Quy định chặt chẽ, cụ thể về căn cứ, phương pháp xác định giá hàng hóa

Đại biểu Hoàng Văn Cường phát biểu tại phiên họp.
Đại biểu Hoàng Văn Cường phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Đây là ý kiến được các đại biểu Quốc hội nhấn mạnh tại phiên họp Quốc hội chiều nay, 11/11, thảo luận ở hội trường về dự án Luật Giá (sửa đổi).

Phát biểu tại phiên họp, đại biểu Đỗ Ngọc Thịnh (đoàn Khánh Hòa) nêu tình trạng đứt gãy nguồn cung, khan hiếm xăng dầu xảy ra trên diện rộng từ đầu tháng 10 vừa qua và đặt câu hỏi về vai trò của Quỹ Bình ổn giá xăng dầu.

“Liệu có nên duy trì Quỹ này nữa hay không? Nên chăng đã đến lúc phải xây dựng cơ chế bình ổn giá bằng các công cụ điều tiết giá khác hiệu quả hơn để giá cả hàng hóa vận hành theo quy luật thị trường?”, đại biểu đặt câu hỏi và cho rằng vấn đề này cần được liên bộ Tài chính, Công thương cân nhắc một cách thận trọng hơn.

Về chính sách thẩm định giá, theo đại biểu, thời gian gần đây, sau hàng loạt các sai phạm có liên quan đến hoạt động thẩm định giá, dẫn đến thị trường thẩm định giá phát triển nóng về số lượng nhưng chưa đảm bảo chất lượng.

“Có không ít doanh nghiệp thẩm định giá cũng như thẩm định viên về giá thiếu kinh nghiệm hoặc vi phạm đạo đức nghề nghiệp, vì lợi ích trước mắt mà gian dối, câu kết với khách hàng, làm sai lệch hồ sơ để thổi giá cao hoặc hạ thấp giá trị một cách bất thường. Vì vậy, tôi ủng hộ việc siết chặt các điều kiện hành nghề thẩm định giá theo dự thảo Luật”, đại biểu nói.

Cũng góp ý về vấn đề định giá, đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy (đoàn TP Đà Nẵng) bày tỏ băn khoăn về việc dự thảo Luật giảm bớt thẩm quyền, trách nhiệm của Bộ Tài chính trong việc định giá, rà soát biểu mẫu kê khai giá đối với doanh nghiệp ở Trung ương.

Theo đại biểu, UBND cấp tỉnh có cơ quan tài chính tham mưu định giá. Tuy nhiên, giao trách nhiệm định giá cho các bộ, cơ quan ngang bộ thì khó có thể yên tâm vì không phải bộ, cơ quan ngang bộ nào cũng có bộ phận chuyên môn về định giá và có đủ nhân lực làm việc này.

“Phân cấp, phân quyền phải luôn đi đôi với việc nâng cao năng lực để thực hiện, chứ nếu “xuống nước trước, tập bơi sau” là việc làm nguy hiểm. Mặt khác, để các bộ và cơ quan ngang bộ định giá hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp và đơn vị trực thuộc thì sợ có rơi vào lợi ích nhóm như trường hợp bộ kit test Việt Á hay không? Bởi nguyên nhân tham nhũng nhiều khi nằm ngay trong những quy định bất hợp lý của pháp luật”, đại biểu phân tích.

Cho rằng những thách thức qua phân cấp, phân quyền đặt ra trong dự thảo Luật này là rất lớn, đại biểu đề nghị QH cân nhắc thận trọng về vấn đề phân cấp, phân quyền trong dự thảo Luật. Đại biểu đề nghị bổ sung quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của Bộ Tài chính trong việc định giá, rà soát biểu mẫu kê khai giá của các doanh nghiệp ở Trung ương.

Đối với sách giáo khoa, đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy chỉ ra rằng, dự thảo Luật chỉ quy định giá tối đa, không quy định giá tối thiểu, dẫn đến nguy cơ cạnh tranh không lành mạnh.

Để không ảnh hưởng nhiều đến việc thực hiện xã hội hóa việc biên soạn sách giáo khoa mà Nghị quyết 88 của Quốc hội và Luật Giáo dục đã quy định, đồng thời chống độc quyền trong lĩnh vực này, đại biểu đề nghị quy định khung giá, bao gồm giá tối đa, giá tối thiểu.

“Quy định này nhất quán với quy định tại khoản 2, Điều 8 dự thảo Luật về quyền của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, quyết định giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ do mình sản xuất, kinh doanh mà nhà nước quy định khung giá tối đa, giá tối thiểu”, đại biểu nhấn mạnh.

Đại biểu Hoàng Văn Cường (đoàn TP Hà Nội) đề cập đến việc trong thời gian qua, nhiều vụ án tham nhũng, tiêu cực bị phát hiện đều liên quan đến việc xác định giá không đúng với giá hàng hóa khi mua hoặc khi bán tài sản công.

“Hiện nay, các tổ chức tư vấn định giá rất ngại, thậm chí là không dám nhận nhiệm vụ định giá các tài sản cho khu vực công khi mua hoặc khi bán bởi họ e ngại việc định giá có thể rất vô tư nhưng sau một thời gian kiểm tra, giám sát trở lại thì giá thị trường thay đổi rồi thì họ lại mắc vào vòng lao lý”, đại biểu cho hay.

Mặt khác, theo đại biểu, nhiều cơ quan, nhiều đơn vị công hiện nay không mua sắm được các tài sản, vật tư hàng hóa.

Đại biểu dẫn chứng tình trạng bệnh viện không mua được thuốc chữa bệnh và vật tư y tế. Nhiều tài sản công của nhà nước không thể chuyển giao cho khu vực tư như các dự án bất động sản không thể xác định giá đất để các nhà đầu tư đầu tư có quỹ đất để đầu tư, phát triển các dự án bất động sản bởi những cơ quan quan lý e ngại không biết xác định giá thế nào là phù hợp.

Đại biểu Hoàng Văn Cường cho rằng, nguyên nhân căn bản của tình trạng trên là do trong các quy định của luật pháp hiện nay chưa có những quy định một cách chặt chẽ, cụ thể về những căn cứ, phương pháp để xác định giá hàng hóa.

Do đó, đại biểu Hoàng Văn Cường nhấn mạnh, yêu cầu đầu tiên của việc hoàn thiện Luật lần này là phải “lấp khoảng trống” về các căn cứ pháp luật để làm cơ sở cho việc xác định giá có căn cứ, có cơ sở, bao gồm những phương pháp đánh giá, những căn cứ định giá, những nguyên tắc định giá...

Theo đại biểu, dự thảo Luật cần phải có một chương riêng về phương pháp, căn cứ, nguyên tắc định giá. “Khi chúng ta có một chương riêng như thế thì những người làm chức năng tư vấn định giá không thể tùy tiện đưa các căn cứ định giá theo ý của mình. Đồng thời, khi đã sử dụng các công cụ đó rồi thì dù thời gian trôi đi, khi cơ quan kiểm tra, điều tra vào thì vẫn có cơ sở để bảo vệ họ”, đại biểu nói.

Tin cùng chuyên mục

Phó Thủ tướng Chính phủ dự lễ khánh thành Đền thờ Anh hùng liệt sĩ tại Kiên Giang

Phó Thủ tướng Chính phủ dự lễ khánh thành Đền thờ Anh hùng liệt sĩ tại Kiên Giang

(PLVN) - Ngày 27/4, tại huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang, UBND tỉnh đã tổ chức lễ khánh thành Đền thờ Anh hùng liệt sĩ lực lượng vũ trang nhân dân và Thanh niên xung phong hy sinh trên tuyến đường 1C và tu bổ cấp thiết di tích lịch sử cách mạng bia tưởng niệm tuyến đường 1C. Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cùng nhiều đại biểu dâng hương và trồng cây lưu niệm.

Đọc thêm

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh
(PLVN) - Nhân kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), sáng 26/4, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ trên đường Bắc Sơn.

Báo cáo Nhân quyền của Hoa Kỳ nhận định không khách quan về thực tế tại Việt Nam

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng.
(PLVN) - "Báo cáo Nhân quyền thường niên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ngày 22/4/2024 mặc dù đã phản ánh các thành tựu và bước tiến của Việt Nam trong việc bảo vệ quyền con người nhưng rất tiếc vẫn tiếp tục đưa ra một số nhận định không khách quan dựa trên những thông tin không chính xác về tình hình thực tế tại Việt Nam".

Dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và Động viên công nghiệp: Bảo đảm xây dựng nền công nghiệp quốc phòng chủ động, lưỡng dụng

Đại tướng Phan Văn Giang tham quan Nhà máy Z131 (Tổng cục CNQP). (Ảnh: Lam Hạnh)
(PLVN) - Mới đây Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng các đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên đã có buổi tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và Động viên công nghiệp trên địa bàn Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.

Tạo sự đồng thuận, thống nhất trong tổ chức thực hiện biên chế

Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế đánh giá kết quả đạt được và hạn chế, đồng thời xác định một số nhiệm vụ trọng tâm đến năm 2026. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Hôm qua (24/4), tại Trụ sở Văn phòng Trung ương Đảng đã diễn ra Hội nghị Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế (Phiên họp thứ 3). Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế Trương Thị Mai chủ trì Hội nghị.

Cần xây dựng lộ trình kiểm soát giá

Phó Thủ tướng - Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá Lê Minh Khái chỉ đạo tại Hội nghị. (Ảnh: Thanh Hằng)
(PLVN) - Ngày 24/4, khi chủ trì cuộc họp đánh giá kết quả công tác quản lý, điều hành giá quý I/2024, định hướng công tác điều hành giá những tháng còn lại năm 2024, Phó Thủ tướng Chính phủ - Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá Lê Minh Khái đề nghị các Bộ, ngành cần xây dựng lộ trình tăng giá các mặt hàng dịch vụ một cách hợp lý, nhịp nhàng.

Lễ xuất quân Hành trình 'Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông'

Lễ xuất quân Hành trình 'Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông'
Sáng 24/4, tại Hà Nội, Trung ương Đoàn tổ chức Lễ xuất quân hành trình "Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông" với chuỗi các hoạt động thăm, tặng quà, tri ân các gia đình cựu chiến sĩ Điện Biên, các thương - bệnh binh, gia đình có công với cách mạng, Mẹ Việt Nam anh hùng, dâng hương tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ.