Quy định mới phạt vi phạm hành chính về môi trường phải sát thực tiễn, khả thi và minh bạch

Nhiều vi phạm về bảo vệ môi trường sẽ bị tăng mức xử phạt.
Nhiều vi phạm về bảo vệ môi trường sẽ bị tăng mức xử phạt.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Võ Tuấn Nhân cho rằng, các quy định mới về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường phải đảm bảo sát thực tiễn, có tính khả thi, minh bạch, để điều chỉnh hành vi, ý thức của tổ chức và cá nhân trong bảo vệ môi trường.

32 nhóm hành vi cần quy định xử phạt

Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) đang xây dựng Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính (VPHC) trong lĩnh vực bảo vệ môi trường (BVMT) trình Chính phủ năm 2022 nhằm triển khai thi hành Luật BVMT.

Tại một cuộc họp Ban soạn thảo, Tổ biên tập xây dựng Nghị định do Thứ trưởng Bộ TN&MT Võ Tuấn Nhân chủ trì, các thành viên thống nhất nguyên tắc: Giữ cơ bản kết cấu, bố cục của Nghị định số 155/2016/NĐ-CP (NĐ 155) ngày 18/11/2016 của Chính phủ quy định về xử phạt VPHC trong lĩnh vực BVMT.

Các quy định tại Nghị định 55/2021/NĐ-CP (NĐ 55) về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của NĐ155 về cơ bản cũng sẽ được giữ nguyên trong trường hợp không vướng mắc gì nhằm đảm bảo tính ổn định.

Nghị định mới sẽ cập nhật quy định mới của Luật BVMT năm 2020, dự thảo Nghị định hướng dẫn thi hành Luật BVMT, dự thảo Nghị định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ôzôn; cập nhật các quy định về xử phạt hành chính về BVMT hải đảo; cập nhật các nội dung xử lý vi phạm về xả thải vào nguồn nước của pháp luật về tài nguyên nước...

Đồng thời, căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm và so sánh với các hành vi đã quy định tại NĐ 155 để đề xuất mức phạt phù hợp.

Ông Lê Vũ Tuấn Anh, Chánh Thanh tra Bộ TN&MT cho biết, Bộ đã tổng kết thi hành NĐ155 và rà soát nội dung Luật BVMT năm 2020. Kết quả cho thấy, có tổng số 32 nhóm hành vi cần quy định xử phạt vi phạm hành chính, trong đó có 14 nhóm hành vi được quy định mới hoàn toàn, 13 nhóm hành vi đã được quy định tại NĐ 155 và NĐ 55, nay xây dựng Nghị định mới cần sửa đổi, bổ sung. Chỉ có 5 nhóm hành vi được kế thừa hoàn toàn theo quy định tại NĐ 155 và NĐ 55.

Làm rõ thẩm quyền xử phạt

Một số nội dung mới cần cho ý kiến như: Đề xuất các hành vi vi phạm các quy định về đánh giá tác động môi trường theo quy định tại Điều 30 Luật BVMT; đề xuất các hành vi vi phạm quy định về Giấy phép môi trường theo quy định tại Điều 39 Luật BVMT; vi phạm xả nước thải vào nguồn nước không có giấy phép xả nước thải vào nguồn nước, giấy phép môi trường về xả nước thải vào nguồn nước; đề xuất các hành vi vi phạm quy định về vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án sau khi được cấp Giấy phép môi trường.

Góp ý quy định về thẩm quyền xử phạt, đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho rằng, dự thảo Nghị định cần bổ sung thẩm quyền về thanh tra, xử phạt trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, chăn nuôi.

Còn đại diện Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển đề nghị, cần xác định rõ thẩm quyền xử phạt của các lực lượng, đặc biệt là xác định rõ chức năng của Cảnh sát biển; xem xét bổ sung thẩm quyền xử phạt của Cảnh sát biển theo chức danh cụ thể.

Trong khi đó, đại diện Bộ Y tế lưu ý, cần cân nhắc việc áp dụng các hình thức xử phạt đối với các cơ sở y tế công lập, bởi các bệnh viện này vận hành theo tính chất đặc thù.

Nhiều ý kiến nhấn mạnh về tình trạng ô nhiễm môi trường tiếp tục diễn biến phức tạp, ngày càng nghiêm trọng với nhiều điểm nóng. Chất lượng môi trường nhiều nơi suy giảm mạnh, không còn khả năng tiếp nhận chất thải, đặc biệt ở các khu vực tập trung nhiều hoạt động phát triển.

Lượng nước thải đô thị phát sinh ngày càng lớn, hầu hết không qua xử lý, xả trực tiếp ra môi trường, gây ô nhiễm nguồn nước mặt trong các đô thị, khu dân cư; hạ tầng thu gom, xử lý nước thải chưa đáp ứng yêu cầu. Nhiều nguồn nước mặt đã hết khả năng tiếp nhận chất thải, trong khi hàng ngày đang phải tiếp nhận một lượng lớn nước thải. Nhiều dòng sông không còn khả năng tự làm sạch và bị biến thành nơi dẫn, tiêu thoát và chứa nước thải.

Tuy nhiên, mức xử phạt quy định tại NĐ 155 và NĐ 55 vẫn còn thấp. Ví dụ, nhóm hành vi vi phạm các quy định về thực hiện kế hoạch BVMT: Mức xử phạt chỉ từ 1,5 triệu đồng đến 2 triệu đồng đối với hành vi không xây lắp công trình BVMT theo quy định; phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 2,5 triệu đồng đối với hành vi không đăng ký lại kế hoạch BVMT theo quy định…

Thứ trưởng Bộ TN&MT Võ Tuấn Nhân yêu cầu, Ban soạn thảo, Tổ Biên tập khẩn trương hoàn thiện dự thảo Nghị định, trình Chính phủ vào đầu tháng 11/2021 để đảm bảo Nghị định sẽ có hiệu lực từ đầu năm 2022, cùng thời điểm với Luật BVMT 2020.

Tin cùng chuyên mục

Mương nước nội đồng ở xã Đại Ân 2 (huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng) trơ đáy, khô, nứt nẻ. (Ảnh: An Bình)

Xâm nhập mặn tại miền Tây ngày càng gay gắt, bất thường

(PLVN) - Xâm nhập mặn có xu hướng ảnh hưởng đến nguồn nước ngọt tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) sớm hơn trước 1 - 1,5 tháng, gay gắt và bất thường, theo báo cáo về công tác phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn vùng ĐBSCL của Cục Thủy lợi (Bộ NN&PTNT).

Đọc thêm

Đề phòng mưa dông khu vực Bắc Bộ

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) -  Theo dự báo của Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, chiều tối và đêm nay (24/4) mưa rào và dông rải rác vẫn xuất hiện ở Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An...

Cảnh báo mưa rào và dông ở một số khu vực

Cảnh báo mưa rào và dông ở một số khu vực
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, đêm 23 và ngày 24/4, ở khu vực Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30mm, có nơi trên 60mm (mưa tập trung vào thời gian chiều tối và đêm).

Miền Trung chủ động ứng phó hạn nặng

Độ mặn nước sông tại cửa thu nước thô vào các Nhà máy nước ở Đà Nẵng đang vượt ngưỡng
(PLVN) - Các đợt nắng nóng gay gắt kéo dài tập trung từ tháng 4 đến tháng 6 tại miền Trung dẫn đến nguy cơ thiếu nước phục vụ dân sinh, sản xuất vụ Đông Xuân và Hè thu tới. Thời gian qua, nhiều tỉnh, thành như: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi đã tích cực chủ động ứng phó…

Ngày mai (23/4) nơi nào nắng nóng nhất?

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) -  Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, ngày mai (23/4) nắng nóng tiếp tục duy trì ở nhiều khu vực, riêng khu vực từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi có nơi nắng nóng đặc biệt gay gắt trên 39 độ C.

Khi thanh niên 'nghiêm túc' với khí hậu

Trí trình bày tham luận trong Hội nghị quốc tế ASEAN về năng lượng và môi trường tại Indonesia. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Thạc sĩ Đào Mạnh Trí dù vẫn còn rất trẻ nhưng anh đã “bén duyên” và hoạt động trong lĩnh vực khí hậu từ rất sớm, đặc biệt quan tâm đến việc ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ xã hội. Câu chuyện của anh không dừng ở cuộc hành trình cá nhân mà hoà chung vào dòng chảy của một thế hệ trẻ đầy nhiệt huyết và cống hiến cho công cuộc ứng phó với biến đổi khí hậu, thúc đẩy chuyển dịch năng lượng quốc gia và toàn cầu.

Chiều tối nay, Bắc Bộ có mưa rào

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) - Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia dự báo, chiều tối và đêm nay, 20/4, khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, riêng vùng núi cục bộ có mưa to với lượng mưa 15-30mm, có nơi trên 50mm.

Lâm Đồng quyết tâm ứng phó sạt trượt đất: Bài 4 - Chủ động ứng phó sạt trượt đất mùa mưa 2024

Năm 2023, Lâm Đồng là một trong những địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề do sạt trượt đất gây ra.
(PLVN) - Lâm Đồng chuẩn bị bước vào mùa mưa 2024 với nhiều dự báo khó lường về tình trạng sạt trượt đất. Vậy giải pháp căn cơ xử lý hiệu quả lâu dài tình trạng sạt trượt, hạn chế tối đa thiệt hại do sạt trượt là gì? Ông Nguyễn Ngọc Phúc – Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng thông tin với phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam liên quan nội dung này.

Nắng nóng ở các khu vực bao giờ kết thúc?

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) -  Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, ngày mai (20/4) nắng nóng vẫn tiếp tục duy trì ở khác khu vực. Từ ngày 21/4 khu vực Bắc Bộ sẽ có mưa dông cục bộ, ngày trời nắng. Từ ngày 23-24/4 khu vực Bắc Trung Bộ nắng nóng suy giảm.