Quy định mới về điều kiện tách thửa ở Thừa Thiên - Huế

Quy định mới về điều kiện tách thửa ở Thừa Thiên - Huế
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -Tỉnh Thừa Thiên - Huế vừa có uy định tăng diện tích tối thiểu đất sau tách thửa tại các phường của thành phố, các thị trấn thuộc huyện, phường thuộc thị xã.

Theo quy định mới của UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế, diện tích tối thiểu của thửa đất sau khi tách tại các phường của TP Huế là 60 m2. Riêng tại các phường và xã sáp nhập vào TP Huế theo Nghị quyết điều chỉnh địa giới hành chính hồi tháng 4, diện tích tối thiểu sẽ lần lượt là 80 m2 và 100 m2.

Tại các thị trấn thuộc huyện, các phường thuộc thị xã và các xã đồng bằng, mức diện tích quy định là 100 m2 (trừ các xã Phú Thuận, Phú Hải của huyện Phú Vang; thị trấn Sịa của huyện Quảng Điền là 80 m2); Các xã trung du, miền núi là 150 m2. Trong đó, chiều dài cạnh mặt tiền lớn hơn hoặc bằng 4 m theo hướng song song với đường giao thông, còn chiều sâu thửa đất lớn hơn hoặc bằng 5 m.

Trước đó, diện tích tối thiểu của đất tách thửa tại các phường của TP Huế là 40 m2; các thị trấn thuộc huyện, các phường thuộc thị xã là 60 m2; các xã đồng bằng là 70m2; xã trung du, miền núi là 100 m2.

Với đất trồng cây hàng năm (trừ đất lúa), đất nuôi trồng thủy sản, đất mới hình thành từ tách thửa và thửa đất còn lại phải đảm bảo diện tích tối thiểu là 200 m2 tại các xã, phường thuộc thành phố; tại các thị trấn thuộc huyện và các phường thuộc thị xã là 300 m2 ; tại các xã đồng bằng là 400 m2 ; và 500 m2 tại các xã trung du, miền núi.

Các mức diện tích này sẽ tăng gấp đôi với đất trồng cây lâu năm, đất nông nghiệp khác.

Đối với đất lâm nghiệp, diện tích tối thiểu sau khi tách thửa là 5.000 m2.

Theo quy định mới, trường hợp tách thửa đất ở có hình thành lối đi chung, việc tách thửa đất được thực hiện sau khi có bản vẽ tổng thể sơ đồ mặt bằng phân lô được UBND cấp huyện chấp thuận. UBND các huyện, thị xã, thành phố sẽ soát các điều kiện về cơ sở hạ tầng, quy định về quy hoạch, xây dựng, giao thông và phòng chống cháy nổ để hướng dẫn người sử dụng đất thực hiện hạ tầng kỹ thuật giao thông, thoát nước, môi trường...

Trường hợp tách thửa với đất có diện tích lớn hơn hoặc bằng 5.000 m2, UBND cấp huyện sẽ phê duyệt phương án tổng mặt bằng sau khi lấy ý kiến thống nhất của Sở Xây dựng.

Đọc thêm

Nhiều điểm mới đáng chú ý trong dự thảo Luật Nhà giáo

Ảnh minh họa
(PLVN) - Tăng lương, tăng phụ cấp, giảm tuổi nghỉ hưu, chính sách bảo vệ, thu hút nhà giáo... là một số điểm mới đáng chú ý trong dự thảo Luật Nhà giáo sẽ trình Quốc hội xem xét cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá 15.

Phí sử dụng đường cao tốc do Nhà nước đầu tư cao nhất là 5.200 đồng/xe.km

Phí sử dụng đường bộ cao tốc từ 900 đồng/xe.km đến 5.200 đồng/xe.km. (Ảnh: Hồng Thương)
(PLVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định 130/2024/NĐ-CP quy định về thu phí sử dụng đường bộ cao tốc đối với phương tiện lưu thông trên tuyến đường bộ cao tốc thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và trực tiếp quản lý, khai thác.Theo đó, có 5 nhóm đối tượng chịu phí sử dụng đường bộ cao tốc do Nhà nước đầu tư, với mức thu thấp nhất 900 đồng/xe.km và cao nhất là 5.200 đồng/xe.km.

Quy định mới về giám sát trong bảo đảm trật tự, an toàn giao thông

Từ ngày 15/11/2024, bỏ quy định giám sát CSGT bằng thiết bị ghi âm, ghi hình. (Ảnh: Hồng Thương)
(PLVN) - Bộ Công an đã ban hành Thông tư 46/2024/TT-BCA sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 67/2019/TT-BCA quy định về thực hiện dân chủ trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, trong đó sửa đổi, bổ sung quy định hình thức giám sát của Nhân dân trong bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.