Quy định về cấp dưỡng cho con sau ly hôn

(PLVN) - Theo quy định của pháp luật hiện hành thì nghĩa vụ cấp dưỡng sau khi ly hôn được quy định như thế nào? Luật sư Lê Ngọc Khánh (Hãng Luật TGS – Đoàn Luật sư TP Hà Nội) sẽ giải đáp những câu hỏi mà bạn đọc quan tâm về vấn đề này.

Bạn đọc Nguyễn Mai (Mỹ Đức, Hà Nội) hỏi: Tôi và chồng kết hôn năm 2014 và có một người con trai (sinh năm 2015). Năm 2016 chúng tôi đã làm thủ tục ly hôn. Theo thỏa thuận của 2 vợ chồng và quyết định của Tòa án, sau ly hôn, tôi nuôi con và chồng có trách nhiệm chu cấp 3 triệu đồng/tháng cho con đến khi 18 tuổi. Tuy nhiên, chồng cũ của tôi chỉ thực hiện được 2 năm, sau đó lấy vợ mới và từ đó đến nay không hề có chu cấp gì cho con. Vậy pháp luật có quy định mức phạt gì với việc làm này hay không?

Cấp dưỡng là gì?

Luật sư Khánh cho biết: Cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên, người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình hoặc người gặp khó khăn, túng thiếu.

Cụ thể, Điều 107 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện giữa cha, mẹ và con; giữa anh, chị, em với nhau; giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu; giữa cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột; giữa vợ và chồng. Nghĩa vụ này không thể thay thế bằng nghĩa vụ khác và không thể chuyển giao cho người khác vì đây là nghĩa vụ gắn liền với quyền nhân thân của mỗi người.

Căn cứ khoản 2 Điều 82 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 về nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn: Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con. Khi ly hôn nếu bên khó khăn, túng thiếu có yêu cầu cấp dưỡng mà có lý do chính đáng thì bên kia có nghĩa vụ cấp dưỡng theo khả năng của mình. 

“Theo đó, nghĩa vụ cấp dưỡng là nghĩa vụ bắt buộc của người không trực tiếp nuôi con đối với con chưa thành niên hoặc con đã thành niên nhưng không có khả năng lao động, trừ trường hợp các bên không yêu cầu bên còn lại cấp dưỡng” – Luật sư Khánh cho biết.

Về mức cấp dưỡng sẽ do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết. Mức cấp dưỡng này có thể thay đổi khi có lý do chính đáng.

Nghĩa vụ cấp dưỡng chấm dứt trong các trường hợp sau: Người được cấp dưỡng đã thành niên và có khả năng lao động hoặc có tài sản để tự nuôi mình; Người được cấp dưỡng được nhận làm con nuôi; Người cấp dưỡng đã trực tiếp nuôi dưỡng người được cấp dưỡng; Người cấp dưỡng hoặc người được cấp dưỡng chết; Bên được cấp dưỡng sau khi ly hôn đã kết hôn; Trường hợp khác theo quy định của luật.

Không cấp dưỡng… có bị xử phạt không?

Đối với trường hợp trên, Luật sư Khánh cho biết, việc người chồng trốn tránh, không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng là hành vi vi phạm pháp luật. Tùy theo tính chất, mức độ của hành vi thì người chồng có thể bị xử phạt vi phạm hành chính (VPHC) hoặc chịu trách nhiệm hình sự. 

Cụ thể, về xử phạt VPHC, khoản 3 Điều 64 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt VPHC trong lĩnh thi hành án dân sự thì hành vi không thực hiện công việc phải làm theo bản án, quyết định hoặc trì hoãn thực hiện nghĩa vụ thi hành án trong trường hợp có điều kiện thi hành án sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

Theo đó, khi người chồng không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con, tức là không thực hiện công việc phải làm theo Quyết định công nhận thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận của các đương sự của TAND thì người chồng sẽ bị xử phạt VPHC với mức phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

Về trách nhiệm hình sự, nếu việc người chồng không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng làm cho con bạn nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe hoặc đã bị xử phạt VPHC nhưng vẫn vi phạm thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 186 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017: “Người nào có nghĩa vụ cấp dưỡng và có khả năng thực tế để thực hiện việc cấp dưỡng đối với người mà mình có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của pháp luật mà từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, làm cho người được cấp dưỡng lâm vào tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe hoặc đã bị xử phạt VPHC về một trong các hành vi quy định tại Điều này mà còn vi phạm, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 380 của Bộ luật này, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm”.

Theo đó, người chồng có thể bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

Trong trường hợp trên, Luật sư Khánh cho rằng, nếu chồng cũ cố tình không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng theo quyết định công nhận sự thỏa thuận của Tòa án có thẩm quyền, người vợ có thể yêu cầu cơ quan thi hành buộc người chồng phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng.

Sau khi nhận đơn đề nghị thi hành án thì cơ quan thi hành án dân sự kiểm tra nội dung yêu cầu và thông báo bằng văn bản cho người yêu cầu về việc thụ lý và thực hiện việc thi hành án sau đó phải gửi thông báo về việc thi hành án cho những người liên quan.

Sau 10 ngày tự nguyện thi hành án, nếu người chồng vẫn tiếp tục không chấp nhận hoặc không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng thì chấp hành viên tiến hành xác minh.

Sau khi cơ quan thi hành án xác minh về điều kiện thi hành án thì chấp hành viên căn cứ vào nội dung bản án, quyết định; tính chất, mức độ, nghĩa vụ thi hành án; điều kiện của người phải thi hành án; đề nghị của đương sự và tình hình thực tế của địa phương để lựa chọn việc áp dụng biện pháp bảo đảm, biện pháp cưỡng chế thi hành án thích hợp.

Biện pháp cưỡng chế thi hành án bao gồm: Khấu trừ tài khoản; thu hồi, xử lý tiền, giấy tờ có giá của người phải thi hành án; Trừ vào thu nhập của người phải thi hành án; Kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án, kể cả tài sản đang do người thứ ba giữ; Khai thác tài sản của người phải thi hành án…

Tin cùng chuyên mục

Luật sư Lê Thị Thùy.

Hành vi xúc phạm, bôi nhọ người khác trên mạng xã hội sẽ bị xử lý như thế nào?

(PLVN) - Bạn Quốc Tuấn (Hải Phòng) hỏi: Tôi và một đồng nghiệp có xảy ra mâu thuẫn. Người đồng nghiệp này đã đăng tải những lời lẽ xúc phạm danh dự, nhân phẩm của tôi lên mạng xã hội. Hành vi này đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống tinh thần cũng như cuộc sống, công việc của tôi. Xin hỏi, hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác trên mạng xã hội sẽ bị xử lý như thế nào?

Đọc thêm

Lừa đảo qua mạng bị xử lý ra sao?

Lừa đảo qua mạng bị xử lý ra sao?
(PLVN) - Vừa qua, trên mạng xuất hiện nhiều người bị chiếm quyền điều khiển tài khoản Telegram, sau đó bị lừa chiếm đoạt hàng tỷ đồng. Vậy, hành vi sử dụng môi trường Internet để lừa đảo chiếm đoạt tài sản sẽ bị xử lý như thế nào?

Sau thời gian tạm hoãn hợp đồng lao động có phải nhận lại người lao động không?

Luật sư Nguyễn Quang Tâm.
(PLVN) - Bạn Duy Khang (Hải Phòng) hỏi: Do tình hình sản xuất, kinh doanh gặp nhiều khó khăn nên công ty tôi muốn tạm hoãn hợp đồng với một số người lao động (NLĐ). Xin hỏi, thời gian tạm hoãn hợp đồng lao động (HĐLĐ) được quy định thế nào? Sau thời gian tạm hoãn HĐLĐ công ty có phải nhận lại NLĐ không?

Đua xe trái phép gây tai nạn chết người phạt bao nhiêu năm tù?

Luật sư Đoàn Thị Ánh Hồng - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội.
(PLVN) - Bạn đọc Vũ Sáu (Hà Nội) hỏi: Gần đây tại ngã tư Trần Hưng Đạo - Bà Triệu, Hà Nội một nhóm thanh, thiếu niên đi xe thành đoàn, phóng nhanh, lạng lách đã đâm và làm một người đi đường tử vong tại chỗ. Vụ việc gây bức xúc trong dư luận. Xin hỏi, hành vi đua xe trái phép gây tai nạn chết người phạt bao nhiêu năm tù?

Hành vi hủy hoại đất bị xử phạt thế nào?

Luật sư Lê Thị Thùy.
(PLVN) - Bạn Thế Bình (Bắc Giang) hỏi: Nắm bắt được nhu cầu mua đất màu để trồng trọt của nhiều hộ gia đình, một số hộ dân tại xã tôi đang sinh sống đã tự hạ thấp bề mặt đất bãi trồng màu để lấy đất màu bán kiếm tiền, làm thay đổi lớp mặt của đất không thể trồng cây được. Xin hỏi, hành vi hủy hoại đất của các hộ dân nêu trên bị xử phạt như thế nào? Có bị thu hồi đất không?

Đặt cọc mua nhà bằng ngoại tệ có hợp pháp ở Việt Nam?

Luật sư Nguyễn Quang Tâm.
(PLVN) - Bạn Thế Anh (Hà Nội) hỏi: Gia đình tôi có người nhà định cư tại nước ngoài và thường xuyên gửi ngoại tệ về cho gia đình. Tới đây, gia đình tôi dự định mua một căn nhà mới. Xin hỏi, khi mua nhà, tôi đặt cọc bằng ngoại tệ thì có được pháp luật cho phép không?

Trưởng Văn phòng luật sư Hạnh Nguyễn: Nỗ lực bảo vệ trẻ em, phụ nữ bị xâm hại, bạo hành

Luật sư Nguyễn Thị Bích Hạnh, Trưởng Văn phòng luật sư Hạnh Nguyễn.
(PLVN) - Trên con đường thực hiện ước mơ của mình, luật sư Nguyễn Thị Bích Hạnh, Trưởng Văn phòng Luật sư Hạnh Nguyễn luôn nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, thách thức để bảo vệ công lý, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho thân chủ của mình. Có những vụ án, dù đã “đóng sổ” song luật sư Hạnh vẫn là chỗ dựa tinh thần, là “người mẹ”, giúp đứa trẻ bị tổn thương “chữa lành”.

"Bạn xứng đáng được an toàn và hạnh phúc”

"Bạn xứng đáng được an toàn và hạnh phúc”
(PLVN) - Hơn 20 năm làm luật sư, cơ duyên của nghề đã đưa tôi đến với nhiều thân chủ là phụ nữ. Mỗi người có cuộc đời và hoàn cảnh khác nhau, nhưng chung một nỗi đau từ sự bạo hành trong hôn nhân

Thi tuyển công chức bao lâu thì có kết quả?

Luật sư Lê Hiếu.
(PLVN) - Bạn Lâm Bảo (Hà Nội) hỏi: Tôi vừa thi vòng 2 kỳ thi tuyển công chức. Xin hỏi, thời hạn thông báo công khai kết quả tuyển dụng công chức là bao lâu? Nếu nhận được kết quả trúng tuyển thì tôi cần phải nộp hồ sơ gồm những gì?

Xả chất thải ra môi trường bị xử lý thế nào?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Trên cả nước thời gian vừa qua xảy ra nhiều vụ lén lút xả chất thải ra môi trường, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt của người dân. Hành vi trên nếu bị phát hiện sẽ xử lý như thế nào?