Quốc hội nhất trí thành lập sàn dữ liệu

Quang cảnh phiên làm việc biểu quyết thông qua Luật Dữ liệu. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
Quang cảnh phiên làm việc biểu quyết thông qua Luật Dữ liệu. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Chiều 30/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Dữ liệu, trong đó cho phép thành lập sàn dữ liệu.

Dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội (QH) Trần Quang Phương, QH tiến hành biểu quyết thông qua bằng phương thức điện tử. Kết quả cho thấy, có 451/458 đại biểu QH tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 94,15% tổng số đại biểu QH. Như vậy, QH đã chính thức thông qua Luật Dữ liệu.

Đáng chú ý, Luật cho phép thành lập sàn dữ liệu là nền tảng cung cấp tài nguyên liên quan đến dữ liệu để phục vụ nghiên cứu, phát triển khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo; cung cấp các sản phẩm, dịch vụ liên quan đến dữ liệu phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; là môi trường để giao dịch, trao đổi dữ liệu và các sản phẩm, dịch vụ liên quan đến dữ liệu. Tổ chức cung cấp dịch vụ sàn dữ liệu là đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước đáp ứng điều kiện cung cấp dịch vụ và được cấp phép thành lập.

Trước đó, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của QH Lê Tấn Tới giải trình nội dung này cho biết, một số ý kiến nhất trí với việc thành lập sàn giao dịch dữ liệu. Tuy nhiên, đề nghị chỉ nên quy định một số nguyên tắc cơ bản cho sàn giao dịch dữ liệu và giao Chính phủ quy định, có lộ trình phù hợp với thực tiễn từng giai đoạn của Việt Nam.

Tiếp thu ý kiến đại biểu QH, Ủy ban Thường vụ (UBTV) QH đã chỉ đạo rà soát và chỉnh lý dự thảo Luật Chính phủ trình theo hướng đổi tên thành “sàn dữ liệu”, chỉ quy định nội dung cơ bản về sàn dữ liệu và giao Chính phủ quy định chi tiết các nội dung theo thẩm quyền. Qua đó, từng bước thiết lập thị trường dữ liệu, đẩy mạnh phát triển các sản phẩm, dịch vụ liên quan đến dữ liệu để thúc đẩy chuyển đổi số trong các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế, chuyển đổi phương thức giao tiếp giữa cơ quan nhà nước với tổ chức, cá nhân và các quan hệ xã hội trên môi trường số.

Về xây dựng Trung tâm dữ liệu quốc gia, theo Chủ nhiệm Lê Tấn Tới, một số ý kiến đề nghị chỉ quy định khái quát mang tính nguyên tắc về xây dựng, phát triển Trung tâm dữ liệu quốc gia. Có ý kiến đề nghị làm rõ về vị trí, chức năng, vai trò của Trung tâm dữ liệu quốc gia; đồng thời nghiên cứu quy định để tránh mâu thuẫn với quy định của pháp luật có liên quan. Có ý kiến nghị báo cáo làm rõ các phương án dự phòng để ứng phó, giải quyết sự cố có thể phát sinh.

Tiếp thu ý kiến của đại biểu QH, quá trình tiếp thu, chỉnh lý, UBTVQH đã chỉ đạo rà soát gom nội dung Chương IV dự thảo Luật Chính phủ trình, gồm các Điều 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47 thành Mục 1 của Chương III quy định về xây dựng, phát triển Trung tâm dữ liệu quốc gia, gồm 3 điều (Điều 30 quy định về cơ sở hạ tầng của Trung tâm dữ liệu quốc gia; Điều 31 quy định về trách nhiệm của Trung tâm dữ liệu quốc gia, trong đó có quy định nhằm bảo vệ, bảo đảm an ninh, an toàn, bảo mật để kiểm soát, phát hiện, ngăn chặn tấn công, đột nhập, phá hoại, các nguy cơ mất an ninh, an toàn thông tin tại Trung tâm dữ liệu quốc gia; Điều 32 quy định về bảo đảm nguồn lực xây dựng, phát triển Trung tâm dữ liệu quốc gia cơ sở hạ tầng của Trung tâm dữ liệu quốc gia).

UBTVQH nêu rõ, việc xây dựng Trung tâm dữ liệu quốc gia hiện đang triển khai thực hiện trên cơ sở Nghị quyết số 175/NQ-CP ngày 30/10/2023 của Chính phủ phê duyệt Đề án Trung tâm dữ liệu quốc gia. Đảng ủy Công an Trung ương đã báo cáo cấp có thẩm quyền và được đồng ý với chủ trương xây dựng Trung tâm dữ liệu quốc gia trực thuộc Bộ Công an quản lý. Chính phủ đã ban hành Nghị định thành lập Trung tâm dữ liệu quốc gia là một đơn vị mới thuộc Bộ Công an và giao Bộ trưởng Bộ Công an quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy.

Đọc thêm

Cần luật hóa tài sản số, tiền số

Quang cảnh phiên thảo luận về dự thảo Luật. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Thống kê cho thấy Việt Nam đang đứng thứ 2 thế giới về tỷ lệ người dân sở hữu tài sản số, với khoảng 20 triệu người có sở hữu tài sản số, hàng năm có khoảng 120 tỷ USD là tiền mã hóa được chuyển vào Việt Nam. Điều này đòi hỏi phải luật hóa để điều chỉnh vấn đề tài sản số.

Tri ân các anh hùng 'Chiến thắng trở về'

Quang cảnh buổi gặp mặt các chiến sỹ cách mạng bị địch bắt tù đày nhân dịp kỷ niệm 70 năm “Chiến thắng trở về”.
Sáng 29/11, Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức gặp mặt kỷ niệm "70 năm - chiến thắng trở về" của các chiến sỹ cách mạng bị địch bắt tù đày thành phố Hà Nội (1954-2024).

Cần tái giám sát việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã - Bài cuối: Nghiên cứu hoàn thiện quy định về hoạt động tái giám sát

ĐBQH Phạm Văn Hòa. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Hoạt động “tái giám sát” hay “giám sát lại” lần đầu tiên được Ủy ban Thường vụ Quốc hội triển khai vừa qua nhận được nhiều ý kiến đồng tình, ủng hộ. Tuy nhiên, một số chuyên gia cho rằng vẫn còn một số vấn đề cần tiếp tục hoàn thiện để hoạt động này mang lại hiệu quả, thiết thực, nhất là trong lĩnh vực sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã vốn đòi hỏi phải tiến hành khẩn trương để phục vụ Đại hội Đảng bộ các cấp.

Tiếp tục củng cố, phát triển mối quan hệ hữu nghị truyền thống tốt đẹp Việt Nam - Campuchia

Tổng Bí thư Tô Lâm và Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni. (Ảnh trong bài: TTXVN)
(PLVN) - Ngày 28/11, Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni và Đoàn đại biểu cấp cao Vương quốc Campuchia đến Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ ngày 28 - 29/11/2024 theo lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường. Chiều cùng ngày, Lễ đón chính thức Quốc vương và Đoàn đã được cử hành trọng thể tại Phủ Chủ tịch.