Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích: Bảo đảm minh bạch, tăng hiệu quả hoạt động

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Viễn thông (sửa đổi).
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Viễn thông (sửa đổi).
(PLVN) -  Cho ý kiến về dự án Luật Viễn thông (sửa đổi) tại Phiên họp chuyên đề pháp luật tháng 4/2023 vừa qua, đa số các ý kiến trong Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng tình phương án tiếp tục duy trì hoạt động của Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam, song đề nghị cần sửa đổi, bổ sung quy định để bảo đảm tính minh bạch, rõ ràng, cụ thể và tăng hiệu quả hoạt động của Quỹ này.

Xác định rõ mục tiêu hỗ trợ của Quỹ

Theo Tờ trình của Chính phủ, dự thảo Luật Viễn thông (sửa đổi) kế thừa các quy định của Luật hiện hành về việc duy trì Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam (Quỹ). Lý do là, trong giai đoạn tới, để hoàn thành mục tiêu phát triển hạ tầng viễn thông băng rộng phổ cập thành hạ tầng của nền KT-XH phục vụ mục tiêu chuyển đổi số, thúc đẩy sự phát triển kinh tế số, xã hội số thì cần một nguồn kinh phí rất lớn để phát triển và duy trì hạ tầng viễn thông, cung cấp dịch vụ viễn thông phổ cập tại các vùng có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn mà ngân sách nhà nước (NSNN) khó đảm đương.

Theo thông lệ quốc tế, phần lớn các nước vẫn duy trì Quỹ phục vụ cho các hoạt động viễn thông vì mục tiêu công cộng. Mặt khác, nguồn tài chính do DN viễn thông đóng góp vào Quỹ, sau đó thông qua các Chương trình viễn thông công ích trong từng giai đoạn lại được chi cho các DN để thực hiện đầu tư thiết lập cơ sở hạ tầng viễn thông, cung cấp dịch vụ viễn thông công ích.

Về bản chất, thông qua cơ chế đóng góp và sử dụng nguồn tài chính từ Quỹ, các DN cung cấp dịch vụ cũng được hưởng lợi, doanh thu sẽ tăng khi đời sống của người dân ở vùng sâu, vùng xa được cải thiện, nhu cầu sử dụng các dịch vụ viễn thông của người dân ngày càng cao.

Để khắc phục những bất cập của việc triển khai hoạt động của Quỹ trong giai đoạn trước, các chương trình viễn thông công ích giai đoạn sau sẽ xác định rõ mục tiêu hỗ trợ của Quỹ, các quy định về đóng góp và giải ngân thực hiện theo nguyên tắc thu và chi tương ứng, chưa có nhiệm vụ chi thì không thu để tránh tồn dư Quỹ.

Thẩm tra dự án Luật, liên quan đến nội dung này, trong Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường có 2 loại ý kiến. Loại ý kiến thứ nhất cho rằng, những kết quả, mặt tích cực của mục tiêu Quỹ trong thời gian qua là hỗ trợ thực hiện chính sách của Nhà nước về cung cấp dịch vụ viễn thông công ích để bảo đảm tính linh hoạt và kịp thời trong việc triển khai các hoạt động viễn thông công ích ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, các khu vực KT-XH đặc biệt khó khăn, nhằm giảm bớt sự chênh lệch về khoảng cách số giữa các vùng miền.

Hoạt động của Quỹ đáp ứng cam kết của Việt Nam về quản lý nhà nước dịch vụ viễn thông công ích khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) năm 2007; phù hợp với xu thế của các nước trên thế giới. Vì vậy, đề nghị cần thiết phải duy trì Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích.

Loại ý kiến thứ hai đề nghị cần đánh giá đầy đủ về các khoản đóng góp vào Quỹ và các nhiệm vụ chi của Quỹ. Theo loại ý kiến này, khoản đóng góp của DN vào Quỹ là một khoản thu có tính chất bắt buộc, mang tính chất “thuế” bổ sung trên doanh thu đối với các DN viễn thông. Một số nhiệm vụ chi của Quỹ còn trùng lặp với nhiệm vụ chi của NSNN. Tổng nguồn thu lớn nhưng chi sử dụng cho việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ rất thấp, chủ yếu là chi cho đảm bảo bộ máy. Hơn nữa, việc đề ra cơ chế thu dẫn đến tồn Quỹ lớn, trong khi NSNN còn thiếu hụt và phải điều tiết nguồn thu của Quỹ về NSNN là chưa phù hợp.

Bên cạnh đó, hiện nay, dịch vụ viễn thông cơ bản phủ sóng rộng khắp; việc đóng góp Quỹ được áp dụng đối với tất cả các DN viễn thông có thu nhập, nhất là các DN nhỏ, mới hoạt động có lãi sẽ là chưa thỏa đáng trong bối cảnh kinh tế đang gặp khó khăn. Đồng thời, thủ tục thanh quyết toán đối với các nhiệm vụ chi này cũng có những khó khăn. Vì vậy, đề nghị xem xét, cân nhắc bỏ Quỹ này.

Căn cứ vào kết quả của các cuộc khảo sát thực tế tại địa phương về các hoạt động viễn thông công ích, phân tích, đánh giá 2 loại ý kiến trên, Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường đề nghị nên tiếp tục duy trì Quỹ theo như đề nghị của Chính phủ. Tuy nhiên, cơ quan thẩm tra đề nghị, Dự thảo Luật cần cân nhắc để luật hóa các nội dung đã được quy định tại các quyết định của Thủ tướng Chính phủ và triển khai thực hiện ổn định trong thời gian qua liên quan đến các nguyên tắc hoạt động, nhiệm vụ, quyền hạn của Quỹ để bảo đảm tính minh bạch, rõ ràng, cụ thể của Luật và tăng tính hiệu quả trong hoạt động của Quỹ này. Các quy định về tổ chức và hoạt động của Quỹ cần được rà soát, hoàn thiện để phù hợp với mục tiêu của Quỹ là hỗ trợ thực hiện chính sách của Nhà nước về cung cấp dịch vụ viễn thông “công ích” và các quy định của pháp luật về NSNN.

Khắc phục những bất cập về quản lý, sử dụng

Cho ý kiến tại phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga đồng tình quan điểm cần duy trì hoạt động của Quỹ. Tuy nhiên, bà Nga đề nghị dự thảo Luật cần có những quy định nhằm khắc phục những bất cập về quản lý, sử dụng Quỹ trong thời gian qua, đảm bảo tính minh bạch. Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp nêu rõ, cần rà soát, hoàn thiện các quy định về tổ chức và hoạt động của Quỹ để phù hợp với mục tiêu là hỗ trợ, thực hiện chính sách của Nhà nước về cung cấp dịch vụ viễn thông công ích cũng như phù hợp với pháp luật về NSNN.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Nguyễn Hữu Toàn cũng đề nghị đánh giá đầy đủ về các khoản đóng góp vào Quỹ và các nhiệm vụ chi của Quỹ. “Nếu duy trì hoạt động của Quỹ thì cần làm rõ Quỹ này do ai quản lý, có cơ chế quản lý thu - chi rõ ràng, minh bạch, quy định rõ đối tượng chi, khi nào chi, ai chi, chi để làm gì, để đảm bảo minh bạch, rõ ràng trong vận hành Quỹ”, ông Toàn đề nghị.

Trong khi đó, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Y Thanh Hà Niê Kđăm lại ủng hộ loại ý kiến thứ 2 nêu trong báo cáo thẩm tra của Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường, theo đó, đề nghị cân nhắc, xem xét bỏ Quỹ dịch vụ viễn thông công ích. Lý do được ông Y Thanh Hà Niê Kđăm đưa ra là Quỹ chưa đạt mục tiêu đề ra, hiệu quả hoạt động chưa cao, việc tổ chức thực hiện còn khó khăn. Bên cạnh đó, thực tế sử dụng Quỹ thời gian qua mới chủ yếu hỗ trợ sử dụng mạng viễn thông, các thiết bị đầu cuối mà chưa có sự hỗ trợ thực hiện xây dựng các công trình viễn thông, nhất là tại các vùng núi, vùng dân tộc thiểu số miền núi có điều kiện KT-XH khó khăn.

Phát biểu chỉ đạo về nội dung này, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu quan điểm, nếu giữ Quỹ dịch vụ viễn thông công ích, cần luật hóa cụ thể hơn về mô hình tổ chức, nguyên tắc hoạt động, nhiệm vụ, quyền hạn của Quỹ để bảo đảm tính minh bạch, rõ ràng, cụ thể của Luật và tăng tính hiệu quả trong hoạt động của Quỹ.

Đọc thêm

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình chủ trì Hội nghị toàn quốc về tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình chủ trì Hội nghị toàn quốc về tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp
Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025 là cuộc tổng điều tra quy mô lớn, được thực hiện trên phạm vi cả nước đối với tất cả các đơn vị điều tra và quá trình điều tra sẽ ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong tất cả các công đoạn, từ công tác chuẩn bị, thu thập thông tin, xử lý số liệu và công bố kết quả nhằm nâng cao chất lượng thông tin thống kê, rút ngắn quá trình xử lý thông tin và công bố kết quả.

Thủ tướng dự hội nghị toàn quốc tổng kết năm 2024 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Sáng 18/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch với chủ đề: "Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc - Động lực phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới – Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam".

Chế độ chính sách khi sắp xếp, tinh gọn bộ máy: Bảo đảm công bằng, nhân văn, hài hòa và tương quan hợp lý

Chế độ chính sách khi sắp xếp, tinh gọn bộ máy: Bảo đảm công bằng, nhân văn, hài hòa và tương quan hợp lý
(PLVN) - Chiều 17/12/2024, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” chủ trì Phiên họp lần thứ tư của Ban Chỉ đạo.

Phấn đấu đến năm 2030, 70% người dân trưởng thành sử dụng dịch vụ công trực tuyến

Người dân thao tác sử dụng dịch vụ công trực tuyến. (Ảnh minh họa: baochinhphu.vn)
(PLVN) - Đề án “Tuyên truyền, phổ biến, nâng cao chất lượng về cung cấp và sử dụng hiệu quả dịch vụ công trực tuyến đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” đặt ra các mục tiêu cụ thể đến năm 2030, trong đó mục tiêu quan trọng nhất là 70% người dân trưởng thành sử dụng dịch vụ công trực tuyến.

Giảm 5 bộ và 5 cơ quan trực thuộc Chính phủ, cơ bản bỏ tổng cục và tương đương

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà. Ảnh tư liệu: Dương Giang/TTXVN
Liên quan đến sắp xếp, tinh gọn bộ máy của Chính phủ, sáng 17/12, trao đổi với phóng viên TTXVN, Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, theo phương án hợp nhất, sáp nhập một số bộ, cơ quan, dự kiến bộ máy Chính phủ còn 13 bộ, 4 cơ quan ngang bộ, giảm 5 bộ và 5 cơ quan trực thuộc Chính phủ; giảm 12/13 tổng cục và tổ chức tương đương tổng cục thuộc bộ, cơ quan ngang bộ.

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Hội nghị Quân ủy Trung ương

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Hội nghị Quân ủy Trung ương
Chiều 16/12, tại Hà Nội, Quân ủy Trung ương đã tổ chức Hội nghị lần thứ mười hai, nhiệm kỳ 2020 - 2025, nhằm kiểm điểm, đánh giá kết quả lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng năm 2024 và quyết nghị những chủ trương, giải pháp lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ năm 2025.

Quân đội nhân dân Việt Nam sẽ tiếp tục lập nên những chiến công xuất sắc

Chủ tịch nước Lương Cường phát biểu chỉ đạo tại Hội thảo. (Ảnh trong bài: Tuấn Huy)
(PLVN) - Cuối tuần qua, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng đã chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Công an và tỉnh Cao Bằng tổ chức Hội thảo khoa học cấp quốc gia với chủ đề “Quân đội nhân dân Việt Nam - Truyền thống hào hùng, sự nghiệp vẻ vang, lực lượng nòng cốt xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh”.