Quốc hội đồng ý lập Quỹ hỗ trợ xây dựng chính sách, pháp luật thuộc Bộ Tư pháp

Quang cảnh phiên họp thông qua Nghị quyết. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
Quang cảnh phiên họp thông qua Nghị quyết. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Quốc hội vừa thông qua quy định về Quỹ hỗ trợ xây dựng chính sách, pháp luật. Đây là Quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, có tư cách pháp nhân, trực thuộc Bộ Tư pháp, hoạt động không vì mục đích lợi nhuận.

Sáng 17/5, với 416/443 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, đạt tỷ lệ 87,03%, Quốc hội thông qua Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc biệt tạo đột phá trong xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật. Nghị quyết gồm 12 điều quy định một số cơ chế, chính sách đặc biệt về tài chính, nguồn nhân lực, phát triển và ứng dụng công nghệ số, chuyển đổi số nhằm tạo đột phá trong xây dựng pháp luật và một số nhiệm vụ, hoạt động tổ chức thi hành pháp luật hỗ trợ trực tiếp cho xây dựng pháp luật. Nghị quyết có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.

Theo Nghị quyết, nguyên tắc áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt phải bảo đảm tạo bước đổi mới đột phá, kịp thời, linh hoạt, đáp ứng yêu cầu của công tác xây dựng, tổ chức thi hành pháp luật trong kỷ nguyên mới; bảo đảm kiểm soát quyền lực phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ, ngăn chặn mọi biểu hiện trục lợi, hướng lái chính sách trong công tác xây dựng, tổ chức thi hành pháp luật.

Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường và các đại biểu bấm nút biểu quyết. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)

Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường và các đại biểu bấm nút biểu quyết. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)

Thực hiện cơ chế, chính sách đặc biệt về tài chính với định mức vượt trội và khoán chi theo nhiệm vụ, hoạt động; chế độ, chính sách đãi ngộ đối với người làm công tác xây dựng pháp luật và một số nhiệm vụ, hoạt động tổ chức thi hành pháp luật hỗ trợ trực tiếp cho xây dựng pháp luật gắn với chức năng, nhiệm vụ, hoạt động, vị trí việc làm.

Bảo đảm quản lý công khai, minh bạch, hiệu quả, tiết kiệm, phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực trong thực hiện cơ chế, chính sách đặc biệt quy định tại Nghị quyết này.

Nghị quyết quy định Ngân sách nhà nước bảo đảm chi cho công tác xây dựng pháp luật không thấp hơn 0,5% tổng chi ngân sách nhà nước hằng năm và tăng dần theo yêu cầu phát triển, bao gồm: Chi thực hiện nhiệm vụ, hoạt động quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 2 Nghị quyết này; Chi thực hiện chế độ, chính sách đối với người tham gia công tác xây dựng pháp luật theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị quyết này; Chi thực hiện nhiệm vụ, hoạt động đối thoại, tiếp nhận, lắng nghe phản ánh, kiến nghị, giải quyết kịp thời khó khăn, vướng mắc về pháp lý của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, địa phương; Chi thực hiện nhiệm vụ, hoạt động đánh giá hiệu quả của pháp luật sau ban hành và thực hiện việc nhận diện, xử lý tổng thể, đồng bộ, tháo gỡ những “điểm nghẽn” có nguyên nhân từ quy định của pháp luật; Chi hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc hiện đại phục vụ công tác xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật và tham gia xây dựng pháp luật quốc tế quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị quyết này; cho tổ chức nghiên cứu chiến lược, chính sách trong lĩnh vực pháp luật, hướng tới ngang tầm khu vực ASEAN; Chi xây dựng, phát triển, duy trì các hoạt động ứng dụng công nghệ số, chuyển đổi số phục vụ đổi mới, hiện đại hóa công tác xây dựng, tổ chức thi hành pháp luật của Bộ Tư pháp.

Kinh phí từ ngân sách nhà nước cho công tác xây dựng pháp luật được thực hiện khoán chi theo từng nhiệm vụ hoặc theo từng hoạt động.

Nghị quyết cũng quy định về Quỹ hỗ trợ xây dựng chính sách, pháp luật là Quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, có tư cách pháp nhân, trực thuộc Bộ Tư pháp, hoạt động không vì mục đích lợi nhuận.

Quỹ có mục tiêu hỗ trợ, tài trợ cho dự án, nhiệm vụ, hoạt động không được ngân sách nhà nước cấp kinh phí hoặc cần bổ sung kinh phí nhằm tạo thay đổi đột phá, tích cực, hiệu quả, bền vững về xây dựng pháp luật. Quỹ được Nhà nước bảo đảm vốn điều lệ từ ngân sách nhà nước quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị quyết này; được nhận các nguồn hỗ trợ hợp pháp ngoài ngân sách nhà nước từ các tổ chức, cá nhân trong nước. Quỹ được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại hoạt động hợp pháp tại Việt Nam theo quy định của pháp luật.

Cơ quan quản lý Quỹ được quyền khoán chi, điều chỉnh nội dung chi theo nguyên tắc quy định tại Điều 3 Nghị quyết này; phù hợp với nhu cầu phát sinh và chi phí thực tế theo thị trường hoặc theo loại hình dịch vụ, công việc tại thời điểm thực hiện nhiệm vụ, hoạt động. Việc nhận nguồn hỗ trợ hợp pháp ngoài ngân sách nhà nước từ các tổ chức, cá nhân trong nước và việc sử dụng Quỹ phải bảo đảm minh bạch, công khai, gắn với thực hành tiết kiệm, phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ, ngăn chặn mọi biểu hiện trục lợi, hướng lái chính sách trong công tác xây dựng, tổ chức thi hành pháp luật; tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước, quản lý hoạt động đối ngoại…

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh báo cáo tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo Nghị quyết của Quốc hội. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh báo cáo tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo Nghị quyết của Quốc hội. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)

Trước đó, trình bày báo cáo tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc biệt tạo đột phá trong xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh cho biết: Đối với quy định về Quỹ hỗ trợ xây dựng chính sách, pháp luật, một số ý kiến đề nghị cơ chế vận hành Quỹ cần bảo đảm công khai, minh bạch, tránh lợi ích nhóm trong xây dựng pháp luật khi cho phép tiếp nhận nguồn kinh phí xã hội hóa từ tổ chức, cá nhân trong nước.

Về vấn đề này, Chính phủ xin tiếp thu, giải trình như sau: Việc thành lập Quỹ chủ yếu để hỗ trợ nghiên cứu chính sách từ sớm, nhằm chủ động đánh giá, lựa chọn chính sách làm cơ sở xây dựng văn bản quy phạm pháp luật theo đúng chỉ đạo của Bộ Chính trị; không tập trung hỗ trợ xây dựng văn bản quy phạm pháp luật cụ thể (trừ trường hợp một số ít dự án, nhiệm vụ, hoạt động cần bổ sung kinh phí). Do vậy, dù Quỹ được tiếp nhận các nguồn hỗ trợ hợp pháp ngoài ngân sách nhưng không phải để tài trợ trực tiếp cho các dự án luật nên khó có điều kiện tác động cụ thể tới các quy định trong văn bản quy phạm pháp luật. Bên cạnh đó, Chính phủ sẽ tiếp thu, quy định chặt chẽ các điều kiện trong dự thảo Nghị định quy định chi tiết (như dự kiến mời đại diện Bộ Công an, Bộ Quốc phòng tham gia Hội đồng quản lý Quỹ), bảo đảm quản lý công khai, minh bạch, hiệu quả, phòng ngừa, ngăn chặn mọi biểu hiện trục lợi, hướng lái chính sách.

Tin cùng chuyên mục

Chấp hành viên Nguyễn Văn Phỏng (bìa trái) trong vụ thuyết phục tự nguyện giao đất ở bản Hồ Pên, xã Tả Lèng, huyện Tam Đường, Lai Châu.

Khi lòng kiên nhẫn, sự cảm thông và thấu hiểu của Chấp hành viên trở thành cầu nối mang công lý vào cuộc sống

(PLVN) -  Theo báo có kết quả công tác giai đoạn năm 2020 - 2025 của Phòng Nghiệp vụ và tổ chức THADS, Cục THADS tỉnh Lai Châu, hàng năm, đơn vị đều đạt và vượt chỉ tiêu về việc và tiền so với chỉ tiêu được giao. Đặc biệt, trong 5 năm liền Phòng chưa phải tổ chức một cuộc cưỡng chế nào vì tất cả vụ việc đều được các chấp hành viên vận động thuyết phục đương sự tự nguyện thi hành án. Cũng vì vậy, đơn vị được công nhận 03 năm Tập thể lao động xuất sắc, 02 năm được Bộ trưởng Bộ Tư pháp tặng Bằng khen.

Đọc thêm

Phân cấp, phân quyền 70 nhiệm vụ trong lĩnh vực Tư pháp

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh giới thiệu chuyên đề về lĩnh vực tư pháp. Ảnh- Nguyên Anh.
(PLVN) -Tại Hội nghị tập huấn trực tuyến toàn quốc về chuyên môn nghiệp vụ liên quan đến công tác tổ chức xây dựng Đảng, quản lý nhà nước, tổ chức và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể chính trị ở cấp xã (mới) vào chiều 14/6, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh đã báo cáo nội dung cơ bản về thực hiện phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền về lĩnh vực tư pháp khi thực hiện chính quyền địa phương 2 cấp.

Người “giữ lửa” trái tim công lý sau các bản án nơi ven trời Tây Bắc

Chấp hành viên Nguyễn Khuông Thương, Phòng Nghiệp vụ và tổ chức thi hành án, Cục THADS tỉnh Lai Châu.
(PLVN) -  “Trái tim đập không một ai nhìn thấy/ Ở ven trời Tây Bắc có Lai Châu” Những câu thơ giàu cảm xúc đó viết về Lai Châu, tất cả chúng tôi đều thuộc nằm lòng. Ở Cục Thi hành án dân sự Lai Châu chúng tôi có một người được mệnh danh “Giữ lửa trái tim công lý sau các bản án ở ven trời Tây Bắc” - đó là Chấp hành viên Nguyễn Khuông Thương, công tác tại Phòng Nghiệp vụ và tổ chức Thi hành án tỉnh, với “biệt tài” thuyết phục tự nguyện thi hành án, hầu như “trăm trận trăm thắng”.

Cấp ủy, chính quyền địa phương phải sát dân hơn, chủ động kiến tạo, phục vụ Nhân dân

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Thủ tướng Chính phủ cho rằng khi từ 63 tỉnh, thành phố còn 34 tỉnh, thành phố với dân số mỗi địa phương cơ bản trên 2 triệu người và thực hiện chính quyền 2 cấp, bỏ cấp huyện thì công việc nhiều hơn, đối tượng, phạm vi quản lý rộng hơn, tính chất phức tạp hơn, nên các cấp ủy, chính quyền cần phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo, linh hoạt, trách nhiệm phải cao, sát dân hơn, chủ động kiến tạo, phục vụ Nhân dân, cố gắng nhiều hơn.

Trên 1,5 triệu đại biểu dự Hội nghị toàn quốc tập huấn về tổ chức và hoạt động của tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể cấp xã mới

Trên 1,5 triệu đại biểu dự Hội nghị toàn quốc tập huấn về tổ chức và hoạt động của tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể cấp xã mới
(PLVN) - Hội nghị toàn quốc tập huấn về tổ chức và hoạt động của tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị ở cấp xã (mới) do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức sáng 14/6 được kết nối trực tuyến từ điểm cầu chính Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh đến 11.000 điểm cầu trên cả nước với trên 1,5 triệu đại biểu tham dự.

Cục THADS TP HCM tập huấn sử dụng phần mềm biên lai điện tử

Quang cảnh Hội nghị tập huấn. (Ảnh: Cẩm Tú)
(PLVN) - Thực hiện chủ trương đẩy mạnh cải cách hành chính, tinh gọn bộ máy và chuyển đổi số toàn diện theo tinh thần Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị, Cục Thi hành án dân sự (THADS) TP Hồ Chí Minh đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong nghiệp vụ chuyên môn. Trong đó, phối hợp, xây dựng triển khai Biên lai điện tử đã đánh dấu một bước tiến mới, góp phần hiện đại hóa công tác tài chính trong hoạt động thi hành án.

Bộ Tư pháp tham dự hội nghị tập huấn về vận hành hệ thống chính trị cấp xã mới

Bộ Tư pháp tham dự hội nghị tập huấn về vận hành hệ thống chính trị cấp xã mới
(PLVN) - Sáng 14/6, Bộ Tư pháp tổ chức điểm cầu trực tuyến Hội nghị tập huấn toàn quốc về chuyên môn nghiệp vụ liên quan đến công tác tổ chức xây dựng Đảng, quản lý nhà nước, tổ chức và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) và đoàn thể chính trị ở cấp xã (mới) do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh chủ trì, phối hợp tổ chức. 

Khai mạc hội nghị tập huấn toàn quốc về vận hành hệ thống chính trị cấp xã mới

Toàn cảnh Hội nghị. Ảnh VGP
(PLVN) - Sáng 14/6, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh chủ trì, phối hợp tổ chức Hội nghị tập huấn trực tuyến toàn quốc về chuyên môn nghiệp vụ liên quan đến công tác tổ chức xây dựng Đảng, quản lý nhà nước, tổ chức và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể chính trị ở cấp xã (mới)

Cần đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền về ngành thi hành án dân sự

Quang cảnh buổi làm việc
(PLVN) -  Nhằm triển khai một số hoạt động truyền thông và đẩy mạnh cuộc thi “Chuyện nghề thi hành án dân sự” tại địa phương, ngày 12/6, Đoàn công tác của Tổng cục Thi hành án dân sự (THADS) do bà Lê Thị Thu Hiền, Phó Chánh Văn phòng làm Trưởng đoàn đã đến làm việc với Cục THADS tỉnh Lào Cai. Tham gia Đoàn công tác có Phóng viên một số cơ quan báo chí.

Gặp mặt, tri ân các thế hệ cán bộ công đoàn Bộ Tư pháp

Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh chụp ảnh lưu niệm cùng đại diện Công đoàn Bộ Tư pháp, và các thành viên công đoàn. Ảnh: PV
(PLVN) -Chiều 13/6, Công đoàn Bộ Tư pháp tổ chức gặp mặt các thế hệ cán bộ công đoàn Bộ Tư pháp với chủ đề “Công đoàn Bộ Tư pháp - Hành trình gắn kết”. Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh tham dự.

Tiếp thu, giải trình trên 280 triệu lượt ý kiến góp ý về sửa đổi Hiến pháp 2013

Quang cảnh phiên thảo luận chiều 13/6. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Chiều 13/6, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội (QH) đã nghe Ủy viên thường trực Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 (gọi tắt là Ủy ban), Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp của QH Hoàng Thanh Tùng trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến Nhân dân, ý kiến thảo luận tại tổ và hội trường (lần thứ nhất) của các đại biểu (ĐB) QH và chỉnh lý dự thảo Nghị quyết của QH sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.

Bộ Tư pháp giới thiệu, tập huấn sử dụng Hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về văn bản quy phạm pháp luật

Hội nghị Giới thiệu, tập huấn sử dụng Hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về VBQPPL được tổ chức vào chiều 13/6 tại Thanh Hóa (Ảnh: Lê Loan).
(PLVN) - Chiều 13/6, tại thành phố Thanh Hóa, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị giới thiệu, tập huấn sử dụng Hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) cho đại diện Sở Tư pháp và các cơ quan, tổ chức có liên quan thuộc Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Gấp rút huấn luyện AI pháp luật, hơn 300 văn bản được xử lý mỗi ngày

Việc huấn luyện AI pháp luật đang được gấp rút triển khai.
(PLVN) - Sau hơn 10 ngày chính thức hoạt động trên Cổng Pháp luật quốc gia, công cụ AI pháp luật do Công ty Cổ phần Truyền thông Luật Việt Nam (LuatVietnam.vn) phát triển và vận hành đang bước vào giai đoạn huấn luyện tăng tốc. Trung bình mỗi ngày, hệ thống tiếp nhận và xử lý hơn 300 văn bản pháp luật nhằm mở rộng độ phủ kiến thức, nâng cao khả năng trả lời chính xác và kịp thời cho người dùng.