Quy định cụ thể điều kiện tổ chức tự vệ trong doanh nghiệp

Quang cảnh kỳ họp Quốc hội. (Ảnh: Văn Điệp/TTXVN)
Quang cảnh kỳ họp Quốc hội. (Ảnh: Văn Điệp/TTXVN)
Việc tổ chức tự vệ trong doanh nghiệp là theo yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng, quân sự của địa phương và nhiệm vụ của khu vực phòng thủ để góp phần xây dựng nền quốc phòng toàn dân.

Theo chương trình, sáng 28/10, Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Dân quân tự vệ (sửa đổi).

Dự án Luật đã được Quốc hội xem xét, thảo luận lần đầu tại Kỳ họp thứ 7 và tiếp tục được Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến tại Phiên họp thứ 35. So với dự thảo Chính phủ trình, nhiều nội dung đã được chỉnh lý và bổ sung về: tên gọi; vị trí, chức năng của dân quân tự vệ; tổ chức tự vệ trong doanh nghiệp; Ban chỉ huy quân sự cấp xã...

Giải trình rõ hơn về tên gọi

Tại Kỳ họp thứ 7, một số ý kiến đề nghị sửa tên Luật là "Luật Dân quân, Tự vệ" hoặc "Luật Dân quân và Tự vệ," vì dân quân và tự vệ là hai chủ thể khác nhau, có chế độ, chính sách cơ bản không giống nhau.

Tiếp thu, chỉnh lý nội dung này, Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội cho rằng, cụm từ "Dân quân tự vệ" tại tên dự thảo Luật đã được sử dụng thống nhất trong các Nghị quyết của Đảng, Hiến pháp, Luật Quốc phòng, các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan; kế thừa tên gọi của Luật Dân quân tự vệ năm 2009. Cụm từ "Dân quân tự vệ" là dùng để chỉ một lực lượng thuộc thành phần lực lượng vũ trang.

Theo quy định của Luật hiện hành và dự thảo Luật, đơn vị dân quân được tổ chức ở địa phương, đơn vị tự vệ được tổ chức ở cơ quan, tổ chức, nhưng cơ chế lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, tổ chức, chỉ huy, vị trí, chức năng, nhiệm vụ của Dân quân tự vệ là thống nhất.

Mặt khác, tên gọi "Dân quân tự vệ" gắn liền với lịch sử hình thành, phát triển của lực lượng Dân quân tự vệ qua các thời kỳ và quen thuộc trong đời sống xã hội, quá trình tổ chức thực hiện không có gì vướng mắc. Do đó, đề nghị giữ tên gọi của dự thảo Luật như Chính phủ trình.

Tuy nhiên, nội dung này đã nhận được nhiều ý kiến khác nhau của các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại Phiên họp thứ 35.

Cho rằng chức năng của lực lượng dân quân và tự vệ là khác nhau, do đó nguồn kinh phí cho hai hoạt động này sẽ không giống nhau, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh đề nghị ban soạn thảo, cơ quan thẩm tra giải trình rõ hơn về tên gọi của dự án Luật.

Đồng quan điểm, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga chỉ rõ, nếu viết là dự án Luật Dân quân tự vệ, người đọc sẽ hiểu là một lực lượng nhưng ở đây có hai chủ thể gồm đơn vị dân quân được tổ chức ở địa phương, đơn vị tự vệ được tổ chức ở cơ quan, tổ chức và rất nhiều chế độ, chính sách khác nhau. Vì vậy, cần cân nhắc để giải trình thuyết phục hơn về tên gọi của luật.

Đảm bảo tinh gọn, nâng cao hiệu quả

Qua thảo luận tại Kỳ họp thứ 7, một số ý kiến cho rằng quy định vị trí, chức năng của lực lượng tự vệ "là lực lượng bảo vệ Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa, tính mạng, tài sản của nhân dân, tài sản của Nhà nước" như dự thảo Luật là khó bảo đảm việc thực hiện quy định về tổ chức tự vệ trong doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Ý kiến khác đề nghị bổ sung quy định về bảo vệ tài sản của tổ chức, trong đó có cả tài sản của doanh nghiệp.

Tiếp thu nội dung này, Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội cho biết theo quy định của pháp luật hiện hành, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động tại Việt Nam phải tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội đồng thời, được Nhà nước Việt Nam công nhận, bảo hộ quyền sở hữu về tài sản, vốn đầu tư, thu nhập và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của nhà đầu tư.

Mặt khác, người lao động Việt Nam trong các doanh nghiệp này có nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ. Tuy nhiên, dự thảo Luật Chính phủ trình chưa quy định chức năng của dân quân tự vệ trong bảo vệ doanh nghiệp.

Vì thế, trên cơ sở ý kiến đại biểu Quốc hội, Thường trực Ủy ban đề nghị thay cụm từ "Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa" bằng cụm từ "chính quyền" như Luật Dân quân tự vệ năm 2009 cho phù hợp với quy định của Luật Quốc phòng; thay cụm từ "tài sản của nhân dân, tài sản của Nhà nước" bằng cụm từ "tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân" để bảo đảm bao quát hơn.

Điều 2 dự thảo Luật được chỉnh lý: "Dân quân tự vệ là lực lượng vũ trang quần chúng không thoát ly sản xuất, công tác; là thành phần của lực lượng vũ trang nhân dân; là lực lượng bảo vệ Đảng, chính quyền, tính mạng, tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân ở địa phương, cơ sở; làm nòng cốt cùng toàn dân đánh giặc ở địa phương, cơ sở khi có chiến tranh."

Liên quan đến tổ chức tự vệ trong doanh nghiệp (Điều 17), Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội chỉ rõ việc tổ chức tự vệ trong doanh nghiệp đã được quy định Điều 19 Luật Dân quân tự vệ hiện hành và các nghị định của Chính phủ, quá trình tổ chức thực hiện đã đạt được kết quả nhất định. Tuy nhiên, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vẫn còn khó khăn, vướng mắc, nhất là bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, tổ chức, huấn luyện, hoạt động của tự vệ.

Việc tổ chức tự vệ trong doanh nghiệp là theo yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng, quân sự của địa phương và nhiệm vụ của khu vực phòng thủ để góp phần xây dựng nền quốc phòng toàn dân. Trong thời bình chỉ tổ chức tự vệ ở một số doanh nghiệp để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trên. Các doanh nghiệp chưa tổ chức tự vệ phải đăng ký quản lý người lao động trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ để sẵn sàng mở rộng lực lượng khi có yêu cầu. Do đó, việc quy định cụ thể về điều kiện tổ chức tự vệ trong doanh nghiệp là cần thiết.

Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ đánh giá quy định tổ chức tự vệ trong doanh nghiệp (Điều 17) đã được chỉnh lý theo hướng chặt chẽ, cụ thể hơn. Tuy nhiên, nhiều nội dung cần giải thích rõ.

"Về nguyên tắc, mục đích đảm bảo quốc phòng, an ninh luôn phải được ưu tiên. Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị trường, việc yêu cầu các đơn vị doanh nghiệp, nhất là khối tư nhân, khối đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đầu tư chi phí cho việc tổ chức hoạt động của lực lượng tự vệ phải được tính toán kỹ, hài hòa giữa lợi ích của doanh nghiệp và Nhà nước, không thể ép buộc được," Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ lưu ý.

Các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhấn mạnh mục tiêu của Luật là giải quyết hài hòa, hợp lý giữa việc xây dựng lực lượng dân quân tự vệ với bản chất là một lực lượng vũ trang quần chúng không thoát ly sản xuất, là một lực lượng vững mạnh và rộng khắp, chú trọng ở biên giới, hải đảo nhưng cũng phải đảm bảo tinh gọn, giảm số người hoạt động không chuyên trách, nâng cao hiệu quả, tránh dàn trải nguồn lực.

Việc xây dựng lực lượng dân quân tự vệ phải bám sát tình hình, xu hướng của công tác quân sự quốc phòng, đặc thù trong công tác xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay./.

Tin cùng chuyên mục

Đại tướng Phan Văn Giang, Đại tướng Chansamone Chanyalath chụp ảnh chung với các đại biểu tại buổi gặp mặt. (Ảnh: Lam Hạnh)

Bất diệt tình đoàn kết đặc biệt Việt Nam - Lào

(PLVN) - 40 năm thực hiện nghĩa vụ quốc tế cao cả trên đất Lào, Quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, cùng quân và dân Lào chiến đấu mưu trí, dũng cảm, kiên cường, lập nên biết bao chiến công hiển hách, trở thành khúc tráng ca bất diệt về tình đoàn kết đặc biệt giữa hai Đảng, hai Nhà nước, Quân đội và Nhân dân hai nước, đóng góp vào sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Việt Nam và Lào.

Đọc thêm

'Đạo đức cách mạng' - 'tấm khiên' ngăn chặn suy thoái - Bài cuối: 'Ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong'

Hội nghị toàn quốc quán triệt Quy định số 144-QĐ/TW và Chỉ thị số 35-CT/TW của Đảng được tổ chức bằng hình thức trực tiếp từ Hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội và kết hợp trực tuyến tới 15.644 điểm cầu trong cả nước (tháng 7/2024). (ảnh: VGP)
(PLVN) -  Đảng ta (nhất là từ nhiệm kỳ Đại hội XIII) đặc biệt coi trọng xây dựng Đảng về đạo đức, coi đây là giải pháp quan trọng để ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Văn kiện Đại hội XIII của Đảng nhấn mạnh, các yêu cầu về việc nêu gương, đẩy mạnh giáo dục đạo đức cách mạng, coi trọng việc đấu tranh, phê phán các hành vi phi đạo đức, biểu dương gương sáng về đạo đức.

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Phó Tổng thống thường trực Venezuela

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Phó Tổng thống thường trực Venezuela
Chiều 29/10, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp đồng chí Delcy Rodriguez Gomez, Phó Tổng thống thường trực nước Cộng hòa Bolivar Venezuela, Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Xã hội chủ nghĩa Thống nhất Venezuela (PSUV) nhân dịp thăm chính thức Việt Nam.

Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Tuyên giáo Trung ương

Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Tuyên giáo Trung ương
Chiều 29/10, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có cuộc làm việc với Ban Tuyên giáo Trung ương về tình hình thực hiện nhiệm vụ công tác tuyên giáo từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng đến nay và các phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới, đặc biệt là từ nay đến Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Điều chỉnh ngưỡng doanh thu hàng năm thuộc diện không chịu thuế giá trị gia tăng

Đại biểu Lê Thị Song An phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Sáng nay, 29/10, Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi). Quan tâm về quy định về mức doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT), nhiều ý kiến đại biểu tán thành với việc sửa đổi, điều chỉnh quy định về ngưỡng doanh thu hàng năm thuộc diện không chịu thuế GTGT.

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Đoàn cấp cao Đảng Cộng sản Pháp

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Bí thư toàn quốc Đảng Cộng sản Pháp Fabien Roussel. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) -  Chiều 28/10, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Đoàn cấp cao Đảng Cộng sản Pháp do Bí thư toàn quốc Fabien Roussel dẫn đầu nhân dịp Đoàn thăm, làm việc tại Việt Nam và dự Hội thảo lý luận lần thứ 4 giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Pháp.

Đối ngoại phải vươn lên tầm cao mới, hoàn thành những trọng trách vinh quang mới

Tổng Bí thư Tô Lâm và các đại biểu dự Lễ kỷ niệm. (Ảnh: TTXVN).
(PLVN) -  Phát biểu chỉ đạo tại Lễ kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống Ban Đối ngoại Trung ương (01/11/1949 - 01/11/2024) diễn ra sáng 28/10 tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, đối ngoại phải phát huy cao độ truyền thống vẻ vang, vươn lên những tầm cao mới để hoàn thành những trọng trách vinh quang mới.

'Đạo đức cách mạng' - 'tấm khiên' ngăn chặn suy thoái - Bài 3: Phải luôn đặt lợi ích của dân tộc, của Nhân dân lên trên hết, trước hết

Ngày 20/8/2024, Ban Nội chính Trung ương tổ chức Hội thảo khoa học “Công tác giáo dục liêm chính để phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, thực trạng và giải pháp” thuộc Đề án trình Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục liêm chính. (Ảnh: Dangcongsan.vn)
(PLVN) - Trong dòng chảy cách mạng, đứng trước yêu cầu của thực tiễn hiện nay, mỗi cán bộ, đảng viên phải luôn luôn rèn luyện, tu dưỡng đạo đức cách mạng, thực sự “là người đầy tớ thật trung thành của Nhân dân”, luôn đặt lợi ích của dân tộc, của Nhân dân lên trên hết, trước hết; có phẩm chất đạo đức và năng lực chuyên môn đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng và phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Hiệu quả công tác phối hợp phòng, chống ma túy trên biên giới Việt Nam - Lào

Lực lượng chức năng Việt Nam - Lào phối hợp diễn tập đánh án ma túy. (Ảnh: Lam Hạnh).
(PLVN) -  Với đường biên giới chung trải dài 2.340km, đi qua 10 tỉnh biên giới của Việt Nam và 10 tỉnh biên giới của Lào, hai nước cùng chịu rất nhiều áp lực của tình hình tội phạm ma túy (TPMT) từ khu vực “Tam giác vàng”. Những năm qua, lực lượng bảo vệ biên giới hai nước Việt Nam - Lào đã phối hợp chặt chẽ, duy trì trao đổi thông tin, hợp tác hiệu quả trong đấu tranh phòng, chống tội phạm trên biên giới, nhất là TPMT.

Việt Nam - UAE nâng cấp quan hệ song phương lên Đối tác toàn diện

 Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trao đổi với Tổng thống UAE Sheikh Mohammed bin Zayed Al Nahyan. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE), ngày 28/10, tại Abu Dhabi, sau lễ đón với 21 loạt đại bác được cử hành long trọng tại Phủ Tổng thống, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã hội đàm hẹp với Tổng thống UAE Sheikh Mohammed bin Zayed Al Nahyan. Nhân dịp này, hai lãnh đạo đã nhất trí nâng cấp quan hệ song phương lên Đối tác toàn diện.

Quân đội giúp dân phòng, chống bão số 6

Bộ đội hỗ trợ dân di dời tài sản. (Ảnh: Hoài Nam).
(PLVN) -  Theo thống kê, để phòng, chống, ứng phó, khắc phục hậu quả bão số 6 (bão Trà Mi), lực lượng, phương tiện của Quân đội sẵn sàng tham gia với hơn 275.000 người, hơn 6.000 ô tô, tàu, xuồng, máy bay.