Quê hương trong thơ Đinh Nho Tuấn

Tiến sỹ kinh tế, nhà thơ Đinh Nho Tuấn
Tiến sỹ kinh tế, nhà thơ Đinh Nho Tuấn
(PLVN) - “Em tôi”, NXB Hội Nhà văn, quý 3/2019 là tập thơ thứ 2 của tiến sỹ kinh tế Đinh Nho Tuấn. So với “Xin hãy cho anh vội” xuất bản năm 2018, tập này dày dặn hơn, với 320 trang nội dung và 100 bài có lẻ. Thật sự ngưỡng mộ Đinh Nho Tuấn.

Thực ra thì Đinh Nho Tuấn còn là cái tên “khá lạ” trong “làng thơ” và lạ hơn trên “thi đàn”. Dẫu, sinh ra anh đã làm thơ, con nhà chữ nghĩa – bố anh nguyên là Tổng biên tập báo Hà Tĩnh, cụ Đinh Nho Liêm, bút danh Minh Nho.

GS. Phong Lê, nguyên Viện trưởng Viện Văn học trong lời giới thiệu tập thơ “Em tôi” có nhận xét: “Thời cuộc hơn và thế sự hơn”. Đúng là so với “Xin hãy cho anh vội”, nghe tên tập thơ người đọc đã nghĩ ngay đến thơ tình thì “Em tôi” đề tài trong thơ, cảm hứng sáng tạo của Đinh Nho Tuấn rộng hơn, mở hơn.

Tôi không tìm “em” trong tập thơ này của Đinh Nho Tuấn. Đọc xong tập thơ của Đinh Nho Tuấn, trào lên tình cảm nhớ quê. Đinh Nho Tuấn sinh ra từ quê, tâm hồn thuộc về quê, dẫu “sống trong đời sống” anh đã từng học tập ở Nga, hiện lập nghiệp tại TP Hồ Chí Minh.

Hà Tĩnh luôn hiện hữu trong tâm hồn Đinh Nho Tuấn, trong trong tập “Xin hãy cho anh vội”:

Con mượn thơ cha làm mái chèo ngược dòng Lam

Qua miền Nghi Xuân hướng về rừng Pù Mát

Nước vỗ mạn thuyền ngàn câu lục bát

Lấp lóa sao trời thương kiếp Tố Như

(Dòng Lam dòng La)

Trong trái tim mỗi người Việt Nam, ngoài tình mẫu tử được xếp vào vị trí đặc biệt, tình yêu quê hương có lẽ là thứ tình cảm thiêng liêng nhất. Mỗi người sinh ra, ai mà không có cội nguồn gốc gác, ai mà không có quê hương. Quê hương là nơi ta sinh ra và lớn lên, nơi chôn rau cắt rốn của ta. Quê hương cho ta những kỷ niệm ngọt ngào, cho ta tuổi thơ tươi đẹp. Quê hương dạy ta những bài học làm người đầy ý nghĩa, để cho ta lớn khôn và trưởng thành. Với Đinh Nho Tuấn cũng vậy, quê hương có một vị trí vô cùng đặc biệt, chiếm một vị trí quan trọng trong thơ anh. 

Đến “Em tôi”, tình yêu quê hương trong thơ Đinh Nho Tuấn trở nên da diết hơn. Có thể đó là dư vị hạnh phúc một “đêm quê” theo suốt cuộc đời: “Em mơ đêm lạnh/ Khép mình triền đê/ Ôm anh ấm gió/ Ngã vào đêm quê” (Đêm quê).

Yêu quê đến da diết, và tự hào về xứ Nghệ “Đi năm châu nơi mô/ Cũng húc vào người Nghệ”, (Người Nghệ).

Trong văn hiến Việt Nam, Hà Tĩnh nổi lên là vùng đất giàu bản sắc văn hóa. Đất anh hùng, đất học, đất nhạc, đất thơ, đó là “căn cước”, là gương mặt riêng của Hà Tĩnh. Đây là nơi giàu truyền thống yêu quê hương, đất nước, kiên cường, dũng cảm trong chống giặc ngoại xâm, tạo nên bản sắc văn hóa vùng miền rất rõ nét. Tuy nhiên, cũng không ít điều dở cần phải thay đổi trong môi trường hội nhập.

Đinh Nho Tuấn nhìn ra trong thơ anh: “Yêu chi yêu đến dập vùi/ Ghét chi phang thẳng đến đui đến què”. Yêu đến dâng hiến, phân thân. Đó là nét đẹp. Nhưng cục cằn, gia trưởng, cục bộ thì không thể không khắc phục. Dẫu vậy, nhưng “Anh ơi, chơ răng mà xúc thơ từng đọi/ Đổ xuống mùa em say cả ánh trăng rằm”. Đinh Nho Tuấn đã có những cố gắng trong việc tạc chân dung con người xứ sở trong “Người Nghệ”.

 

Tất nhiên, tình yêu quê hương trong thơ Đinh Nho Tuấn không bó hẹp trong phạm vi Hà Tĩnh hay xứ Nghệ. Trong tập “Em tôi” có những bài thơ thế sự thấm đẫm tình yêu đất nước.

Gấp tập thơ “Em tôi” của Đinh Nho Tuấn, tôi bị ám ảnh bởi bài thơ “Gạc Ma” của anh: “Gạc Ma! Gạc Ma!/ Nghĩa trang lòng biển/ Không khói, không hương,/ Không di ảnh, không đường mòn mộ chí”

Với lên trời cao mây xanh vời vợi

Cào xuống biển khơi đau rạn đá ngầm

Nước non linh thiêng có tiếng mà câm

Giang sơn quằn đau, khoanh tay là nhục”

(Gạc Ma)

Bài thơ này Đinh Nho Tuấn viết năm 2018, nhân 30 năm sự kiện Gạc Ma, tưởng niệm linh hồn 64 liệt sỹ đã hy sinh vì chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Đinh Nho Tuấn còn có nhiều bài thơ khác viết về các địa danh, về các vùng quê trên đất nước Việt Nam như “Sông Hồng”, “Hà Nội và nỗi nhớ”, “Những đứa bé Mẫu Sơn”...

Anh ước gọi trăng về đêm biển

Cánh buồm xa sáng một chấm chân trời

Đôi ta ngồi trong đêm thanh vắng

Mắt em nồng nàn ước một ánh sao rơi

(Anh ước)

Trái tim Đinh Nho Tuấn đa cảm, Hơn 100 bài thơ trong tập “Em vội”, dù với nhiều đề tài, tuy nhiên trong phần lớn các bài thơ đều thấm đẫm tình yêu quê hương đất nước. Với trái tim ấy, không khó hiểu khi Đinh Nho Tuấn đã dành gần 30 triệu tiền bán tập thơ “Em vội” về quê hương làm công tác từ thiện. Đó là hành động “thơ” của một “trái tim thơ”

Tin cùng chuyên mục

“Mặt nạ da người” - bộ phim khắc họa hình ảnh người làm báo được khán giả đánh giá cao. (Ảnh trong phim)

Nghề báo trong điện ảnh - 'mỏ vàng' còn bỏ ngỏ

(PLVN) - Trong nền điện ảnh Việt Nam hiện nay, các đề tài về tình yêu, hình sự, tâm lý xã hội hay gia đình vẫn chiếm tỷ lệ lớn. Thế nhưng, một điều dễ nhận thấy là phim về nghề báo - một nghề nghiệp giàu kịch tính, đầy trăn trở và có chiều sâu xã hội - lại xuất hiện rất hiếm hoi, thậm chí gần như bị bỏ quên. Đây là điều gây tiếc nuối cho cả giới làm nghề báo và khán giả yêu điện ảnh.

Đọc thêm

Nhiều hoạt động kỷ kiệm 80 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9

Ảnh minh hoạ.

(PLVN) -  Chuỗi các hoạt động kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám thành công và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam vừa chính thức được Ban chỉ đạo Trung ương phê duyệt. Theo đó, nhiều hoạt động quy mô lớn như diễu binh, hội thảo, triển lãm, chương trình nghệ thuật và bắn pháo hoa sẽ được tổ chức trên cả nước nhằm lan tỏa tinh thần yêu nước, bồi đắp niềm tin và khát vọng phát triển đất nước. 

32 tác phẩm thư pháp tại “Không gian văn hóa sen và Kiều”

Các đại biểu, du khách thưởng lãm và chụp ảnh tại "Không gian văn hóa sen và Kiều). (ảnh T.Dương)
(PLVN) - Không gian văn hóa Sen và Kiều giới thiệu 32 tác phẩm thư pháp mà phần lớn trong đó thể hiện những vần thơ trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, đặc biệt là những câu thơ trực tiếp đề cập hoặc gợi lên hình ảnh hoa sen với giá trị ẩn dụ tinh tế.

TS.NSND Quốc Hưng trở thành Giám đốc Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam

Tân Giám đốc Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam - TS.NSND Quốc Hưng mong muốn Học viện là trung tâm kết nối, hợp tác quốc tế trong âm nhạc nhưng vẫn giữ vững bản sắc dân tộc (ảnh P.V).
(PLVN) - Tân Giám đốc Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam - TS.NSND Quốc Hưng mong muốn Học viện không chỉ là nơi đào tạo đỉnh cao, mà còn là nơi nuôi dưỡng sáng tạo, bệ phóng cho các tài năng trẻ, đồng thời là trung tâm kết nối, hợp tác quốc tế trong âm nhạc nhưng vẫn giữ vững bản sắc dân tộc.

“Lời thề thứ 9” - khát vọng bảo vệ lẽ phải

“Lời thề thứ 9” của nhà viết kịch nổi tiếng Lưu Quang Vũ đề cập lý tưởng của người lính trong những biến động xã hội thời kỳ đầu đổi mới (ảnh ĐTH Hà Nội)
(PLVN) - Không dừng lại ở việc phê phán, vở diễn “Lời thề thứ 9” của nhà viết kịch nổi tiếng Lưu Quang Vũ còn gửi gắm thông điệp nhân văn sâu sắc về tình quân dân, niềm tin vào chính nghĩa và khát vọng bảo vệ lẽ phải.

Cuộc đời vẹn toàn của giọng ca 'Ướt mi'

Cuộc đời vẹn toàn của giọng ca 'Ướt mi'
(PLVN) - Khi nhắc đến tài năng gắn liền với nhan sắc, khán giả không thể quên được nữ ca sĩ Thanh Thúy. Bà sở hữu thiên phú âm nhạc với giọng ca trầm buồn cuốn hút cùng gương mặt kiều diễm xứng danh xưng “Hoa hậu Nghệ sĩ”.

“Báo chí đồng hành xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp trong kỷ nguyên mới”

Quang cảnh hội thảo: “Báo chí đồng hành xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp trong kỷ nguyên mới” (ảnh T.Dương).
(PLVN) - Hướng tới kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21.6.1925 - 21.6.2025), ngày 5/6/2025 tại Hà Nội, Cục Báo chí, Báo Văn Hóa (Bộ VH-TT& DL) phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa TP Hà Nội tổ chức Hội thảo “Báo chí đồng hành xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp trong kỷ nguyên mới”.

Những điều ít biết về Á Hậu Biển Đảo Việt Nam 2025 - Tường Vy

Nguyễn Tường Vy - giành ngôi vị Á hậu 2 tại cuộc thi Hoa hậu Biển Đảo Việt Nam 2025.
(PLVN) -   Từ quyết định đầy dũng cảm khi bắt đầu lại từ con số 0 tại Hoa hậu Biển Đảo Việt Nam 2025, Tường Vy không chỉ chinh phục ngôi vị Á Hậu mà còn lan tỏa một thông điệp bảo vệ môi trường mạnh mẽ. “Nuôi Cây - Vườn của tôi trên biển ” là một hành trình đầy nghị lực và trách nhiệm mà cô gái trẻ muốn mang đến cho biển cả Việt Nam. Hành trình của Tường Vy là minh chứng cho sự kiên trì, khát vọng và tình yêu mạnh mẽ với thiên nhiên.

Những tín hiệu tích cực từ phim hoạt hình Việt Nam

 Bộ phim “Dế Mèn: Cuộc phiêu lưu tới xóm lầy lội” khẳng định tiếng nói của hoạt hình Việt Nam trong thị trường phim đầu mùa hè năm nay. (Ảnh từ clip)
(PLVN) - Hoạt hình vốn là một “địa hạt” đang bị bỏ ngỏ của điện ảnh Việt Nam. Tuy nhiên, thời gian gần đây có thể nhận thấy những dấu hiệu tích cực của phim hoạt hình Việt Nam, khi đã có những bộ phim chất lượng về cả hình ảnh, nội dung được ra mắt và vươn dần ra thị trường quốc tế.