Quốc hội thông qua Luật Công chứng (sửa đổi)

Quang cảnh phiên làm việc thông qua Luật Công chứng (sửa đổi). (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
Quang cảnh phiên làm việc thông qua Luật Công chứng (sửa đổi). (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Chiều 26/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Công chứng (sửa đổi).

Trước khi tiến hành biểu quyết, Quốc hội đã nghe Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng trình bày Báo cáo tiếp thu, giải trình và chỉnh lý dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi).

Ngay sau đó, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Quốc hội đã tiến hành biểu quyết thông qua Luật Công chứng (sửa đổi). Kết quả biểu quyết điện tử cho thấy, có 450/453 đại biểu Quốc hội có mặt tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 93,95% tổng số đại biểu Quốc hội). Như vậy, với đa số đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội thống nhất thông qua Luật Công chứng (sửa đổi).

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành nội dung thông qua Luật Công chứng (sửa đổi). (Ảnh: Cổng TTĐTQH)

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành nội dung thông qua Luật Công chứng (sửa đổi). (Ảnh: Cổng TTĐTQH)

Luật Công chứng (sửa đổi) được Quốc hội thông qua có bố cục gồm 8 Chương, 76 Điều, quy định về công chứng viên (CCV), tổ chức hành nghề công chứng, việc hành nghề công chứng, thủ tục công chứng và quản lý nhà nước về công chứng. Luật nêu rõ, giao dịch phải công chứng là giao dịch quan trọng, đòi hỏi mức độ an toàn pháp lý cao và được luật quy định phải công chứng.

Điều 39 Luật Công chứng 2024 quy định bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của CCV là loại hình bảo hiểm bắt buộc. Tổ chức hành nghề công chứng có nghĩa vụ mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho CCV hành nghề tại tổ chức mình. Việc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho CCV phải được duy trì trong suốt thời gian hoạt động của tổ chức hành nghề công chứng.

Chậm nhất là 10 ngày làm việc kể từ ngày mua bảo hiểm hoặc kể từ ngày thay đổi, gia hạn hợp đồng bảo hiểm, tổ chức hành nghề công chứng có trách nhiệm thông báo và gửi bản sao hợp đồng bảo hiểm, hợp đồng thay đổi, gia hạn hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của CCV cho Sở Tư pháp.

Luật giao Chính phủ quy định chi tiết điều kiện, quy tắc bảo hiểm, mức phí bảo hiểm, số tiền bảo hiểm tối thiểu đối với bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của CCV.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng báo cáo tiếp thu, giải trình và chỉnh lý dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi). (Ảnh: Cổng TTĐTQH)

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng báo cáo tiếp thu, giải trình và chỉnh lý dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi). (Ảnh: Cổng TTĐTQH)

Trước đó, báo cáo tiếp thu, giải trình và chỉnh lý dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) về bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của CCV (Điều 39), Chủ nhiệm Hoàng Thanh Tùng cho biết, nhiều ý kiến tán thành với quy định của dự thảo Luật về bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của CCV. Tại văn bản số 777/CP-PL, Chính phủ đề nghị không quy định bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của CCV là loại hình bảo hiểm bắt buộc mà chỉ quy định tổ chức hành nghề công chứng có nghĩa vụ mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho CCV của tổ chức mình.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đề nghị quy định bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của CCV là bảo hiểm bắt buộc như dự thảo Luật trình Quốc hội tại đầu kỳ họp thứ 8 (kế thừa Luật Công chứng hiện hành) vì các lý do sau đây: Quy định này phù hợp với quy định tại Điều 8 của Luật Kinh doanh bảo hiểm, góp phần bảo vệ lợi ích công cộng, an toàn xã hội cũng như bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của cả các bên tham gia giao dịch có yêu cầu công chứng và CCV trong hành nghề công chứng; Việc thực tiễn thời gian qua các CCV hầu như không được bồi thường khi xảy ra sự kiện bảo hiểm mà Chính phủ nêu tại văn bản số 777/CP-PL là vấn đề bất cập trong tổ chức thực hiện Luật, Chính phủ cần có giải pháp khắc phục để tăng cường hiệu quả thực thi quy định này trong thực tiễn; Quy định như dự thảo Luật bảo đảm chặt chẽ, khả thi, thống nhất với nghĩa vụ của tổ chức hành nghề công chứng trong việc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho CCV.

Tuy nhiên, do còn có ý kiến khác nhau về vấn đề này, ngày 20/11/2024, UBTVQH đã chỉ đạo Tổng Thư ký Quốc hội xin ý kiến đại biểu Quốc hội bằng Phiếu xin ý kiến (qua App) về nội dung này, có 324 đại biểu Quốc hội cho ý kiến. Kết quả, có 245 đại biểu Quốc hội (chiếm 75,62% tổng số đại biểu Quốc hội cho ý kiến và chiếm 51,15% tổng số đại biểu Quốc hội) tán thành với đề nghị của UBTVQH theo hướng quy định bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của CCV là loại hình bảo hiểm bắt buộc.

Có 77 đại biểu Quốc hội (chiếm 23,77% tổng số đại biểu Quốc hội cho ý kiến và chiếm 16,08% tổng số đại biểu Quốc hội) đề nghị không quy định bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của CCV là loại hình bảo hiểm bắt buộc mà chỉ quy định tổ chức hành nghề công chứng có nghĩa vụ mua bảo hiểm này cho CCV của tổ chức mình.

Trên cơ sở kết quả xin ý kiến đại biểu Quốc hội, UBTVQH đề nghị Quốc hội cho giữ quy định về bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của CCV là loại hình bảo hiểm bắt buộc như thể hiện tại Điều 39 của dự thảo Luật.

Đọc thêm

Phó Giám đốc Sở Tư pháp Hà Giang Nguyễn Duy Sụn: Người cán bộ tận tâm nơi địa đầu Tổ quốc

Phó Giám đốc Sở Tư pháp Hà Giang Nguyễn Duy Sụn, người luôn đầy ắp nhiệt huyết và trăn trở với công tác Tư pháp nơi địa đầu Tổ quốc.
(PLVN) - Với nhiều giải pháp trong công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân ở vùng cao về chấp hành đúng chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, thời gian qua, trên địa bàn tỉnh Hà Giang, Sở Tư pháp tỉnh đã tích cực, chủ động phối hợp với các cấp chính quyền địa phương nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho người dân.

Thi hành nghiêm, hiệu quả các bản án, quyết định hành chính

Thi hành nghiêm, hiệu quả các bản án, quyết định hành chính
(PLVN) -Bộ Tư pháp cho biết, thời gian tới, sẽ tiếp tục yêu cầu người phải thi hành án là cơ quan hành chính nhà nước quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về Thi hành án hành chính (THAHC). Đồng thời, tiếp tục tăng cường công tác chỉ đạo thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về công tác này.

Tuyên truyền pháp luật cho sinh viên qua “Phiên tòa giả định”

Tuyên truyền pháp luật cho sinh viên qua “Phiên tòa giả định”
(PLVN) -  Ngày 23/11, Khoa Luật - Trường Đại học Nam Cần Thơ tổ chức Phiên toà giả định năm 2024. Tham dự có Bà Huỳnh Anh Thư – Chánh Văn phòng Sở Tư pháp TP Cần Thơ; bà Phạm Thị Hồng Ngọc – Viện trưởng VKSND quận Cái Răng; ông Văn Hứng – Chánh Văn phòng TAND quận Ninh Kiều; đại diện các Cty Luật, Văn phòng luật sư; cùng hơn 500 sinh viên của trường.

Hoàn thiện quy định về phân cấp, phân quyền giữa trung ương và chính quyền địa phương

Toàn cảnh cuộc họp.
(PLVN) - Chiều 22/11, Bộ Tư pháp tổ chức họp H ội đồng thẩm định hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) với sự chủ trì của Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh. Về phía cơ quan chủ trì lập đề nghị có Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trương Hải Long cùng đại diện một số đơn vị thuộc Bộ.

Giải lan toả kết quả hoạt động của Bộ, ngành Tư pháp, tinh thần thượng tôn Hiến pháp, pháp luật

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh, Trưởng Ban tổ chức phát biểu tại buổi lễ.
(PLVN) - Thiết thực hướng đến Kỷ niệm 80 năm ngày Truyền thống của ngành Tư pháp Việt Nam (28/8/1945 – 28/8/2025) và Đại hội Thi đua yêu nước ngành Tư pháp lần thứ VI, 100 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025), phát huy vai trò của báo chí, nâng cao chất lượng công tác thông tin truyền thông, góp phần tích cực xây dựng Bộ, ngành Tư pháp ngày càng phát triển, sáng 22/11, Bộ Tư pháp phát động Giải Báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất (gọi chung là Giải báo chí).