Quốc hội đề nghị xử lý kịp thời các vấn đề bức xúc xã hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển phát biểu kết luận về nội dung điều hành thảo luận về kinh tế - xã hội, quyết toán ngân sách nhà nước năm 2017
Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển phát biểu kết luận về nội dung điều hành thảo luận về kinh tế - xã hội, quyết toán ngân sách nhà nước năm 2017
(PLVN) - Phát biểu kết luận phiên thảo luận đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (KTXH) và ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2018; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển KTXH và NSNN những tháng đầu năm 2019; quyết toán ngân sách nhà nước năm 2017 vào sáng 31/5, Phó Chủ tịch QH Phùng Quốc Hiển đề nghị các địa phương xử lý nghiêm, kịp thời các vấn đề gây bức xúc trong xã hội như các hành vi quấy rối tình dục, xâm hại trẻ em…

Đánh giá trách nhiệm người đứng đầu trong cải cách hành chính 

Trước đó, phát biểu tại phiên họp, ĐB Ngô Sách Thực (Đoàn Bắc Giang) đánh giá cải cách hành chính vừa qua được chỉ đạo quyết liệt và có nhiều tiến bộ; môi trường đầu tư kinh doanh được cải thiện thể hiện trên con số cắt giảm trên 50% điều kiện kinh doanh, số doanh nghiệp (DN) thành lập mới và thu hút đầu tư nước ngoài tăng khá. 

Tuy nhiên, kết quả khảo sát xã hội công bố vừa qua cho thấy tỷ lệ trễ hẹn và không xin lỗi còn cao; tỷ lệ người dân, DN tiếp cận dịch vụ công cấp độ 3, 4 chỉ chiếm 7,1%... “Các giải pháp đề ra đã nhiều, tôi thấy cần hoàn thiện bộ tiêu chí đánh giá rõ trách nhiệm của người đứng đầu các bộ, ngành địa phương trong cải cách thủ tục hành chính để thúc đẩy mạnh hơn thực hiện nhiệm vụ này”, ĐB kiến nghị.

ĐB Nguyễn Thị Kim Bé (Đoàn Kiên Giang) cho rằng, thời gian qua, công tác tham mưu của một số cấp, ngành trong việc thực hiện kế hoạch phát triển KTXH của đất nước còn hạn chế, tham mưu chưa khoa học, chưa bám vào tình hình thực tiễn để xây dựng chính sách hoặc thực hiện các chỉ đạo của Chính phủ chậm, kéo dài khiến các nội dung tham mưu đưa ra hay việc thực hiện gây bức xúc trong dư luận xã hội.

Dẫn một loạt ví dụ về việc tăng giá điện, việc cơ quan chức năng tham mưu ban hành quy định về tiêu chuẩn quy chuẩn nước mắm Việt Nam, việc tham mưu xây dựng mức xử phạt đối với hành vi dâm ô… ĐB đề nghị Chính phủ chấn chỉnh kịp thời để nâng cao chất lượng tham mưu của cán bộ trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của từng cấp, từng ngành; hạn chế tối đa những yếu kém.

Đề cập đến giải pháp tăng năng suất lao động, ĐB Phạm Thị Thu Trang (Đoàn Quảng Ngãi) cho rằng năng suất lao động của nước ta vẫn còn thấp và kéo dài trong nhiều năm. Theo ĐB, QH, Chính phủ cần đánh giá sâu hơn nhân tố tăng năng suất lao động để làm rõ trách nhiệm của các chủ thể, xác định nguyên nhân, giải pháp nhằm thúc đẩy, phát triển nền tảng tăng năng suất lao động xã hội.

Chính phủ cũng cần chỉ đạo quyết liệt thực hiện cơ chế chính sách và tập trung nguồn lực để đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực trong thời kỳ Cách mạng công nghiệp 4.0, xây dựng các phương án ứng phó và phát triển nguồn nhân lực để tăng cường khả năng thích ứng và đáp ứng trong thời kỳ mới. 

Khắc phục sự cố gian lận thi cử, quyết liệt đối phó dịch bệnh

Báo cáo tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Phùng Xuân Nhạ đề cập đến sự cố gian lận ở một số địa phương tại kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia năm 2018 gây bức xúc xã hội thời gian qua. “Rà soát lại toàn bộ quy trình thi, về nguyên nhân, Bộ GD&ĐT và cá nhân tôi là Bộ trưởng Bộ  GD&ĐT phụ trách ngành xin nhận trách nhiệm về những thiếu sót ở một số công việc”, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nói.

Các thiếu sót cụ thể được Bộ trưởng Bộ GD&ĐT chỉ ra gồm có phần mềm thi trắc nhiệm vẫn còn “lỗ hổng kỹ thuật” dẫn đến một số người xấu lợi dụng để làm sai lệch kết quả thi; công tác quán triệt quy chế và hướng dẫn nghiệp vụ ở một số khâu ở một số địa phương chưa chi tiết, nhất là khâu chấm thi; công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát ở một số khâu tổ chức thi chưa sâu sát, đặc biệt là khâu chấm thi tại một số địa phương.

Theo Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng, Bộ Công an đã chủ trì, Bộ GD&ĐT phối hợp điều tra xác minh để xử lý các tiêu cực và gian lận thi cử tại Hòa Bình, Sơn La và Hà Giang. Bước đầu đã có kết quả các em được nâng điểm, đã chấm đưa về điểm thật và các em không đủ điểm vào đại học đã bị trả lại về địa phương.

Bộ trưởng Nhạ cho biết, do tính chất phức tạp của công việc nên đến nay Bộ Công an đang tiếp tục quá trình điều tra. Các địa phương cũng đang tiếp tục quá trình xử lí theo trách nhiệm của mình. “Quan điểm chúng tôi là nghiêm khắc xử lí gian lận. Chúng tôi cũng đề nghị các địa phương xem xét cho ra khỏi ngành những cá nhân có dấu hiệu vi phạm đã được cơ quan điều tra xác minh”, ông Nhạ nói.

Để khắc phục hạn chế của kỳ thi năm 2018, tại kỳ thi THPT quốc gia 2019, Bộ đã đề ra một số giải pháp như tăng cường phổ biến quy chế thi và tập huấn thật kĩ cho cán bộ coi thi; điều động các cán bộ coi thi từ các trường đại học và tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra. 

Trong công tác chấm thi, Bộ GD&ĐT đã trực tiếp chỉ đạo giao cho các trường đại học đứng ra phụ trách. Phần mềm chấm thi trắc nghiệm cũng đã được hoàn thiện theo hướng mã hóa toàn bộ dữ liệu đánh phách, lắp camera để giám sát chặt chẽ. Đối với bài thi tự luận sẽ chấm 2 vòng, 5% chấm thử nghiệm, những bài điểm cao sẽ chấm lại.

Về lĩnh vực nông nghiệp, nông thông, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Nguyễn Xuân Cường đã có báo cáo về dịch tả lợn châu Phi. Theo Bộ trưởng Cường, đây là vấn đề rất lớn, “có lẽ lịch sử chưa bao giờ xảy ra ở nước ta và ngành chăn nuôi lợn trên thế giới”.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết, do đặc thù của virus, với 2,4 triệu chăn nuôi nhỏ lẻ, chăn nuôi liền kề với khu dân cư, đến nay, bệnh dịch lan ra 48 tỉnh, hơn 300 huyện, hơn 3.000 xã, với đàn lợn chúng ta phải tiêu hủy là hơn 2 triệu con, bằng 117.000 tấn, chiếm 6,5% tổng đàn lợn. “Đây là thiệt hại vô cùng lớn”, Bộ trưởng Cường cho biết.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh, thời gian tới, với diễn biến thời tiết vô cùng phức tạp như năm nay, đặc thù của bệnh và điều kiện chăn nuôi nhỏ lẻ của nước ta, Bộ NN&PTNT dự báo nếu không có biện pháp tích cực, dịch tả lợn châu Phi sẽ tiếp tục lan tỏa ra các vùng còn lại, đồng thời còn có nguy cơ quay trở lại các ổ dịch đã qua 30 ngày không xuất hiện. 

Kết luận phiên họp về nội dung này, Phó Chủ tịch QH Phùng Quốc Hiển đề nghị Chính phủ tiếp tục quan tâm hơn đến việc hoàn thiện thể chế; tiếp tục giảm bớt thủ tục hành chính một cách thực chất, mạnh mẽ hơn, xử lý nghiêm các sai phạm gây phiền hà đối với người dân và DN; tập trung đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, các công trình trọng điểm quốc gia, các dự án giao thông; đổi mới thủ tục giải ngân đầu tư công, khuyến khích sự tham gia của khu vực kinh tế tư nhân vào các dự án, công trình.

Cùng với đó, Chính phủ cần quyết liệt thực hiện các giải pháp kiểm soát dịch bệnh ở gia súc, gia cầm, ổn định sản xuất; các cơ quan tập trung chỉ đạo và tổ chức tốt kỳ thi Trung học Phổ thông và Đại học năm 2019.

Các địa phương xử lý nghiêm, kịp thời các vấn đề gây bức xúc trong xã hội như các hành vi quấy rối tình dục, xâm hại trẻ em; triệt phá các nhóm tội phạm, phòng ngừa tội phạm về ma túy có tổ chức; có giải pháp kịp thời để giải quyết các vướng mắc trong và sau quá trình sắp xếp tổ chức, bộ máy ở các địa phương… 

Liên quan đến vấn đề tài chính, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng trong báo cáo tại QH cho biết, năm 2018, cơ quan thuế đã thực hiện nhiều cuộc thanh tra, kiểm tra thuế, kiến nghị xử lý thu vào ngân sách nhà nước gần 14.000 tỷ đồng, giảm lỗ 40.900 tỷ đồng.
Cơ quan hải quan đã thực hiện 6,9 nghìn cuộc thanh tra, kiểm tra sau thông quan. Phối hợp với các lực lượng chức năng bắt giữ 15,54 nghìn vụ buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Nhờ đó, số nợ đọng thuế năm 2018 giảm cả về số tuyệt đối và tỷ lệ so với tổng thu ngân sách nhà nước.

Tin cùng chuyên mục

Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Quang Vinh.

Quyết tâm đưa Tây Bắc ra khỏi tình trạng 'lõi nghèo'

(PLVN) - Chiều 28/3, tại tỉnh Điện Biên, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp với tỉnh Điện Biên tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện Đề án vận động, hỗ trợ làm nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo tỉnh Điện Biên, hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).

Đọc thêm

Đề nghị kéo dài thời gian thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến Luật Cảnh sát biển Việt Nam giai đoạn 2019-2023”

Đề nghị kéo dài thời gian thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến Luật Cảnh sát biển Việt Nam giai đoạn 2019-2023”
(PLVN) -Chiều 26-3, Bộ Quốc phòng tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến Luật Cảnh sát biển Việt Nam, giai đoạn 2019-2023”. Thượng tướng Võ Minh Lương, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì hội nghị.

Băn khoăn quy định về rút bảo hiểm xã hội 1 lần

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn điều hành nội dung thảo luận.
(PLVN) - Hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) 1 lần là vấn đề khó, phức tạp. Cả 2 phương án được nêu trong dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) trình tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5 vẫn còn ý kiến khác nhau.

Cần thiết bổ sung quy định về tổ hợp công nghiệp quốc phòng

Toàn cảnh hội nghị.
(PLVN) - Sáng 27/3, tiếp tục chương trình Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, thảo luận về dự án Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp, các đại biểu cho rằng việc dự thảo Luật bổ sung quy định về tổ hợp công nghiệp quốc phòng là cần thiết, với mục tiêu là bảo vệ Tổ quốc, giữ vững an ninh gắn với phòng thủ quốc gia.

Đại biểu Quốc hội ủng hộ cấm tuyệt đối nồng độ cồn khi tham gia giao thông

Đại biểu Nguyễn Đại Thắng phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Sáng 27/3, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, thảo luận về dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ (TTATGTĐB), các đại biểu bày tỏ ủng hộ quy định cấm hành vi điều khiển phương tiện tham gia GTĐB mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng đề nghị Chính phủ cần tiếp tục đánh giá tác động sâu hơn, toàn diện hơn đối với chính sách này để tăng tính thuyết phục.

Cân nhắc quy định mở rộng đấu giá biển số xe

Toàn cảnh Hội nghị.
(PLVN) - Sáng 27/3, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội (QH) hoạt động chuyên trách lần thứ 5, QH khóa XV, thảo luận về dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, các đại biểu còn có ý kiến khác nhau về việc mở rộng đấu giá biển số xe.

Phổ biến quy định liên quan đến kiều bào tại các Luật mới được Quốc hội thông qua

Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng phát biểu tại hội nghị.
(PLVN) - Ngày 26/3, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), Bộ Ngoại giao phối hợp với Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Bộ Xây dựng và Bộ Tài nguyên và Môi trường đồng chủ trì tổ chức Hội nghị tuyên truyền, phổ biến nội dung liên quan đến người Việt Nam định cư ở nước ngoài trong Luật Đất đai (sửa đổi), Luật Nhà ở (sửa đổi) và Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) (Hội nghị).

Tránh “bình mới rượu cũ” khi đổi mới tổ chức Tòa án

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga phát biểu tại hội nghị.
(PLVN) - Ngày 26/3, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, nhiệm kỳ khóa XV cho ý kiến về dự án Luật Toà án nhân dân (TAND) (sửa đổi), các đại biểu còn có ý kiến khác nhau về quy định về đổi mới TAND cấp huyện theo thẩm quyền xét xử.

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng làm việc với Ban Cơ yếu Chính phủ

Đại tướng Phan Văn Giang phát biểu tại buổi làm việc. (Ảnh: Tuấn Nam).
(PLVN) - Thực hiện chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về cơ yếu, thời gian qua, Ban Cơ yếu Chính phủ (Ban CYCP) đã lãnh đạo, chỉ đạo ngành Cơ yếu Việt Nam triển khai thống nhất, đồng bộ, toàn diện các mặt công tác; bảo đảm tuyệt đối bí mật, an toàn, chính xác, kịp thời thông tin phục vụ lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và lực lượng vũ trang (LLVT) trong mọi tình huống.

Bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Thể hiện tinh thần dân chủ và bản chất vì dân, vì nước của Đảng ta

Đại đoàn kết toàn dân tộc là sức mạnh vô địch của dân tộc Việt Nam. (Ảnh minh họa - Tạp chí Tuyên giáo).
(PLVN) - Những vấn đề được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề cập trong bài viết vừa mang tính thời sự, vừa mang tính chiến lược, thể hiện rất rõ tinh thần dân chủ và bản chất vì dân, vì nước của Đảng ta. Đây cũng là lời nhắc nhở đối với một số cán bộ, đảng viên tránh xa chủ nghĩa cá nhân, làm việc vì lợi ích cá nhân, tiêu cực, tham nhũng.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Xây dựng, hoàn thiện pháp luật để phát huy tối đa mọi nguồn lực phát triển đất nước

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Xây dựng, hoàn thiện pháp luật để phát huy tối đa mọi nguồn lực phát triển đất nước - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
(PLVN) -  Ngày 25/3, chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 3/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các thành viên Chính phủ không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng pháp luật gắn với nâng cao hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước nhanh và bền vững; đặc biệt, các luật, nghị quyết phải khai thác, phát huy tối đa mọi nguồn lực phát triển của đất nước, tránh lãng phí, tiêu cực, tham nhũng, tránh "xin – cho".

Phát huy vai trò giám sát của các cơ quan dân cử tại địa phương

Các đại biểu tham dự Hội nghị. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Tham luận của một số đại biểu trình bày tại Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác HĐND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương năm 2023 và triển khai kế hoạch công tác năm 2024 ngày 25/3 đã cho thấy vai trò quan trọng của các cơ quan dân cử trong hoạt động giám sát, góp phần không nhỏ vào những thành quả về phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

Tổ chức diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước

Thượng tướng Nguyễn Văn Nghĩa chủ trì hội nghị.
(PLVN) -  Sáng 25/3, Thượng tướng Nguyễn Văn Nghĩa, Phó tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam chủ trì Hội nghị làm việc với các cơ quan, đơn vị về xây dựng Đề án tổ chức diễu binh, diễu hành trong Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).