Quy định mới nhất về khung giờ không được sử dụng còi xe

0:00 / 0:00
0:00

Còi xe là thiết bị bắt buộc phải lắp đặt trên các phương tiện cơ giới, với chức năng hướng sự chú ý của người tham gia giao thông khi cảnh báo về mức độ nguy hiểm hay đơn giản là làm hiệu lệnh. Tuy nhiên, việc nhiều người sử dụng còi xe  với tần suất "vô tội vạ", không đúng lúc, đúng chỗ đã gây nên nhiều hệ lụy nghiêm trọng, ảnh hưởng đến tâm lý, tinh thần, thậm chí là tính mạng của người khác. Điều 21 Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có hiệu lực từ 01/01/2025 đã thay đổi quy định về sử dụng tín hiệu còi đối với phương tiện tham gia giao thông đường bộ.

Sử dụng còi xe hợp lý thể hiện văn hóa của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông. (Ảnh minh họa)

Sử dụng còi xe hợp lý thể hiện văn hóa của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông. (Ảnh minh họa)

Luật Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ số 36/024/QH15 đã có 01 điều khoản quy định việc sử dụng tín hiệu còi.

Cụ thể, điều 21 Luật này nêu rõ, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ chỉ được phép sử dụng tín hiệu còi trong các trường hợp sau đây: Báo hiệu cho người tham gia giao thông đường bộ khi xuất hiện tình huống có thể mất an toàn giao thông và trường hợp còn lại là báo hiệu chuẩn bị vượt xe.

Bên cạnh đó, người điều khiển phương tiện không sử dụng còi liên tục, không sử dụng còi có âm lượng không đúng quy định; không sử dụng còi trong thời gian từ 22h ngày hôm trước đến 5h ngày hôm sau trong khu đông dân cư, khu vực cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, trừ xe ưu tiên.

Như vậy, theo quy định nêu trên, từ ngày 01/01/2025, khi điều khiển xe tham gia giao thông trong khung giờ từ 22 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau trong khu đông dân cư, khu vực cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (trừ xe ưu tiên) thì người điều khiển xe không được sử dụng còi.

Mức phạt lỗi sử dụng còi xe sai quy định:

Đối với xe ô tô: Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng nếu bấm còi trong đô thị và khu đông dân cư trong thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định; Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng nếu bấm còi tại nơi có biển báo cấm sử dụng còi; Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng nếu bấm còi liên tục; bấm còi hơi trong đô thị, khu đông dân cư, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định.

Đối với xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) sử dụng còi xe sai quy định: Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng nếu bấm còi trong thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau trong đô thị, khu đông dân cư, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định; Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng nếu bấm còi tại nơi có biển báo cấm sử dụng còi; Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng nếu bấm còi liên tục trong đô thị, khu đông dân cư, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định.

Đối với máy kéo, xe máy chuyên dùng sử dụng còi xe sai quy định

Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng nếu bấm còi tại nơi có biển báo cấm sử dụng còi.

Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng nếu bấm còi liên tục; bấm còi hơi trong đô thị, khu đông dân cư, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định.

Đọc thêm

Quy định mới nhất về việc tổ chức học thêm, dạy thêm

Ảnh minh họa
(PLVN) - Thông tư 29/2024 quy định rõ, giáo viên đang dạy học tại các nhà trường không được dạy thêm ngoài nhà trường có thu tiền của học sinh đối với học sinh mà giáo viên đó đang được nhà trường phân công dạy học theo kế hoạch giáo dục của nhà trường.

Không giải thích rõ ràng cho bên mua về quyền lợi bảo hiểm bị phạt tới 100 triệu đồng

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Theo quy định tại  Nghị định số 174/2024/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm vừa được Chính phủ ban hành, hành vi không giải thích rõ ràng, đầy đủ cho bên mua bảo hiểm về quyền lợi bảo hiểm, điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm bị phạt tới 100 triệu đồng.