Quốc hội thông qua Luật Biên phòng Việt Nam

Luật Biên phòng Việt Nam được 94,61% đại biểu có mặt thông qua.
Luật Biên phòng Việt Nam được 94,61% đại biểu có mặt thông qua.
(PLVN) - Chiều 11/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 10, Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua Luật Biên phòng Việt Nam với tổng số phiếu tán thành là 94,61% trong số 462 đại biểu tham gia bỏ phiếu.

Trước khi biểu quyết thông qua toàn văn Luật Biên Phòng Việt Nam, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Điều 5 về nhiệm vụ biên phòng và Điều 10 về phối hợp thực thi nhiệm vụ biên phòng với số phiếu tán thành tương ứng là: 92,74%, 91,08%.

Liên quan đến nội dung phối hợp thực thi nhiệm vụ biên phòng, Điều 10 dự thảo Luật quy định bao gồm: Trao đổi thông tin, tài liệu; đề xuất cấp có thẩm quyền xây dựng chính sách, pháp luật về biên phòng; Tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, xử lý các tình huống về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật, phòng, chống, ứng phó, khắc phục sự cố, thiên tai, thảm họa, biến đổi khí hậu, dịch bệnh, tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn ở khu vực biên giới, cửa khẩu;

Xây dựng nền biên phòng toàn dân, thế trận biên phòng toàn dân vững mạnh ở khu vực biên giới; Xây dựng lực lượng nòng cốt, chuyên trách; Đào tạo, tập huấn nghiệp vụ và kỹ năng chuyên môn cho lực lượng thực thi nhiệm vụ biên phòng; Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật ở khu vực biên giới; Thực hiện các hoạt động phối hợp khác có liên quan.

Giải trình về nội dung trên, Chủ nhiệm Ủ y ban Quốc phòng – An ninh của Quốc hội Võ Trọng Việt cho biết, quy định này là nguyên tắc chung để các lực lượng kịp thời, chủ động, đấu tranh, phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật. Đồng thời, để bảo đảm chặt chẽ, dự thảo Luật đã giao Chính phủ quy định chi tiết việc phối hợp giữa các bộ, cơ quan ngang bộ, chính quyền địa phương trong thực thi nhiệm vụ biên phòng; Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định chi tiết việc phối hợp giữa Bộ đội Biên phòng và các lực lượng khác thuộc Bộ Quốc phòng trong thực thi nhiệm vụ biên phòng.

Luật Biên phòng Việt Nam vừa được Quốc hội thông qua gồm 06 chương, 36 điều quy định về nhiệm vụ biên phòng, lực lượng và phối hợp thực thi nhiệm vụ biên phòng; hợp tác quốc tế về biên phòng, lực lượng Bộ đội Biên phòng; bảo đảm và chế độ, chính sách về biên phòng và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức và cá nhân thực thi nhiệm vụ biên phòng.

Quá trình nghiên cứu xây dựng dự thảo Luật Biên phòng Việt Nam đã được thực hiện theo đúng quy định, bảo đảm tính hợp hiến, tính hợp pháp và tính thống nhất trong hệ thống pháp luật; tuân thủ đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật; bảo đảm tính minh bạch, khả thi, dễ tiếp cận, dễ thực hiện; vấn đề bình đẳng giới và yêu cầu cải cách thủ tục hành chính được bảo đảm; không làm cản trở việc thực hiện các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Việc Luật Biên phòng Việt Nam được Quốc hội thông qua sẽ tạo cơ sở pháp lý vững chắc, đáp ứng tốt các mục tiêu đặt ra trong xây dựng Luật: Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, cơ quan, tổ chức, cá nhân xây dựng lực lượng bảo vệ biên giới toàn dân rộng khắp, nhân dân là chủ thể, lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt, Bộ đội Biên phòng là lực lượng chuyên trách, cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại; xây dựng nền biên phòng toàn dân vững mạnh, ổn định lâu dài trong nền quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân vững chắc ở khu vực biên giới, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới.

Đọc thêm

Kiểm soát quyền lực trong các cơ quan phòng, chống tham nhũng, tiêu cực: Kỳ 2: Lựa chọn cán bộ 'đúng vai, thuộc bài'

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng yêu cầu cán bộ, chiến sĩ, công chức các cơ quan nội chính phải công tâm, khách quan, trọng liêm sỉ. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Theo quy định, những cơ quan thực thi, bảo vệ pháp luật phải hội tụ những người ưu tú, được lựa chọn kỹ càng, nhưng trên thực tế vẫn lọt vào những phần tử cơ hội, thoái hóa biến chất. Do đó, cái gốc vẫn là khâu lựa chọn và quản lý cán bộ. Lựa chọn đúng cán bộ sẽ bảo đảm thành công cho thực hành văn hóa liêm chính khi thừa hành công vụ.

Góp ý vào dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) từ kinh nghiệm quốc tế

Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội Lê Hồng Sơn; Chủ tịch Hội đồng Quỹ Hòa bình và Phát triển Việt Nam Hà Hùng Cường - nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp đồng chủ trì Tọa đàm.
(PLVN) - Ngày 2/10, Quỹ Hòa bình và Phát triển Việt Nam phối hợp với UBND TP Hà Nội tổ chức tọa đàm với chủ đề “Xây dựng, phát triển, quản lý và bảo vệ Thủ đô Hà Nội văn hiến - văn minh - hiện đại - kinh nghiệm quốc tế và giá trị tham khảo cho Việt Nam” nhằm đóng góp ý kiến, hoàn thiện dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi).

Xem xét quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIV

Xem xét quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIV
(PLVN) - Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề nghị Trung ương phát huy cao độ tinh thần trách nhiệm, thật sự khách quan, công tâm, thể hiện chính kiến của mình đối với Tờ trình và dự kiến quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIV.

Đại tướng Phan Văn Giang chủ trì Hội nghị Quân ủy Trung ương

Đại tướng Phan Văn Giang phát biểu tại hội nghị.
(PLVN) - Chiều 1/10, tại Hà Nội, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã chủ trì Hội nghị Quân ủy Trung ương lần thứ 7, nhiệm kỳ 2020 - 2025 và gặp mặt các đồng chí Ủy viên Quân ủy Trung ương, đại biểu Quân đội dự Hội nghị Trung ương 8, khóa XIII.

Thúc đẩy mạnh mẽ tăng trưởng, phấn đấu đạt cao nhất các mục tiêu

Quang cảnh phiên họp. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -Ngày 30/9, kết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ và Hội nghị Chính phủ với các địa phương, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh yêu cầu thúc đẩy mạnh mẽ các động lực tăng trưởng, tăng tốc phát triển sản xuất công nghiệp, nỗ lực phấn đấu đạt mức cao nhất các mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch năm 2023.

Khai mạc Hội nghị Trung ương 8

Khai mạc Hội nghị Trung ương 8
(PLVN) - Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII khai mạc trọng thể sáng nay (2/10) tại Thủ đô Hà Nội. Dự kiến, Hội nghị sẽ làm việc tới ngày 8/10.

Kiểm soát quyền lực trong các cơ quan phòng, chống tham nhũng, tiêu cực: Kỳ 1: Khi quyền lực vượt khỏi “lồng” luật pháp

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì Phiên họp thứ 24 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. (Nguồn ảnh: dangcongsan.vn)
(PLVN) -Được ví như “thanh bảo kiếm”, “lá chắn thép” vững chắc để duy trì kỷ luật, kỷ cương của xã hội, bảo vệ Đảng, Nhà nước và chế độ, nhưng nhiều cán bộ trong các cơ quan có chức năng phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đã làm trái quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

300 đại biểu chính thức tham gia Đại hội Công đoàn Viên chức Việt Nam lần thứ VI

300 đại biểu chính thức tham gia Đại hội Công đoàn Viên chức Việt Nam lần thứ VI
(PLVN) - Sáng nay - 01/10, tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh đã diễn ra phiên trọng thể Đại hội Công đoàn Viên chức Việt Nam lần thứ VI, nhiệm kỳ 2023 - 2028 với phương châm “Dân chủ - Đổi mới - Đoàn kết - Sáng tạo”. Dự Đại hội có 300 đại biểu chính thức đại diện cho ý chí, nguyện vọng của gần 85.000 đoàn viên, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trực thuộc Công đoàn Viên chức Việt Nam.