Quy định sử dụng phương tiện chuyên dùng phòng, chống thiên tai

Quy định sử dụng phương tiện chuyên dùng phòng, chống thiên tai
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định 20/2021/QĐ-TTg quy định về danh mục và việc quản lý, sử dụng vật tư, phương tiện, trang thiết bị chuyên dùng phòng, chống thiên tai của Nhà nước.

Danh mục phương tiện, trang thiết bị phòng, chống thiên tai

Theo Quyết định (QĐ) 20/2021/QĐ-TTg, nguồn hình thành vật tư, phương tiện, trang thiết bị chuyên dùng phòng, chống thiên tai từ ngân sách nhà nước và các nguồn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật. Về danh mục vật tư, phương tiện, trang thiết bị chuyên dùng phòng, chống thiên tai QĐ mới quy định như sau:

Về phương tiện giám sát, phân tích tình huống thiên tai gồm có: Xe trang bị các thiết bị chuyên dụng giám sát, phân tích thiên tai phục vụ các đoàn công tác tiền phương và chỉ đạo tại hiện trường đáp ứng yêu cầu đối với các tình huống thiên tai lớn như bão, lũ, lũ quét, sạt lở đất (phương tiện và thiết bị phải đảm bảo kết nối vệ tinh, máy tính chuyên dụng và các thiết bị phục vụ tham mưu chỉ đạo di động tại hiện trường);

Còn phương tiện phục vụ chỉ đạo và đảm bảo an toàn tại hiện trường gồm: Xe chỉ đạo, chỉ huy chuyên dùng đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật và đảm bảo an toàn khi trực tiếp chỉ đạo tại hiện trường khi thiên tai bão, lũ, lũ quét, sạt lở đất đã, đang xảy ra.

Đối với trang thiết bị giám sát, phân tích tình huống thiên tai, QĐ 20/2021/QĐ-TTg quy định những loại như: Thiết bị di động theo dõi diễn biến, phân tích thiên tai; thiết bị cảnh báo động đất, sóng thần; thiết bị cảnh báo sớm lũ quét, sạt lở đất; thiết bị đo địa hình khu vực bị thiên tai tự động tạo mô hình 3D; thiết bị đo độ sâu khu vực xảy ra lũ, ngập lụt; thiết bị xác định khoảng cách; thiết bị thí nghiệm, mô phỏng các tình huống thiên tai; trạm đo mưa, mực nước, lưu lượng, gió, nhiệt độ (cố định và di động); trạm cảnh báo dông, lốc, sét; máy đo gió, đo độ mặn, đo nhiệt độ cầm tay.

Thiết bị phục vụ chỉ đạo điều hành tại cơ quan, đơn vị được quy định gồm: Thiết bị thu ảnh mây vệ tinh phục vụ phân tích thiên tai; thiết bị thu và vẽ bản đồ thời tiết, thiên tai; thiết bị truyền hình trực tuyến, truyền hình, âm thanh phục vụ chỉ đạo, chỉ huy phòng, chống thiên tai; thiết bị nguồn, lưu điện đảm bảo nguồn điện phục vụ chỉ đạo, chỉ huy phòng, chống thiên tai; máy phát điện công suất lớn duy trì nguồn điện phục vụ chỉ đạo, chỉ huy phòng, chống thiên tai; điện thoại vệ tinh phục vụ liên lạc khẩn cấp trong tình huống thiên tai; màn hình theo dõi thông tin phòng, chống thiên tai…

Quản lý, sử dụng như thế nào?

Liên quan đến việc quản lý, sử dụng những vật tư, phương tiện, trang thiết bị nêu trên, QĐ 20/2021/QĐ-TTg yêu cầu phải quản lý, sử dụng theo đúng quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân được giao nhiệm vụ quản lý, sử dụng có trách nhiệm sử dụng cho nhiệm vụ phòng, chống thiên tai theo chức năng, nhiệm vụ được giao, đúng quy định của pháp luật.

QĐ của Thủ tướng cũng quy định vật tư, phương tiện, trang thiết bị chuyên dùng phòng, chống thiên tai phải được sử dụng cho các hoạt động phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai; có thể được sử dụng cho các nhiệm vụ khác của cơ quan, tổ chức theo quy chế quản lý, sử dụng được người có thẩm quyền ban hành nhưng phải đảm bảo luôn sẵn sàng khi có tình huống thiên tai xảy ra.

Căn cứ tình hình thực tế, các cơ quan, tổ chức đào tạo, tập huấn, hướng dẫn sử dụng vật tư, phương tiện, trang thiết bị chuyên dùng phòng chống thiên tai phù hợp với các yêu cầu kỹ thuật và mục đích sử dụng. Trong quá trình sử dụng, bảo quản, cất giữ các cơ quan, tổ chức, cá nhân được giao quản lý, sử dụng phải kiểm tra tình trạng kỹ thuật, bảo dưỡng, sửa chữa và báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định với trường hợp bị mất, hư hỏng, tổn thất, tiêu hao trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

QĐ 20/2021/QĐ-TTg cũng quy định: Hàng năm, Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các cấp chỉ đạo việc theo dõi, tổng hợp hiện trạng vật tư, phương tiện, trang thiết bị chuyên dùng phòng, chống thiên tai của cơ quan, tổ chức trên địa bàn để phục vụ công tác chỉ đạo điều hành phòng, chống thiên tai và báo cáo Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp trên.

Hàng năm, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai chủ trì, phối hợp với Văn phòng Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn theo dõi, tổng hợp hiện trạng vật tư, phương tiện, trang thiết bị từ Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh, các bộ, ngành để phục vụ công tác chỉ đạo điều hành phòng, chống thiên tai trên phạm vi cả nước và báo cáo Trưởng ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai.

QĐ của Thủ tướng cũng yêu cầu người đứng đầu cơ quan, tổ chức được giao quản lý, sử dụng có trách nhiệm ban hành quy chế, tổ chức thực hiện việc quản lý, sử dụng vật tư, phương tiện, trang thiết bị chuyên dùng phòng, chống thiên tai theo quy định. QĐ 20/2021/QĐ-TTg có hiệu lực từ ngày 20/7/2021, áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc quản lý, sử dụng vật tư, phương tiện, trang thiết bị chuyên dùng phòng, chống thiên tai của Nhà nước.

Đọc thêm

Xem xét ngưỡng nợ thuế tối thiểu để hoãn xuất cảnh

CQT công khai Quyết định cưỡng chế, Thông báo tạm hoãn xuất cảnh qua nhiều kênh để NNT biết, tra cứu.
(PLVN) -  Tổng cục Thuế sẽ căn cứ tình hình thực tế, tham khảo kinh nghiệm quốc tế quy định về ngưỡng để tiếp thu, báo cáo cấp có thẩm quyền cân nhắc quy định ngưỡng nợ phù hợp bảo đảm hiệu quả công tác thu hồi nợ đọng thuế.

Những quy định pháp luật phụ nữ cần biết để bảo vệ mình

Những quy định pháp luật phụ nữ cần biết để bảo vệ mình
(PLVN) - Trong xã hội hiện đại, pháp luật là công cụ quan trọng để bảo vệ quyền lợi cho mọi công dân, đặc biệt là phụ nữ. Dù các quyền cơ bản đã được công nhận, phụ nữ vẫn gặp nhiều khó khăn khi thực hiện quyền này. Hiểu biết về pháp luật giúp phụ nữ tự bảo vệ và đấu tranh vì quyền lợi của mình.

Nhiều điểm mới đáng chú ý trong dự thảo Luật Nhà giáo

Ảnh minh họa
(PLVN) - Tăng lương, tăng phụ cấp, giảm tuổi nghỉ hưu, chính sách bảo vệ, thu hút nhà giáo... là một số điểm mới đáng chú ý trong dự thảo Luật Nhà giáo sẽ trình Quốc hội xem xét cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá 15.

Phí sử dụng đường cao tốc do Nhà nước đầu tư cao nhất là 5.200 đồng/xe.km

Phí sử dụng đường bộ cao tốc từ 900 đồng/xe.km đến 5.200 đồng/xe.km. (Ảnh: Hồng Thương)
(PLVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định 130/2024/NĐ-CP quy định về thu phí sử dụng đường bộ cao tốc đối với phương tiện lưu thông trên tuyến đường bộ cao tốc thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và trực tiếp quản lý, khai thác.Theo đó, có 5 nhóm đối tượng chịu phí sử dụng đường bộ cao tốc do Nhà nước đầu tư, với mức thu thấp nhất 900 đồng/xe.km và cao nhất là 5.200 đồng/xe.km.