Quy định rõ trách nhiệm của từng đối tượng trong hoạt động phòng cháy, chữa cháy

Quang cảnh phiên họp.
Quang cảnh phiên họp.
(PLVN) -Tiếp tục chương trình Kỳ họp, sáng nay, 1/11, Quốc hội (QH) thảo luận tại hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC và CNCH). Dự thảo Luật đã bổ sung, quy định rõ trách nhiệm của từng đối tượng trong hoạt động PCCC, CNCH.

Không quy định cụ thể về phòng cháy đối với nhà cao tầng

Trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật tại phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của QH Lê Tấn Tới cho biết, về trách nhiệm PCCC và CNCH, có ý kiến đề nghị bổ sung quy định về trách nhiệm cụ thể của từng đối tượng như chủ đầu tư, chủ cơ sở, chủ hộ gia đình trong chuẩn bị các phương tiện, thiết bị PCCC theo quy định và phối hợp với các cơ quan, tổ chức thực hiện công tác PCCC.

Tiếp thu ý kiến đại biểu QH, Uỷ ban Thường vụ (UBTV) QH đã chỉ đạo bổ sung, quy định rõ trách nhiệm của từng đối tượng trong hoạt động PCCC, CNCH, bao gồm trách nhiệm của người đứng đầu cơ sở; chủ phương tiện giao thông; người quyết định đầu tư, chủ đầu tư, chủ phương tiện, cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động xây dựng công trình, sản xuất, lắp ráp, đóng mới, hoán cải phương tiện giao thông; chủ hộ gia đình, cá nhân và các trường hợp cho thuê, mượn, ở nhờ nhà ở và thể hiện cụ thể tại các khoản tương ứng của Điều 7 dự thảo Luật đã tiếp thu, chỉnh lý.

Về phòng cháy, một số ý kiến đề nghị bổ sung quy định riêng về điều kiện bảo đảm an toàn PCCC đối với cơ sở, nhà ở, nhà ở riêng lẻ, đặc biệt là nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh. Có ý kiến đề nghị tách riêng quy định PCCC đối với nhà ở và nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh.

UBTVQH đã chỉ đạo tiếp thu, tách Điều 17 về Phòng cháy đối với nhà ở thành 2 điều gồm 1 điều về Phòng cháy đối với nhà ở (Điều 19) và 1 điều về Phòng cháy đối với nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh (Điều 20); đồng thời phân loại, bổ sung quy định đầy đủ, phù hợp hơn đối với hai loại hình này.

Một số ý kiến đề nghị làm rõ việc không có quy định riêng về PCCC nhà cao tầng, chợ, trung tâm thương mại, khu chế xuất…

UBTVQH thấy rằng, các loại hình nêu trên đều được định nghĩa là “cơ sở” tại khoản 7 Điều 2 và quy định cụ thể tại Điều 22. Tiếp thu ý kiến đại biểu QH, UBTVQH đã chỉ đạo nghiên cứu, bổ sung đầy đủ các quy định về phòng cháy đối với cơ sở và thể hiện cụ thể tại Điều 22 dự thảo Luật đã tiếp thu, chỉnh lý.

Đồng thời, tại khoản 5 Điều 54 đã giao các Bộ chức năng ban hành, sửa đổi các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật có liên quan đến phòng cháy và chữa cháy thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, trong đó có quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về PCCC đối với từng loại cơ sở như nhà cao tầng, chợ, trung tâm thương mại, khu chế xuất…

Do đó, UBTVQH đề nghị QH cho phép không quy định cụ thể về phòng cháy đối với nhà cao tầng, chợ, trung tâm thương mại, khu chế xuất… trong dự thảo Luật này.

Rà soát các quy định để đảm bảo tính thống nhất

Phát biểu tại phiên họp, Đại biểu Nguyễn Minh Tâm (Đoàn Quảng Bình) đánh giá, dự thảo Luật lần này đã thể hiện được tinh thần đổi mới trong tư duy xây dựng Luật. Theo đó, dự thảo Luật chỉ mang tính chất khung, còn quy định chi tiết sẽ giao cho Chính phủ.

Đại biểu Nguyễn Minh Tâm phát biểu tại phiên họp.

Đại biểu Nguyễn Minh Tâm phát biểu tại phiên họp.

Quan tâm đến nội dung về trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, hộ dân, cá nhân trong hoạt động PCCC và CNCH, Đại biểu cho biết, Điều 7 của dự thảo Luật đang quy định người đứng đầu cơ sở có trách nhiệm thành lập, duy trì hoạt động Đội PCCC và CNCH cơ sở hoặc Đội PCCC và CNCH chuyên ngành hoặc phân công người thực hiện nhiệm vụ PCCC,CNCH trong phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật.

Trong khi đó, tại Điều 22 quy định về điều kiện an toàn phòng cháy đối với cơ sở cũng yêu cầu phải thành lập lực lượng này ở cơ sở hoặc lực lượng cơ sở chuyên ngành theo quy định của pháp luật.

Đồng thời, tại khoản 4, Điều 37 quy định Chính phủ quy định cơ sở phải thành lập Đội PCCC và CNCH, cơ sở phải thành lập Đội PCCC và CNCH chuyên ngành.

Theo Đại biểu, giữa các quy định của dự thảo Luật chưa có sự thống nhất, chưa rõ ràng trường hợp nào thì cơ sở chỉ cần phân công người thực hiện nhiệm vụ PCCC và CNCH mà không cần thành lập đến cấp Đội.

“Cần rà soát, chỉnh lý các quy định này để bảo đảm tính thống nhất”, Đại biểu Nguyễn Minh Tâm nhấn mạnh.

Đại biểu Trần Đình Chung (Đoàn TP Đà Nẵng) chỉ ra rằng, công trình xây dựng trong quá trình thi công phải đảm bảo điều kiện an toàn PCCC nhưng dự thảo Luật chưa nêu trách nhiệm của các bên liên quan.

Do vậy, Đại biểu đề nghị cần bổ sung trách nhiệm PCCC của các bên liên quan trong quá trình thi công, gồm chủ cơ sở, cá nhân, đơn vị thi công, tư vấn giám sát và thẩm định thiết kế.

Đại biểu cũng đề nghị bổ sung thêm vào Điều 18 quy định chủ cơ sở, cá nhân, đơn vị thi công giám sát và thẩm duyệt thiết kế chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát trong quá trình xây dựng, đảm bảo an toàn PCCC.

Điều này cũng phù hợp với khoản 2, Điều 15 quy định đối với công trình tạm phải có các giải pháp thiết kế về PCCC phù hợp với công năng, đặc điểm của công trình.

Còn Đại biểu Đỗ Văn Yên (Đoàn Bà Rịa - Vũng Tàu) cho rằng, hiện nay, nhiều cơ sở không đáp ứng được được tiêu chuẩn về PCCC nhưng vẫn hoạt động hoặc khi có sự cố mới phát hiện ra các vi phạm. Do đó, cần có những quy định chi tiết hơn về tiến độ kiểm tra định kỳ và công khai, minh bạch kết quả kiểm tra PCCC tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh.

Đọc thêm

Cuộc chiến không ngừng nghỉ

Ảnh minh hoạ (Nguồn: https://bnc.tuyenquang.dcs.vn)
(PLVN) - Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về tham nhũng (PCTN), lãng phí, tiêu cực nhận định khi chủ trì cuộc họp Thường trực Ban Chỉ đạo tổ chức mới đây, công tác PCTN lãng phí, tiêu cực tiếp tục được đẩy mạnh theo chiều sâu, đáp ứng yêu cầu thực tế, không ngừng, không nghỉ...

Việt Nam, Qatar ký kết nhiều văn kiện hợp tác quan trọng

Việt Nam, Qatar ký kết nhiều văn kiện hợp tác quan trọng
Trưa 31/10, trong chương trình thăm chính thức Nhà nước Qatar, sau khi hội đàm, Thủ tướng Nhà nước Qatar Sheikh Mohammed bin Abdulrahman bin Jasim Al-Thani và Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chứng kiến lễ ký kết các văn kiện hợp tác giữa hai nước.

Khẩn trương đánh giá tổng kết toàn diện mô hình tổ chức chính quyền đô thị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn yêu cầu khẩn trương nghiên cứu, đánh giá tổng kết toàn diện mô hình tổ chức chính quyền đô thị đang được thực hiện tại một số địa phương, tiến tới đề xuất sửa đổi Luật Tổ chức chính quyền địa phương hoặc ban hành luật về tổ chức chính quyền đô thị nhằm tạo cơ sở pháp lý đầy đủ, đồng bộ cho việc thực hiện thống nhất trên phạm vi cả nước.

Thủ tướng Phạm Minh Chính bắt đầu thăm chính thức Qatar

Thủ tướng Phạm Minh Chính bắt đầu thăm chính thức Qatar
Ngay sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tại Vương quốc Saudi Arabia, tối 30/10, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Doha, bắt đầu thăm chính thức Qatar từ ngày 30/10 đến ngày 1/11 theo lời mời của Thủ tướng Nhà nước Qatar Sheikh Mohammed bin Abdulrahman bin Jasim Al-Thani.

Bất diệt tình đoàn kết đặc biệt Việt Nam - Lào

Đại tướng Phan Văn Giang, Đại tướng Chansamone Chanyalath chụp ảnh chung với các đại biểu tại buổi gặp mặt. (Ảnh: Lam Hạnh)
(PLVN) - 40 năm thực hiện nghĩa vụ quốc tế cao cả trên đất Lào, Quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, cùng quân và dân Lào chiến đấu mưu trí, dũng cảm, kiên cường, lập nên biết bao chiến công hiển hách, trở thành khúc tráng ca bất diệt về tình đoàn kết đặc biệt giữa hai Đảng, hai Nhà nước, Quân đội và Nhân dân hai nước, đóng góp vào sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Việt Nam và Lào.

Tổ chức thi hành pháp luật nghiêm minh để đáp ứng yêu cầu mới của doanh nghiệp

PGS.TS Đinh Dũng Sỹ. (Ảnh: quochoi.vn)
(PLVN) - Ngày 9/11/2022, Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã ban hành Nghị quyết số 27-NQ/TW về tiếp tục xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa (XHCN) Việt Nam trong giai đoạn mới (Nghị quyết 27). Trong mục tiêu cụ thể đến năm 2030 đã xác định: Xây dựng hệ thống pháp luật dân chủ, công bằng, nhân đạo, đầy đủ, đồng bộ, thống nhất, kịp thời, khả thi, công khai, minh bạch, ổn định, dễ tiếp cận, mở đường cho đổi mới sáng tạo, phát triển bền vững và cơ chế tổ chức thực hiện pháp luật nghiêm minh, nhất quán.

'Đạo đức cách mạng' - 'tấm khiên' ngăn chặn suy thoái - Bài cuối: 'Ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong'

Hội nghị toàn quốc quán triệt Quy định số 144-QĐ/TW và Chỉ thị số 35-CT/TW của Đảng được tổ chức bằng hình thức trực tiếp từ Hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội và kết hợp trực tuyến tới 15.644 điểm cầu trong cả nước (tháng 7/2024). (ảnh: VGP)
(PLVN) -  Đảng ta (nhất là từ nhiệm kỳ Đại hội XIII) đặc biệt coi trọng xây dựng Đảng về đạo đức, coi đây là giải pháp quan trọng để ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Văn kiện Đại hội XIII của Đảng nhấn mạnh, các yêu cầu về việc nêu gương, đẩy mạnh giáo dục đạo đức cách mạng, coi trọng việc đấu tranh, phê phán các hành vi phi đạo đức, biểu dương gương sáng về đạo đức.

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Phó Tổng thống thường trực Venezuela

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Phó Tổng thống thường trực Venezuela
Chiều 29/10, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp đồng chí Delcy Rodriguez Gomez, Phó Tổng thống thường trực nước Cộng hòa Bolivar Venezuela, Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Xã hội chủ nghĩa Thống nhất Venezuela (PSUV) nhân dịp thăm chính thức Việt Nam.