Quy định chế độ phụ cấp thâm niên nhà giáo

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Ngày 1/8/2021, Chính phủ ban hành Nghị định 77/2021/NĐ-CP quy định về chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo. Nghị định có hiệu lực từ ngày ban hành.

Cụ thể, về đối tượng Nghị định (NĐ) 77 áp dụng đối với nhà giáo đang giảng dạy, giáo dục trong các cơ sở giáo dục (CSGD) công lập và các học viện, trường, trung tâm làm nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng thuộc cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội (CSGD công lập) đã được chuyển, xếp lương theo NĐ số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, bao gồm:

Nhà giáo gồm viên chức chuyên ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) (mang mã số có các ký tự đầu là V.07) và viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp (mang mã số có các ký tự đầu là V.09) thuộc danh sách trả lương được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, đang giảng dạy, giáo dục trong các CSGD công lập được Nhà nước cấp kinh phí hoạt động (bao gồm nguồn thu từ ngân sách nhà nước (NSNN) cấp và các nguồn thu sự nghiệp theo quy định của pháp luật);

Nhà giáo thuộc danh sách trả lương được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, đang giảng dạy, hướng dẫn thực hành, thí nghiệm tại các tàu huấn luyện, xưởng trường, trạm, trại, trung tâm thực hành, phòng thí nghiệm, phòng bộ môn của CSGD phổ thông, CSGD thường xuyên, CSGD nghề nghiệp, CSGD đại học công lập; các đối tượng không thuộc quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này mà giữ mã số có các ký tự đầu là V.07 và V.09 không thuộc đối tượng được hưởng phụ cấp thâm niên nhà giáo.

Đáng chú ý, về thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên, NĐ quy định: thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên được xác định bằng tổng các thời gian sau: thời gian giảng dạy, giáo dục có đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc trong các CSGD công lập; thời gian giảng dạy, giáo dục có đóng BHXH bắt buộc trong các CSGD ngoài công lập (đối với nhà giáo đang giảng dạy, giáo dục trong các CSGD công lập mà trước đây đã giảng dạy, giáo dục ở các CSGD ngoài công lập);

Thời gian làm việc được tính hưởng phụ cấp thâm niên, gồm: thời gian làm việc được xếp lương theo một trong các ngạch hoặc chức danh của các chuyên ngành hải quan, tòa án, kiểm sát, kiểm toán, thanh tra, thi hành án dân sự, kiểm lâm, dự trữ quốc gia, kiểm tra đảng; thời gian làm việc được tính hưởng phụ cấp thâm niên trong quân đội, công an, cơ yếu và thời gian làm việc được tính hưởng thâm niên ở ngành, nghề khác (nếu có); thời gian đi nghĩa vụ quân sự theo luật định mà trước khi đi nghĩa vụ quân sự đang được tính hưởng phụ cấp thâm niên nghề.

NĐ cũng quy định thời gian không tính hưởng phụ cấp thâm niên gồm: thời gian tập sự; thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương liên tục từ 01 tháng trở lên; thời gian nghỉ ốm đau, thai sản vượt quá thời hạn theo quy định của pháp luật về BHXH; thời gian đi làm chuyên gia, đi học, thực tập, công tác, khảo sát ở trong nước và ở nước ngoài vượt quá thời hạn do cơ quan có thẩm quyền quyết định; thời gian bị tạm đình chỉ công tác hoặc bị tạm giữ, tạm giam để phục vụ cho công tác điều tra, truy tố, xét xử; thời gian không làm việc khác ngoài quy định tại các điểm a, b, c, d, đ khoản 2 Điều này.

Về mức phụ cấp thâm niên, NĐ quy định: nhà giáo tham gia giảng dạy, giáo dục có đóng BHXH bắt buộc đủ 5 năm (60 tháng) được tính hưởng phụ cấp thâm niên bằng 5% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có). Từ năm thứ sáu trở đi, mỗi năm (đủ 12 tháng) được tính thêm 1%; phụ cấp thâm niên được tính trả cùng kỳ lương hàng tháng và được dùng để tính đóng, hưởng BHXH, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.

Cách tính mức tiền phụ cấp thâm niên hàng tháng được hướng dẫn như sau: mức tiền phụ cấp thâm niên = hệ số lương theo chức danh nghề nghiệp viên chức cộng hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) hiện hưởng x Mức lương cơ sở do Chính phủ quy định từng thời kỳ x Mức (%) phụ cấp thâm niên được hưởng.

Đối với nguồn kinh phí thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo, NĐ quy định được sử dụng từ nguồn thu hợp pháp của đơn vị và nguồn kinh phí do NSNN đảm bảo, cụ thể: đối với CSGD công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư và CSGD công lập tự bảo đảm chi thường xuyên: kinh phí thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên được bảo đảm từ nguồn thu sự nghiệp của đơn vị; đối với các CSGD công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên: kinh phí thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên được bảo đảm từ nguồn thu sự nghiệp của đơn vị và nguồn NSNN cấp theo phân cấp quản lý NSNN hiện hành; đối với các CSGD công lập do Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên: kinh phí thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên do NSNN bảo đảm và giao trong dự toán ngân sách hàng năm của CSGD theo phân cấp quản lý NSNN hiện hành.

Trong trường hợp Nhà nước thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở, các bộ, cơ quan Trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm tổ chức, hướng dẫn, xét duyệt và tổng hợp báo cáo nhu cầu, nguồn kinh phí thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên nhà giáo vào nhu cầu thực hiện cải cách tiền lương theo các quy định hiện hành về việc xác định nhu cầu, nguồn kinh phí thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở hàng năm; gửi Bộ Tài chính xem xét, thẩm định theo quy định.

Tin cùng chuyên mục

Các phạm nhân đang đọc kinh sách.

Người bị giam giữ được sử dụng kinh sách để phục vụ nhu cầu tín ngưỡng

(PLVN) -  Nghị định số 95/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 30/3/2024; áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc bảo đảm và thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của Luật Tín ngưỡng, tôn giáo.

Đọc thêm

Đề xuất Bí thư tỉnh uỷ được bố trí nhà ở công vụ ngang cấp Bộ trưởng

Ảnh minh họa.
(PLVN) -  Tại Dự thảo Quyết định về tiêu chuẩn, định mức nhà ở công vụ, Bộ Xây dựng đề xuất tiêu chuẩn nhà ở công vụ đối với cán bộ ở địa phương được bố trí nhà ở công vụ với hai loại hình: Nhà liền kề diện tích đất từ 200m2 đến 250 m2 hoặc căn hộ chung cư diện tích sử dụng từ 145 m2 đến 160 m2, định mức kinh phí tối đa trang bị nội thất đồ dời cho nhà liền kề và căn hộ chung cư công vụ này là 250 triệu đồng, tương đương với cấp Bộ trưởng.

Thủ tục cấp thẻ căn cước cho trẻ em từ 1/7/2024

Công dân làm căn cước công dân gắn chip tại Hà Nội. (Ảnh: thanhnien.vn)
(PLVN) - Luật Căn cước 2023 lần đầu tiên quy định cấp thẻ căn cước cho trẻ em từ 1/7/2024. Trong đó, công dân Việt Nam dưới 14 tuổi sẽ được làm căn cước nếu có nhu cầu, từ đủ 14 tuổi trở lên bắt buộc phải thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước.

Quy định mới về thủ tục thi tuyển viên chức

Thí sinh dự thi viên chức xem danh sách phòng thi. (Ảnh: dantri.vn)
(PLVN) - Bộ Nội vụ đã ký Quyết định 168/QĐ-BNV về việc công bố thủ tục hành chính quy định tại Nghị định 85/2023/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 115/2020/NĐ-CP về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức.

Các mức phạt khi chậm sang tên 'sổ đỏ'

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Theo Luật Đất đai 2024, sau khi công chứng hợp đồng mua bán người dân cần thực hiện thủ tục sang tên sổ đỏ trong thời hạn không quá 30 ngày, nếu quá thời hạn sẽ bị phạt nặng..

Quy định mới về cấp giấy chứng nhận lương y

Hội viên Hội Đông y tỉnh Thái Nguyên bốc thuốc cho người bệnh. (Ảnh: baothainguyen.vn)
(PLVN) - Bộ Y tế đã ban hành Thông tư 02/2024/TT-BYT quy định cấp giấy chứng nhận lương y, giấy chứng nhận người có bài thuốc gia truyền, giấy chứng nhận người có phương pháp chữa bệnh gia truyền và kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Những khoản phụ cấp được tính hoặc xóa bỏ từ 1/7/2024

Ảnh minh họa.

(PLVN) -  Kể từ 1/7/2024, khi thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp sẽ có một số loại phụ cấp được xóa bỏ, đồng thời thêm 9 loại phụ cấp tiền lương mới.