Quốc hội Mỹ công bố gói chi tiêu 1.300 tỉ USD

Nếu được thông qua, dự luật sẽ ngăn được khả năng Chính phủ Mỹ phải đóng cửa
Nếu được thông qua, dự luật sẽ ngăn được khả năng Chính phủ Mỹ phải đóng cửa
(PLO) - Các lãnh đạo đảng Dân chủ và Cộng hòa của Mỹ cuối ngày 21/3 đã công bố dự luật 1.300 tỉ, cung cấp ngân sách cho chính phủ nước này duy trì hoạt động tới tháng 9 năm nay. 

Theo Reuters, một trong những điểm đáng chú ý của dự luật này là các đề xuất liên quan đến bức tường biên giới giữa Mỹ và Mexico. Tổng thống Mỹ Donald Trump từng muốn dự luật phải dành ngân sách 25 tỉ USD để xây dựng bức tường nhưng theo các trợ lý tại Quốc hội Mỹ, các cuộc đàm phán giữa đảng Dân chủ và Cộng hòa đến đầu tuần này đã loại bỏ được đề xuất trên. Theo dự luật, ông Trump được duyệt chi thêm 1,6 tỉ USD cho vấn đề an ninh biên giới trong năm nay. 

Các nghị sỹ đảng Cộng hòa cho biết, khoản tiền nói trên sẽ được dùng để xây dựng gần 160km hàng rào vật lý dọc khu vực biên giới phía Nam của nước Mỹ, thay thế những hàng rào, cột mốc ngăn hay những đê ngăn hiện có. Phía đảng Dân chủ cũng khẳng định khoản tiền này sẽ không được sử dụng cho việc xây bất kỳ bức tường bê tông mới nào. Cũng theo dự luật, Bộ an ninh nội địa Mỹ sẽ được cấp bổ sung 7 triệu USD để thuê các nhân viên hải quan và biên phòng mới. 

Trong gói chi tiêu vừa được Quốc hội Mỹ công bố cũng bao gồm khoản tiền 80 tỉ USD bổ sung cho ngân sách quốc phòng của Mỹ, khoản tăng lớn nhất trong vòng 15 năm qua đồng thời đề xuất tăng đáng kể những khoản chi phí quốc phòng của Mỹ. Dự luật này cũng bao gồm những khoản chi mới cho cơ sở hạ tầng, tăng cường khả năng phòng vệ mạng, mở rộng tín dụng thuế nhà ở cho những người có thu nhập thấp, cấp các khoản chi cho các chương trình kiểm soát súng đạn của Mỹ… 

Các nhà đàm phán ngân sách của 2 đảng cho biết đã đạt được thỏa thuận về dự luật. Lãnh đạo đảng Dân chủ tại Thượng viện Mỹ Chuck Schumer đã hoan nghênh các đề xuất trong dự luật, cho rằng nó đã đáp ứng được các ưu tiên của đảng Dân chủ. Theo ông Schumer, dự luật này đã đặt các công nhân và gia đình người Mỹ lên trước tiên với các quỹ để ngăn chặn hậu quả thuốc giảm đau, các khoản chi cho vùng nông thôn, những khoản vay cho sinh viên tới chăm sóc sức khỏe. 

Trong khi đó, Chủ tịch Hạ viện Mỹ Paul Ryan thuộc đảng Cộng hòa cho rằng dự luật đã đánh dấu sự khởi đầu một kỷ nguyên mới của quân đội Mỹ. Tuy nhiên, ngay trong nội bộ đảng Cộng hòa hiện cũng vẫn đang có những lo lắng về các đề xuất được đưa ra. Nghị sỹ Mark Walker – người đứng đầu một nhóm nghị sỹ Cộng hòa bảo thủ - cho rằng dự luật sẽ khiến tình trạng thâm hụt ngân sách của Mỹ trở nên nặng nề hơn. “Chúng ta bắt buộc phải giảm tình trạng chi tiêu không kiểm soát được của Washington”, ông nói. 

Nếu được Hạ viện và Thượng viện Mỹ thông qua trước hạn chót nửa đêm 23/3, dự luật nói trên sẽ ngăn được khả năng nhiều cơ quan và chương trình liên bang của Mỹ phải đóng cửa bắt đầu từ cuối tuần này – thời điểm các khoản ngân sách hiện có sẽ hết hiệu lực. Trước đó, ngày 21/3, Nhà Trắng cho biết ông Trump có thể sẽ ủng hộ dự luật, mở đường cho khả năng chấm dứt cuộc tranh luận kéo dài về những ưu tiên chi tiêu cho năm tài khóa bắt đầu từ ngày 1/10 năm ngoái. 

Đọc thêm

Tuyên bố đáng chú ý của Nga

Tuyên bố đáng chú ý của Nga
(PLVN) - Trong bối cảnh phương Tây thảo luận việc cung cấp vũ khí hạt nhân cho Ukraine, Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev đưa ra tuyên bố: Nga có thể chuyển giao công nghệ hạt nhân cho "các quốc gia thù địch với Mỹ".

Chấn động thế giới những vụ tai nạn cuối tuần qua

Chấn động thế giới những vụ tai nạn cuối tuần qua
(PLVN) - Thế giới vừa trải qua một cuối tuần nhiều biến động với loạt tai nạn thảm khốc xảy ra ở nhiều nơi: Xe khách lao xuống vực ở Brazil, máy bay Nga bốc cháy khi hạ cánh ở Thổ Nhĩ Kỳ, lũ quét kinh hoàng ở Indonesia và cháy lớn thiêu rụi khu ổ chuột ở Philippines...

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.