Tham dự buổi toạ đàm có ông Hồ Văn Niên, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Gia Lai; ông Trương Hải Long, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai; bà Nguyễn Thị Thanh Lịch, Phó chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai; các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo tỉnh Gia Lai; lãnh đạo các ban, sở, ngành, đơn vị lực lượng vũ trang trên địa bàn.
Quang cảnh buổi toạ đàm. Ảnh: AS |
Phát biểu tại tọa đàm, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Trương Hải Long cho biết, với mong ước được đón Bác về với đồng bào Tây Nguyên và xuất phát từ sự đồng thuận của cán bộ, nhân dân, ngày 30/6/2008, Tỉnh ủy Gia Lai có Tờ trình số 23 gửi Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng xin chủ trương xây dựng Tượng đài Bác Hồ với các dân tộc Tây Nguyên.
Ngày 2/8/2008, Ban Chấp hành Trung ương Đảng có Thông báo số 171-TB/TW về kết luận của Bộ Chính trị đồng ý xây dựng Tượng đài Bác Hồ với các dân tộc Tây Nguyên tại thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai. Đây là niềm vui, niềm vinh dự lớn đối với tỉnh Gia Lai nói riêng và đồng bào các dân tộc Tây Nguyên nói chung.
Tượng đài Bác Hồ với các dân tộc Tây Nguyên là một trong những hạng mục quan trọng tại Quảng trường Đại đoàn kết. Quảng trường nằm ở trung tâm thành phố Pleiku, được hoàn thiện và tổ chức lễ khánh thành vào ngày 9/12/2012. Công trình có tổng diện tích 10,6 ha với nhiều hạng mục như: Tượng đài Bác Hồ với các dân tộc Tây Nguyên, dàn cồng chiêng, mô hình núi Hàm Rồng, hồ phun nước nghệ thuật, cột cờ, sân Quảng trường, thạch thư, tháp đá, hòn đá mã não, hồ sen, nơi thờ Bác Hồ Nhân dịp này, UBND tỉnh Gia Lai đã công bố Quyết định và trao Bằng xếp hạng Di tích cấp tỉnh Danh lam thắng cảnh Quảng trường Đại đoàn kết.