phạm hành lang thủy lợi kênh Đĩnh Đào (Hải Dương): UBND huyện Tứ Kỳ chỉ đạo lên kế hoạch giải tỏa

Công trình có quy mô lớn nằm trong phạm vi bảo vệ CTTL kênh Đĩnh Đào. (Ảnh trong bài: Hoàng Giang)
(PLVN) - Liên quan đến việc xử lý công trình quy mô lớn nằm trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi (CTTL) kênh Đĩnh Đào (thuộc địa bàn xã Minh Đức, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương), đại diện Trạm quản lý công trình Cầu Xe - An Thổ thuộc Cty TNHH MTV Khai thác CTTL Bắc Hưng Hải đề nghị UBND huyện Tứ Kỳ xử lý nghiêm, dứt điểm.

Vi phạm quy định về an toàn cung cấp thực phẩm bị xử lý thế nào?

Luật sư Lê Thị Thùy.
(PLVN) - Bạn Vũ Khiêm (Nam Định) hỏi: Vừa qua tại Trường Đại học Bách khoa Hà Nội xảy ra sự việc sinh viên phải ăn cơm canh thừa, thức ăn xuất hiện dị vật gây mất an toàn vệ sinh gây bức xúc dư luận. Vậy, hành vi vi phạm quy định về an toàn trong cung cấp thực phẩm sẽ bị xử lý như thế nào?

Hàng xóm lắp camera sang nhà mình, phải xử lý ra sao?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Một bạn đọc trong quá trình sinh sống đã bị một người sống cùng xóm trọ cố tình quay lại các video về đời sống riêng tư từ camera an ninh cá nhân (hành vi diễn ra nhiều lần), sau đó chia sẻ qua mạng xã hội cho các cá nhân khác nhằm bôi nhọ nhân phẩm, danh dự. Bạn đọc đặt câu hỏi: "Hành vi của cá nhân trên có vi phạm pháp luật không và nếu vi phạm sẽ bị xử lý như thế nào?"

Hà Nội: Một bạn đọc cho rằng bị cơ quan đăng ký đất đai “làm khó”

Hà Nội: Một bạn đọc cho rằng bị cơ quan đăng ký đất đai “làm khó”
(PLVN) - Mới đây, Báo PLVN nhận được đơn của bà Nguyễn Thị Vân Khánh (ngụ phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội) cho rằng Văn phòng đăng ký đất đai TP Hà Nội - Chi nhánh quận Hai Bà Trưng (VPĐKĐĐ Hai Bà Trưng) ban hành quyết định ngăn chặn (hủy Giấy chứng nhận (GCN)) với căn nhà là tài sản hợp pháp của gia đình bà Khánh sau khi nhận chuyển nhượng.

Thanh tra Chính phủ chỉ ra vi phạm tại một số dự án chuyển đổi mục đích sử dụng đất

Toàn cảnh buổi công bố KLTT. (Ảnh: thanhtra.com.vn)
(PLVN) - Thanh tra Chính phủ (TTCP) vừa công bố công khai kết luận thanh tra (KLTT) việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất (SDĐ) từ sản xuất, kinh doanh sang kinh doanh đất, xây dựng nhà ở giai đoạn 2011 - 2019 của DN nhà nước, DN cổ phần hoá; theo Quyết định 588/QĐ-TTCP ngày 27/10/2021 của Tổng Thanh tra Chính phủ.

Công dân phản ánh sự việc cấp sổ đỏ có dấu hiệu vi phạm: UBND tỉnh Thanh Hóa giao huyện Đông Sơn xử lý

Công dân phản ánh sự việc cấp sổ đỏ có dấu hiệu vi phạm: UBND tỉnh Thanh Hóa giao huyện Đông Sơn xử lý
(PLVN) - UBND tỉnh Thanh Hóa vừa có Văn bản 14704/UBND-TD ngày 07/10/2024 giao Chủ tịch UBND huyện Đông Sơn giải quyết phản ánh của Báo PLVN về đơn thư của bạn đọc Nguyễn Bá Khương (ngụ thôn Kim Sơn, xã Đông Tiến); có văn bản trả lời Báo PLVN và báo cáo Chủ tịch tỉnh trước 10/11/2024.

Bình Dương: Vụ kiện đòi tăng tiền bồi thường khi bị địa phương thu hồi đất

Sau khi bị cưỡng chế thu hồi đất, ông Dũng đã khởi kiện sự việc đến TAND tỉnh Bình Dương. (Ảnh trong bài: Mạnh Hùng)
(PLVN) - Ông Dũng nêu ý kiến “khi nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì khu đất được quy hoạch là đất ở đô thị. Bồi thường giá đất lúa là chưa thỏa đáng, đề nghị xem xét tăng giá bồi thường”. Trong khi đó, lãnh đạo UBND Tân Uyên cho biết “việc ông Dũng đề nghị tăng giá bồi thường là không có cơ sở xem xét”.