Quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động...sự thật trong cuộc sống “địa ngục” của tu nghiệp sinh Nhật Bản

Thực tập sinh người Trung Quốc Li Jin (trái) và Wang Xile trong phòng trọ ở Hokota, tỉnh Ibaraki, Nhật Bản
Thực tập sinh người Trung Quốc Li Jin (trái) và Wang Xile trong phòng trọ ở Hokota, tỉnh Ibaraki, Nhật Bản
(PLO) - Khi các cuộc tranh luận diễn ra ngày càng quyết liệt, truyền thông Nhật Bản có những bài báo về "lao động cưỡng bức", "điều kiện như địa ngục", quấy rối tình dục và người lao động bị đối xử như "nô lệ".

Vỡ mộng ở đất nước mặt trời mọc

War Nu, 27 tuổi, rời làng ở miền trung Myanmar vào cuối năm ngoái để đến Nhật Bản. Cô đã vay gần 3.000 USD để trả cho công ty môi giới nhằm kiếm được một công việc trong ngành may mặc. Cô được hứa hẹn mức lương tốt và cả cơ hội học kỹ năng mới tại đất nước nổi tiếng công nghệ tiên tiến.

Thế nhưng, cô cuối cùng nhận được công việc đơn giản là đóng gói hàng may mặc vào hộp các tông từ 7h đến 22h hoặc thậm chí nửa đêm, 6 hoặc 7 ngày một tuần. Mức lương cơ bản của cô là 530 USD, chỉ bằng một nửa mức được hứa hẹn, cô còn bị ông chủ quát mắng liên tục. "Thật vô nhân đạo", cô nói. "Ngày nào tôi cũng bị căng thẳng, tôi rất lo lắng. Tôi không biết diễn tả thế nào thành lời. Tôi đã khóc rất nhiều".

War Nu đến Nhật Bản theo Chương trình Đào tạo Tu nghiệp sinh Kỹ thuật (TITP), được thiết kế để giảm bớt tình trạng thiếu lao động của Nhật và trợ giúp các quốc gia trong khu vực. Chương trình này đào tạo cho người lao động, chủ yếu là người châu Á, 3-5 năm trước khi cho họ về nước. 

Đối mặt với tình trạng dân số suy giảm và nhanh chóng già đi, Thủ tướng Nhật Shinzo Abe tháng này đệ trình một dự thảo luật trước quốc hội cho phép 345.000 lao động nước ngoài có tay nghề khá đến Nhật trong vòng 5 năm tới. Động thái này làm dấy lên tranh luận gay gắt tại quốc hội và cả trên truyền thông. Đảng đối lập chỉ trích kế hoạch của Abe là mơ hồ và hấp tấp.

Nhiều người nói rằng Abe trước hết cần dọn sạch "mớ hỗn độn" là chương trình đào tạo tu nghiệp sinh trước khi mở cửa cho thêm hàng trăm nghìn lao động nước ngoài.

"Với cái mác đào tạo kỹ thuật, chương trình này sử dụng người nước ngoài như lao động giá rẻ, có thể dễ dàng sa thải, để lấp đầy tình trạng thiếu lao động", Shiori Yamao, lãnh đạo đảng đối lập Dân chủ Hiến pháp, nói. "Chúng ta nên sửa đổi cách thiết kế chương trình này vì phẩm giá của quốc gia".

Khi các cuộc tranh luận diễn ra ngày càng quyết liệt, truyền thông Nhật Bản đã tập trung vào những vấn đề của TITP, với những bài báo về "lao động cưỡng bức", "điều kiện như địa ngục", quấy rối tình dục và người lao động bị đối xử như "nô lệ".

Hiệp hội Liên đoàn Luật sư Nhật Bản tháng trước đưa ra báo cáo kêu gọi xóa bỏ toàn bộ hệ thống tu nghiệp sinh. "Thực tế là rất ít tu nghiệp sinh được đào tạo", luật sư Masashi Ichikawa nói. Các luật sư cho biết vấn đề chính là tu nghiệp sinh không được chuyển sang làm việc cho chủ lao động khác theo điều kiện thị thực. Nếu họ than phiền, họ đối mặt với nguy cơ mất việc và bị trục xuất.

"Thông thường, người lao động có cơ hội chuyển việc nếu điều kiện công việc không thỏa đáng", Ichikawa nói. Nhưng các thực tập sinh thì "phải nín nhịn chịu đựng ngay cả khi họ bị áp bức hay vi phạm nhân quyền".

Trong báo cáo hàng năm về nạn buôn người, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết chương trình này đã dẫn đến một số vụ cưỡng bách lao động và người lao động phải trả hàng nghìn USD để kiếm được việc ở Nhật Bản, nhưng cuối cùng bị mắc kẹt trong những điều kiện tồi tệ.

Khoảng 270.000 người nước ngoài, nhiều người từ Trung Quốc, Philippines và Indonesia làm việc tại Nhật Bản theo chương trình TITP.  Một số người làm nông như hái dâu tây ở Ibaraki và rau diếp ở Nagano trong khi những người khác làm việc trong ngành sản xuất hoặc xây dựng. 

Gifu, thành phố trung tâm của ngành dệt may, ngày càng phụ thuộc vào lao động nước ngoài giá rẻ để duy trì tính cạnh tranh. Làm việc tại một công ty tên là King Style, War Nu cho biết cô bị cấp trên đối xử như một nô lệ hơn là một tu nghiệp sinh.

"Tôi liên tục phải chịu đựng những ngôn từ xúc phạm, tôi thậm chí không được phép nói chuyện với bạn bè", cô nói. "Nếu tôi không tuân theo lời ông ta, ông ta sẽ nói “người Myanmar không tốt” và dọa đuổi tôi về nước. Tôi rất sợ, nhưng tôi đã nín nhịn chịu đựng".

Hơn hơn 70% số cơ sở bị kiểm tra vi phạm

Bộ Ngoại giao Mỹ và Tổ chức Theo dõi Nhân quyền có trụ sở tại New York nói rằng người lao động thường vay mượn số tiền lớn để kiếm việc làm, nhưng cuối cùng phải làm việc nhiều giờ trong khi được trả lương dưới mức tối thiểu. Nhiều người làm việc trong điều kiện nguy hiểm hoặc không hợp vệ sinh, một số người đối mặt với nguy cơ bị phạt tiền nặng nếu họ không hoàn thành hợp đồng.

"Lạm dụng tình dục và các quy tắc vi phạm quyền riêng tư, chẳng hạn như cấm dùng điện thoại di động hay yêu đương, cũng là những vấn đề quan trọng", Tổ chức Theo dõi Nhân quyền cho biết.

Các hành vi lạm dụng này khiến nhiều công nhân bỏ trốn: Khoảng 7.000 người biến mất vào năm ngoái, thêm 4.300 người bỏ việc trong sáu tháng đầu năm nay. Nhiều người trở thành những lao động không có giấy tờ.

Công nhân nhà máy chế biến cá tại Kamaishi, Nhật. Khoảng 10% công nhân ở đây là thực tập sinh nước ngoài.
Công nhân nhà máy chế biến cá tại Kamaishi, Nhật. Khoảng 10% công nhân ở đây là thực tập sinh nước ngoài.

Nhận thấy chương trình mang đến tiếng xấu cho đất nước, Nhật Bản đã sửa luật vào năm 2017 để tăng cường giám sát các công ty có thể vi phạm quy tắc và thành lập Cơ quan Đào tạo Tu nghiệp sinh Kỹ thuật (OTIT) mới để giám sát chương trình.

Trước khi luật này có hiệu lực, một cuộc điều tra của Bộ Lao động Nhật năm 2017 đã cho thấy rằng chủ lao động vi phạm quy định tại hơn 4.000 địa điểm, tức hơn 70% số cơ sở bị kiểm tra, khi ép nhân viên làm việc nhiều giờ, thiếu an toàn, trả lương thấp hoặc không đủ.

Kenichi Tatezaki, phát ngôn viên của OTIT, cho biết trong tương lai các công ty bị phát hiện vi phạm quy định có thể bị cấm nhận lao động nước ngoài. Hiện chỉ có một công ty bị tước giấy phép, Tatezaki cho biết các cuộc điều tra khác đang được tiến hành.

Tuy nhiên, các nhà hoạt động nói rằng vẫn có ít thay đổi trong thực tế. "Các công ty Nhật không bị phạt", Myint Swe, chủ tịch Công đoàn của Công dân Myanmar cho biết. "Đây là phân biệt đối xử".

Các chuyên gia nói rằng chương trình này củng cố lối suy nghĩ rằng người nước ngoài là lao động giá rẻ chứ không phải là thành viên của xã hội, những người bỏ trốn là tội phạm chứ không phải là nạn nhân của lao động cưỡng bức.

Trung Quốc, Đài Loan và Hàn Quốc cũng phải đối mặt với tình trạng dân số già hóa, họ cũng sẽ cần nhiều lao động nước ngoài hơn trong những năm tới. Chính phủ Nhật Bản hiểu rằng họ cần phải cạnh tranh hơn nếu muốn thu hút những lao động nước ngoài tốt nhất, đó là lý do tại sao ông Abe đã quyết định giảm bớt hạn chế và chấp nhận cấp thị thực cho lao động có kỹ năng khá chứ chưa phải lành nghề.

Yoshihito Kawakami, luật sư chuyên bảo vệ công nhân bị lạm dụng nói: "Chính phủ đã hy vọng chương trình này sẽ cung cấp đủ lao động, nhưng cuối cùng họ nhận ra rằng họ không thể nói dối được nữa".

Takeyuki Hara, luật sư tại Công ty Luật Olympia đại diện cho King Style, cho biết công ty thừa nhận đã có hành vi vi phạm tiêu chuẩn lao động dưới dạng như chưa thanh toán lương. 

Với sự giúp đỡ của Myint Swe và JAM - Hiệp hội kim loại, máy móc và công nhân sản xuất Nhật Bản, War Nu đã được đổi việc và vẫn giữ được visa. Cô làm việc tại một nhà máy may khác ở Gifu có điều kiện tốt hơn nhiều. Cô và bạn bè giờ đã vui vẻ hơn rất nhiều.

Lực lượng lao động Nhật Bản trong độ tuổi từ 16 đến 64 đang giảm nhanh chóng, tuy nhiên, chính quyền của Thủ tướng Shinzo Abe khẳng định Nhật Bản sẽ không chấp nhận "chính sách nhập cư" để giải quyết tình trạng thiếu hụt lao động. Thay vào đó, nội các của ông Abe mở cửa cho lao động nước ngoài thông qua chương trình cấp thị thực tu nghiệp sinh.

Trong khuôn khổ chương trình, các công ty hoặc tổ chức Nhật mời lao động nước ngoài sang Nhật làm việc với tư cách là thực tập sinh muốn nâng cao kỹ năng nghề. Nhưng nhiều doanh nghiệp đã lợi dụng chương trình này để bóc lột người lao động, bắt công nhân làm thêm quá số giờ quy định, không trang bị bảo hộ lao động hoặc trả lương rẻ mạt.

Đọc thêm

Điều chỉnh “xét tuyển đại học sớm” để bảo đảm công bằng cho tất cả các thí sinh

Việc quy định chỉ tiêu xét tuyển sớm và quy định điểm chuẩn trúng tuyển cần bảo đảm được sự công bằng giữa các thí sinh trong các đợt xét tuyển. (Ảnh minh họa: Ngọc Hương)

(PLVN) - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hoàng Minh Sơn cho biết, việc có quy định chặt chẽ hơn nếu sử dụng học bạ để xét tuyển thì cần có kết quả học tập của cả năm lớp 12 cũng là hướng tới bảo đảm công bằng cho các thí sinh (TS) ứng tuyển. Nếu chỉ xét đến 5 học kỳ ở cấp THPT mà bỏ qua học kỳ II của lớp 12 sẽ khiến cho nhiều em chủ quan và không tập trung học tốt đều các môn.

Góp ý cho Kỳ tuyển sinh Đại học, cao đẳng năm 2025: Nên loại bỏ các phương thức tuyển sinh không bảo đảm chất lượng đầu vào

Tuyển sinh năm 2025 có nhiều thay đổi theo CTGDPT 2018. (Ảnh minh họa: PV)
(PLVN) - Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ) Việt Nam vừa có kiến nghị gửi Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) về giải pháp bảo đảm tính đồng bộ giữa nội dung Chương trình giáo dục phổ thông 2018 (CTGDPT 2018), việc triển khai thực hiện chương trình, tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH từ năm 2025.

Nâng cao hiểu biết pháp luật trong học sinh, sinh viên

Việc một bộ phận học sinh, sinh viên thiếu hiểu biết về pháp luật là một thực trạng đáng báo động. (Ảnh: BD)
(PLVN) - Thời đại công nghệ phát triển, giới trẻ có cơ hội tiếp cận nhiều thông tin nhưng cũng đối mặt với những hệ lụy, nhất là khi không được trang bị nền tảng kiến thức pháp luật. Một số bạn trẻ hiện nay “vô tư” thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật gây ra hậu quả nghiêm trọng chỉ vì thiếu hiểu biết pháp luật.

Ngăn ngừa thuốc lá mới xâm nhập học đường

Ảnh minh họa: Sở GD&ĐT Hà Nội
(PLVN) - Trước tình trạng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng diễn biến phức tạp, gia tăng nhanh ở giới trẻ, nhiều trường học tại các tỉnh/thành đã tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao ý thức cho học sinh về tác hại của thuốc lá mới, góp phần đẩy lùi mối lo này ra khỏi trường học.

20 năm kiến tạo tri thức của Trường Đại học Thành Đô

20 năm kiến tạo tri thức của Trường Đại học Thành Đô
(PLVN) -  Ngày 30/11/2024 đánh dấu cột mốc vàng son trong lịch sử của Trường Đại học Thành Đô – hai thập kỷ nỗ lực không ngừng để kiến tạo một môi trường giáo dục chuẩn mực, kiên định với sứ mệnh kiến tạo không gian tích hợp WILL, gắn kết hài hòa giữa học tập, nghiên cứu, giảng dạy, thực hành, hướng nghiệp và trải nghiệm cuộc sống. Lễ kỷ niệm có sự tham dự của đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo, các trung tâm và cơ sở giáo dục, các doanh nghiệp đối tác, bệnh viện, nhà trường, báo chí…

Thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm tại Việt Nam

PGS.TS. Trần Việt Dũng – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Luật TP.HCM phát biểu tại Hội thảo.
(PLVN) - Sáng ngày 30/11/2024, tại Trường Đại học Luật TP.HCM đã diễn ra hội thảo khoa học với chủ đề “Chính sách pháp luật thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm tại Việt Nam – Kinh nghiệm và thực tiễn”. Đây là sự kiện do Nhóm đề tài cấp Bộ tổ chức, thu hút sự tham gia của đông đảo chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý và đại diện doanh nghiệp trong lĩnh vực pháp luật, lao động và môi trường.

Dự thảo Quy chế tuyển sinh đại học 2025: Tăng trách nhiệm của các cơ sở đào tạo trong công tác tuyển sinh

Thay đổi dự thảo quy chế tuyển sinh đại học 2025, bảo đảm công bằng cho thí sinh. (Ảnh minh họa: ĐHQGHN)
(PLVN) - Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa công bố dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh đại học 2025. Theo đó, Bộ GD&ĐT đề xuất, các điểm xét, điểm trúng tuyển của các phương thức, tổ hợp môn sử dụng để xét tuyển phải được quy đổi tương đương về một thang điểm chung, thống nhất.

Bộ Công an thông tin về đề thi đánh giá năm 2025

Ảnh minh họa
(PLVN) - Bộ Công an cho biết, trong năm 2025, đơn vị sẽ hướng dẫn các cơ sở đào tạo trong ngành bám sát chương trình giáo dục phổ thông và thực hiện theo đúng các quy định trong tuyển sinh đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo.