Quy định mới về xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp phóng viên

Tiêu chuẩn xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp phóng viên từ 7/11/2024. (Ảnh: Hồng Thương)
Tiêu chuẩn xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp phóng viên từ 7/11/2024. (Ảnh: Hồng Thương)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Bộ Thông tin và Truyền thông mới ban hành Thông tư 12/2024/TT-BTTTT quy định tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành Thông tin và Truyền thông, trong đó có quy định xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp phóng viên.

Thông tư 12/2024/TT-BTTTT quy định viên chức chuyên ngành Thông tin và Truyền thông dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp phải đáp ứng đủ các tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 32 Nghị định 115/2020/NĐ-CP quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức, được sửa đổi tại khoản 16 Điều 1 Nghị định 85/2023/NĐ-CP. Đồng thời, phải trong danh mục vị trí việc làm của đơn vị sự nghiệp công lập cử dự xét thăng hạng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt đúng quy định pháp luật có vị trí việc làm ứng với hạng chức danh nghề nghiệp viên chức dự xét thăng hạng. Được cấp có thẩm quyền cử dự xét thăng hạng theo quy định.

Đáng chú ý, Thông tư 12/2024/TT-BTTTT đã quy định cụ thể tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng lên chức danh nghề nghiệp phóng viên. Theo đó, tiêu chuẩn xét thăng hạng lên chức danh nghề nghiệp phóng viên hạng I Mã số: V.11.02.04 bao gồm: Đang giữ chức danh nghề nghiệp phóng viên hạng II, Mã số: V.11.02.05.

Có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp phóng viên hạng II (hoặc tương đương) ít nhất là đủ 6 năm. Trường hợp có thời gian tương đương với chức danh nghề nghiệp phóng viên hạng II thì phải có ít nhất đủ 1 năm giữ chức danh nghề nghiệp phóng viên hạng II tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự xét thăng hạng (nếu thời gian giữ chức danh nghề nghiệp phóng viên hạng II không liên tục thì được cộng dồn).

Trong thời gian giữ chức danh nghề nghiệp phóng viên hạng II (hoặc tương đương) đã chủ trì hoặc tham gia thực hiện ít nhất 2 tác phẩm đạt giải thưởng cấp Bộ, ban, ngành, tỉnh hoặc giải thưởng do cơ quan Đảng ở Trung ương, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức; hoặc chủ trì ít nhất 2 đề tài, chương trình nghiên cứu khoa học chuyên ngành cấp Bộ, cấp tỉnh trở lên mà cơ quan, đơn vị quản lý, sử dụng viên chức được giao chủ trì nghiên cứu, xây dựng đã được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc nghiệm thu.

Trong thời gian giữ chức danh nghề nghiệp phóng viên hạng II (hoặc tương đương) được tặng bằng khen hoặc đạt danh hiệu chiến sỹ thi đua cấp Bộ, ban, ngành, tỉnh trở lên do có thành tích trong hoạt động nghề nghiệp.

Đối với tiêu chuẩn xét thăng hạng lên chức danh nghề nghiệp phóng viên hạng II, Mã số: V.11.02.05, Thông tư 12/2024/TT-BTTTT quy định như sau: Đang giữ chức danh nghề nghiệp phóng viên hạng III, Mã số: V.11.02.06.

Có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp phóng viên hạng III (hoặc tương đương) ít nhất là đủ 9 năm (không kể thời gian tập sự, thử việc). Trường hợp có thời gian tương đương với chức danh nghề nghiệp phóng viên hạng III thì phải có ít nhất đủ 1 năm giữ chức danh nghề nghiệp phóng viên hạng III tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự xét thăng hạng (nếu thời gian giữ chức danh nghề nghiệp phóng viên hạng III không liên tục thì được cộng dồn).

Trong thời gian giữ chức danh nghề nghiệp phóng viên hạng III (hoặc tương đương) đã chủ trì hoặc tham gia thực hiện ít nhất 1 tác phẩm đạt giải thưởng cấp Bộ, ban, ngành, tỉnh hoặc giải thưởng do cơ quan Đảng ở Trung ương, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức; hoặc tham gia viết chuyên đề trong ít nhất 1 đề tài, chương trình nghiên cứu khoa học chuyên ngành cấp cơ sở trở lên mà cơ quan, đơn vị quản lý, sử dụng viên chức được giao chủ trì nghiên cứu, xây dựng đã được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc nghiệm thu.

Trong thời gian giữ chức danh nghề nghiệp phóng viên hạng III (hoặc tương đương) được tặng bằng khen hoặc đạt danh hiệu chiến sỹ thi đua cấp Bộ, ban, ngành, tỉnh hoặc 2 lần đạt danh hiệu chiến sỹ thi đua cơ sở trở lên do có thành tích trong hoạt động nghề nghiệp.

Thông tư 12/2024/TT-BTTTT có hiệu lực từ ngày 7/11/2024.

Đọc thêm

Những quy định pháp luật phụ nữ cần biết để bảo vệ mình

Những quy định pháp luật phụ nữ cần biết để bảo vệ mình
(PLVN) - Trong xã hội hiện đại, pháp luật là công cụ quan trọng để bảo vệ quyền lợi cho mọi công dân, đặc biệt là phụ nữ. Dù các quyền cơ bản đã được công nhận, phụ nữ vẫn gặp nhiều khó khăn khi thực hiện quyền này. Hiểu biết về pháp luật giúp phụ nữ tự bảo vệ và đấu tranh vì quyền lợi của mình.

Nhiều điểm mới đáng chú ý trong dự thảo Luật Nhà giáo

Ảnh minh họa
(PLVN) - Tăng lương, tăng phụ cấp, giảm tuổi nghỉ hưu, chính sách bảo vệ, thu hút nhà giáo... là một số điểm mới đáng chú ý trong dự thảo Luật Nhà giáo sẽ trình Quốc hội xem xét cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá 15.

Phí sử dụng đường cao tốc do Nhà nước đầu tư cao nhất là 5.200 đồng/xe.km

Phí sử dụng đường bộ cao tốc từ 900 đồng/xe.km đến 5.200 đồng/xe.km. (Ảnh: Hồng Thương)
(PLVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định 130/2024/NĐ-CP quy định về thu phí sử dụng đường bộ cao tốc đối với phương tiện lưu thông trên tuyến đường bộ cao tốc thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và trực tiếp quản lý, khai thác.Theo đó, có 5 nhóm đối tượng chịu phí sử dụng đường bộ cao tốc do Nhà nước đầu tư, với mức thu thấp nhất 900 đồng/xe.km và cao nhất là 5.200 đồng/xe.km.