Quốc hội chất vấn Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể.
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể.
(PLVN) -  Theo dự kiến chương trình phiên chất vấn và trả lời chất vấn của Quốc hội, từ 9h15 hôm nay, 9/6, Chủ tịch Quốc hội chủ trì điều hành chất vấn nhóm vấn đề thứ 4 thuộc lĩnh vực giao thông vận tải. Người trả lời chất vấn chính là Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể.

Còn một số dự án, công trình chậm tiến độ, có khiếm khuyết về chất lượng

Nội dung chất vấn là về tiến độ, chất lượng và công tác phòng, chống thất thoát, lãng phí trong việc triển khai các dự án, công trình giao thông trọng điểm quốc gia, hệ thống đường cao tốc. Công tác kiểm tra, giám sát, bảo đảm chất lượng các công trình giao thông được đầu tư từ ngân sách nhà nước. Thực trạng và giải pháp xử lý các tồn đọng trong đầu tư, khai thác, kinh doanh các dự án giao thông theo hình thức BOT.

Cùng tham gia trả lời chất vấn, giải trình về những vấn đề có liên quan có Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành; Bộ trưởng các Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng; Tổng Thanh tra Chính phủ; Tổng Kiểm toán nhà nước.

Nội dung này sẽ kéo dài đến 15h20. Sau đó, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh làm rõ các vấn đề liên quan và trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội.

Trước đó, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể đã có báo cáo gửi Quốc hội về một số nội dung liên quan đến nhóm vấn đề chất vấn.

Theo đó, về tiến độ, chất lượng các dự án, công trình giao thông trọng điểm quốc gia, hệ thống đường cao tốc, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải cho biết, trong thời gian qua, ngành giao thông vận tải đã hoàn thành và đưa vào khai thác sử dụng nhiều dự án, công trình giao thông trọng điểm, góp phần quan trọng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương, các vùng và cả nước, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, bảo đảm quốc phòng an ninh và xóa đói giảm nghèo.

Trong đó, đã hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng 1.239km đường bộ cao tốc, đang triển khai xây dựng 883km và dự kiến tiếp tục khởi công 2.024km đường bộ cao tốc trong giai đoạn 2021 - 2025.

Hiện nay, Bộ Giao thông vận tải và các bộ, ngành, địa phương liên quan đang tập trung triển khai quyết liệt các dự án, công trình giao thông trọng điểm như Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông, Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành, các dự án đường sắt đô thị tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh…

Đồng thời, để thống nhất chỉ đạo, phối hợp và đôn đốc các bộ, ngành, địa phương liên quan triển khai thực hiện các dự án, công trình giao thông trọng điểm, Thủ tướng Chính phủ đã thành lập Ban chỉ đạo của Chính phủ . Ban chỉ đạo đã tổ chức họp định kỳ hàng tháng và trực tiếp kiểm tra công trường để kiểm điểm tiến độ, chất lượng và kịp thời chỉ đạo tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện các dự án

Về công tác phòng, chống thất thoát, lãng phí trong việc triển khai các dự án, công trình giao thông trọng điểm quốc gia, hệ thống đường cao tốc, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải cho hay, trong thời gian qua, phần lớn các công trình hoàn thành đưa vào khai thác, sử dụng đều bảo đảm chất lượng, tiến độ, phát huy được hiệu quả đầu tư, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của đất nước.

Tuy nhiên, vẫn còn một số dự án, công trình chậm tiến độ, có khiếm khuyết về chất lượng ở một số bộ phận công trình làm ảnh hưởng tới hiệu quả đầu tư.

Vấn đề về công tác kiểm tra, giám sát, bảo đảm chất lượng các công trình giao thông được đầu tư từ ngân sách nhà nước, theo Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể, trong năm 2021 và 5 tháng đầu năm 2022, Bộ Giao thông vận tải và các cơ quan tham mưu đã tổ chức 180 đợt kiểm tra công tác quản lý chất lượng, tiến độ các dự án; Thanh tra Bộ tổ chức 5 đoàn kiểm tra (mang tính chất phòng ngừa) tại Dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020 và 1 đoàn kiểm tra Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành. Qua kết quả kiểm tra đã kịp thời chấn chỉnh, yêu cầu các đơn vị khắc phục các tồn tại, khiếm khuyết về chất lượng, tiến độ.

Có 21 trạm thu phí BOT có bất cập

Báo cáo về thực trạng đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông theo hình thức BOT, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải cho hay, theo thống kê đến thời điểm năm 2019, cả nước đã huy động được khoảng 706.128 tỷ đồng đầu tư 222 dự án kết cấu hạ tầng giao thông.

Riêng đối với Bộ Giao thông vận tải, đến nay đã huy động được được khoảng 244.086 tỷ đồng để đầu tư 70 dự án đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông theo phương thức PPP (63 dự án BOT, 4 dự án BT, 1 dự án BT kết hợp BOT và 02 dự án BOO).

Các công trình đầu tư theo phương thức PPP được đưa vào khai thác đã phát huy hiệu quả, tạo ra động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, góp phần bảo đảm bảo quốc phòng - an ninh, hạn chế ô nhiễm môi trường, giảm ùn tắc, tai nạn giao thông và trực tiếp làm tăng năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.

Về một số vướng mắc, bất cập tại các dự án BOT giao thông, liên quan đến bất cập trạm thu phí BOT, Bộ Giao thông vận tải cho biết, kết quả rà soát trạm thu phí của toàn bộ 70 dự án BOT cho thấy, có 21 trạm thu phí có bất cập được phân thành 4 nhóm theo tính chất dự án BOT/trạm thu phí:

Nhóm 1 gồm 3 trạm thu phí nằm ngoài phạm vi dự án là Trạm Bắc Thăng Long - Nội Bài (Hà Nội), trạm Bỉm Sơn (trên Quốc lộ 1, tỉnh Thanh Hóa) và trạm Cầu Rác (trên Quốc lộ 1, tỉnh Hà Tĩnh).

Nhóm 2 gồm 7 trạm thu phí đặt trên tuyến đường hiện hữu, thu phí hoàn vốn 2 hợp phần (cải tạo nâng cấp đường hiện hữu và xây dựng tuyến tránh),gồm các trạm Nam Cầu Giẽ (Quốc lộ 1, tỉnh Hà Nam), trạm Tân Đệ (Quốc lộ 10, tỉnh Thái Bình), trạm Bến Thủy (Quốc lộ 1, tỉnh Nghệ An), trạm Quán Hàu (Quốc lộ 1, tỉnh Quảng Bình), trạm Trảng Bom (Quốc lộ 1, tỉnh Đồng Nai), trạm Cai Lậy (Quốc lộ 1, tỉnh Tiền Giang) và trạm Thành phố Sóc Trăng (Quốc lộ 1, tỉnh Sóc Trăng).

Nhóm 3 gồm 6 trạm, thu phí trên cả tuyến quốc lộ và đường cao tốc song hành là 2 trạm thu phí trên Quốc lộ 6 và trên cao tốc Hòa Lạc - Hòa Bình; 2 trạm thu phí trên Quốc lộ 3 (trạm Bờ Đậu) và trên cao tốc Thái Nguyên - Chợ Mới; 2 trạm thu phí trên Quốc lộ 5 hỗ trợ thu phí hoàn vốn cho cao tốc Hà Nội - Hải Phòng.

Nhóm 4 gồm 5 trạm thu phí có tính đặc thù là 2 trạm hoàn vốn dự án xây dựng các hầm đường bộ Đèo Cả, Cù Mông và Hải Vân (trạm trên tuyến La Sơn - Tuý Loan, tỉnh Thừa Thiên Huế và trạm đặt tại đường dẫn phía Nam hầm Hải Vân); trạm Km1747 trên đường Hồ Chí Minh, tỉnh Đắk Lắk; trạm Ninh Xuân trên Quốc lộ 26, tỉnh Khánh Hòa; trạm T2 trên Quốc lộ 91, thành phố Cần Thơ.

Trên cơ sở kết quả đánh giá bất cập, Bộ Giao thông vận tải đã phối hợp với các địa phương, nhà đầu tư áp dụng nhiều giải pháp để xử lý vướng mắc, bất cập như di dời trạm thu phí về vị trí phù hợp; di dời trạm về tuyến tránh; bổ sung trạm thu phí trên tuyến tránh để tách riêng phần hoàn vốn cho đường hiện hữu và cho tuyến tránh; gộp trạm có khoảng cách quá gần nhau; thực hiện miễn giảm phí cho các phương tiện của người dân khu vực lân cận trạm; phối hợp với các địa phương cắm biển, điều tiết lưu lượng giao thông nhằm hạn chế tình trạng phân lưu, bảo đảm an toàn giao thông; tổ chức tuyên truyền, vận động người dân chấp hành…

Đến nay, tổng số 21 trạm BOT có vướng mắc, bất cập, Bộ Giao thông vận tải đã chủ động phối hợp với các cơ quan đàm phán với nhà đầu tư xử lý theo thẩm quyền được 16/21 trạm,qua đó tạo sự đồng thuận của người dân, tình hình an ninh trật tự, an toàn giao thông đã được bảo đảm, công tác thu phí hoàn vốn cơ bản ổn định; 1 trạm (Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang) đã thống giải pháp xử lý phù hợp và chuẩn bị đưa vào vận hành thu phí trở lại nhưng có thể còn tiềm ẩn rủi ro.

Còn lại 4 trạm, do tính chất đặc thù nên giải pháp xử lý bất cập liên quan đến một số nội dung chưa được pháp luật quy định cụ thể nên vượt thẩm quyền xử lý của Bộ Giao thông vận tải, gồm trạm Bỉm Sơn trên Quốc lộ 1, tỉnh Thanh Hóa; trạm Bờ Đậu trên Quốc lộ 3, tỉnh Thái Nguyên; trạm La Sơn - Túy Loan trên cao tốc Bắc - Nam đoạn La Sơn - Túy Loan, tỉnh Thừa Thiên Huế; trạm T2 trên Quốc lộ 91, thành phố Cần Thơ.

Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải cho hay, theo đánh giá, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các bất cập nêu trên do hầu hết các dự án BOT được triển khai theo Nghị định số 77-CP ngày 18/6/1997, Nghị định số 108/2009/NĐ-CP ngày 27/11/2009 của Chính phủ (giai đoạn này pháp luật cho phép và khuyến khích việc cải tạo, nâng cấp các tuyến đường hiện hữu theo hình thức hợp đồng BOT). Sau khi Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 437/NQ-UBTVQH14 và Quốc hội thông qua Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, hình thức cải tạo, nâng cấp đường hiện hữu và thu phí trực tiếp từ người sử dụng dịch vụ không được áp dụng.

Bên cạnh đó, trong giai đoạn này BOT là hình thức đầu tư mới và phức tạp, các chủ thể (bao gồm cả phía cơ quan quản lý nhà nước, nhà đầu tư và các tổ chức tín dụng) đều chưa có kinh nghiệm về đầu tư PPP.

Vướng mắc về doanh thu thu phí BOT, theo kết quả rà soát, trong tổng số 70 dự án, đến nay có 54 dự án đang tổ chức thu phí hoàn vốn, các dự án còn lại chưa được thu phí hoặc đang dừng thu phí để quyết toán và thanh lý hợp đồng.

Trong tổng số 54 dự án đang thu phí, 41/54 dự án có số thu thấp hơn so với số thu dự kiến tại hợp đồng dự án, trong đó 19 dự án có mức thu đạt dưới 70%, cá biệt có 3 dự án có doanh thu chỉ đạt dưới 30% so với phương án tài chính, gây phá vỡ phương án tài chính, gồm Dự án BOT đầu tư xây dựng cầu Thái Hà nối hai tỉnh Thái Bình và Hà Nam; Dự án BOT nâng cấp, mở rộng đường Hồ Chí Minh đoạn Km1738+148 - Km1763+610 tỉnh Đắk Lắk; Dự án xây dựng cầu đường sắt Bình Lợi.

113 trạm thu phí đưa vào vận hành hệ thống thu phí điện tử không dừng

Về thu phí theo hình thức điện tử không dừng, thực hiện Nghị quyết số 437/NQ-UBTVQH14 của Ủy ban thường vụ Quốc hội và Nghị quyết số 134/2020/QH14 của Quốc hội, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải đã khẩn trương tổ chức thực hiện.

Đến nay, tất cả các trạm thu phí đủ điền kiện đã được lắp đặt, vận hành hệ thống thu phí điện tử không dừng, phù hợp với lộ trình được Quốc hội chỉ đạo tại các Nghị quyết về giám sát chuyên đề.

Đã có 113 trạm thu phí trên toàn quốc đưa vào vận hành hệ thống thu phí điện tử không dừng, trong đó,Bộ Giao thông vận tải quản lý 69 trạm, địa phương quản lý 44 trạm.

Một số trạm không triển khai hoặc lùi thời gian triển khai thu phí không dừng do có tính chất đặc thù, Bộ Giao thông vận tải đã báo cáo và được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương.

Đối với các dự án của Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC), hiện mới lắp đặt được số làn tối thiểu trên tuyến cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình, các tuyến cao tốc còn lại (Hà Nội - Lào Cai, Thành phố Hồ Chí Minh -Long Thành - Dầu Giây và Đà Nẵng - Quảng Ngãi) hiện chưa lắp đặt, đang sử dụng hệ thống thu phí thủ công - MTC.

“Hệ thống thu phí điện tử không dừng đưa vào hoạt động góp phần hiện đại hóa cơ sở hạ tầng giao thông, bước đầu đã tạo được sự thuận tiện và niềm tin cho người tham gia giao thông thể hiện ở số lượng các phương tiện dán thẻ và tham gia dịch vụ ngày càng tăng cao (hiện nay có khoảng hơn 3 triệu phương tiện đã dán thẻ để tham gia dịch vụ, chiếm hơn 65% tổng số phương tiện trên toàn quốc)”, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho biết.

Vẫn theo báo cáo, để khuyến khích chủ các phương tiện dán thẻ và tham gia dịch vụ, tăng hiệu quả hệ thống, ngày 1/6/2022, Bộ Giao thông vận tải đã chỉ đạo Tổng cục Đường bộ Việt Nam, nhà đầu tư dự án phối hợp với các nhà cung cấp dịch vụ, Cục cảnh sát giao thông tổ chức thí điểm chỉ thu phí không dừng trên tuyến cao tốc Hà Nội - Hải Phòng. Việc thí điểm đang triển khai có kết quả rất tốt, đảm bảo an toàn trật tự và an toàn giao thông trên tuyến, lượng phương tiện tham gia dán thẻ theo đó gia tăng nhanh.

Đọc thêm

Chuyển đổi số trong Quân đội gắn với an toàn thông tin

Hội nghị triển khai nhiệm vụ về CĐS và thực hiện Đề án Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ CĐS quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06) trong Bộ Quốc phòng năm 2024. (Ảnh: mod.gov.vn)
(PLVN) - Chuyển đổi số trong Quân đội nhân dân Việt Nam không chỉ là một xu thế tất yếu trong thời đại Cách mạng công nghiệp 4.0 mà còn là nhiệm vụ chiến lược, góp phần nâng cao sức mạnh chiến đấu, bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Với sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, Quân đội đã và đang triển khai đồng bộ các chính sách, giải pháp nhằm xây dựng lực lượng “Cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại”, đáp ứng yêu cầu quốc phòng trong kỷ nguyên số.

Hành trình bảo vệ chủ quyền không gian mạng trước thách thức thời đại

Thừa ủy quyền của Chủ tịch nước, đồng chí Đại tá Vũ Hữu Hanh - PBTĐU, Tư lệnh Bộ Tư lệnh 86 trao Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba trao tặng Trung tâm 586. (Ảnh trong bài: Trung tâm 586)
(PLVN) - Không gian mạng là vùng “lãnh thổ đặc biệt” của quốc gia. Đấu tranh và bảo vệ chủ quyền không gian mạng là nhiệm vụ quan trọng thiết yếu, lâu dài của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân. Trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 (khóa IX) về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”, Đảng ta nhận định rõ: Nguy cơ xảy ra chiến tranh mạng, mất an ninh thông tin ngày càng tăng và đặt ra mục tiêu phải chủ động phòng ngừa, ngăn chặn có hiệu quả chiến tranh mạng.

80 năm vẻ vang Quân đội nhân dân Việt Nam

Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 được nhân dân thế giới ngợi ca là “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. (Ảnh tư liệu: dangcongsan.vn)
(PLVN) - Ngày 22/12/1944, Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam chính thức ra đời, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong cuộc đấu tranh giành độc lập và bảo vệ Tổ quốc. Trải qua 80 năm xây dựng, chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành, QĐND Việt Nam không chỉ ghi dấu ấn trong những chiến công vang dội, mà còn tiếp tục là lực lượng tiên phong trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

Bảo vệ Tổ quốc là nhiệm vụ thiêng liêng!

Tổng Bí thư Tô Lâm trao tặng Huân chương Độc lập hạng Nhất cho Tổng Cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam ngày 12/12/2024. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
(PLVN) - Thời gian qua, tình hình thế giới, khu vực diễn biến nhanh, phức tạp, khó dự báo. Tình hình càng phức tạp, nhiệm vụ quân sự, quốc phòng càng nặng nề, khó khăn càng nhiều hơn. Trong bối cảnh đó, Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam đã và đang hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ, góp phần quan trọng vào những thành tựu toàn diện của đất nước.

Diễn văn Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Diễn văn Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam
Sáng 20/12, tại Thủ đô Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Quân ủy Trung ương - Bộ Quốc phòng, trọng thể tổ chức Lễ kỷ niệm cấp quốc gia 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024). Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương, dự và đọc Diễn văn tại Lễ kỷ niệm.

Lãnh đạo Đảng và Nhà nước viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 80 năm Ngày QĐND Việt Nam

Lãnh đạo Đảng và Nhà nước viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 80 năm Ngày QĐND Việt Nam
Nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944- 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989- 22/12/2024), sáng 20/12/2024, tại Hà Nội, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Quân ủy Trung ương – Quốc Bộ Quốc phòng đến đặt vòng hoa và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Nâng cao nhận thức quốc tế về tình hình nhân quyền ở Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Phó Trưởng ban Ban Chỉ đạo Nhân quyền Chính phủ Đỗ Hùng Việt phát biểu chỉ đạo Hội thảo. Ảnh: BTC
(PLVN) - Ngày 19/12, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Nhân quyền Chính phủ phối hợp với Báo Thế giới và Việt Nam tổ chức Hội thảo “Thông tin đối ngoại về quyền con người trong tình hình mới”. Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Phó Trưởng ban Ban Chỉ đạo Nhân quyền Chính phủ Đỗ Hùng Việt phát biểu chỉ đạo Hội thảo.

Thủ tướng chỉ đạo Bộ Công an 'vào cuộc' điều tra vụ cháy quán cà phê đường Phạm Văn Đồng

Hiện trường vụ cháy.

(PLVN) - Liên quan đến vụ cháy quán cà phê trên phố Phạm Văn Đồng (Hà Nội) khiến 11 người tử vong, Thủ tướng Phạm Minh Chính gửi lời thăm hỏi, chia buồn sâu sắc tới thân nhân, gia đình người bị nạn; đồng thời chỉ đạo các cơ sở khám chữa bệnh tạo điều kiện tốt nhất để cứu chữa người bị thương trong vụ cháy; khẩn trương điều tra và xử lý nghiêm đối tượng vi phạm.

Khai mạc Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Một số chủng loại xe tăng tại Triển lãm.
(PLVN) -  9h hôm nay, 19/12, Triển lãm Quốc phòng quốc tế (QPQT) Việt Nam lần thứ hai năm 2024 chính thức khai mạc. Triển lãm được tổ chức nhằm tăng cường, mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, đối ngoại quốc phòng, tạo dựng lòng tin giữa Việt Nam và các nước trên thế giới; chia sẻ chính sách, đường lối đối ngoại quốc phòng; chủ trương xây dựng quân đội và phát triển nền công nghiệp quốc phòng (CNQP) Việt Nam.