Quảng Trị: 20 năm từ bỏ “chén tạc chén thù”, dân bản vui thú làm ăn phát triển kinh tế

Quảng Trị: 20 năm từ bỏ “chén tạc chén thù”, dân bản vui thú làm ăn phát triển kinh tế
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Gần 20 năm thực hiện phong trào không uống rượu, bia, không hút thuốc lá, đời sống của người dân bản Cu Pua (xã Đakrông, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị) đã có nhiều khởi sắc. Người dân trong bản không còn say xỉn, bù khú bên mâm rượu, tất cả đều chú tâm vào làm ăn phát triển kinh tế, đỡ đần việc nhà với vợ con.

Tác hại từ uống rượu, bia

Bản Cu Pua nằm sát bên dòng sông Đakrông huyền thoại với 61 hộ dân và 278 nhân khẩu. Trước đây, đời sống của người dân Cu Pua rất khó khăn, thiếu thốn, hơn 70% người dân không biết chữ, trẻ em đều phải theo bố mẹ lên rẫy, nương làm quần quật nhưng vẫn không đủ cái ăn vì các ông bố thường vùi đầu vào rượu chè, cờ bạc bê tha.

Lý giải về việc này, một già làng người Vân Kiều ở bản Cu Pua giải thích rằng, vì những lúc đi rừng, luồn núi mệt mỏi, xung quanh rừng núi thâm u, lạnh lẽo nên thấy buồn chán rồi dần dần hút thuốc và uống rượu, sau đó nghiện lúc nào chẳng ai hay.

Lúc trước, mỗi khi bản Cu Pua có đám cưới hay giỗ và cả những ngày lễ lớn của bản làng luôn phải có một ché rượu cần lớn, thịt trâu, thịt bò bày la liệt trên các mâm cỗ và những bao thuốc lá được chuyền từ tay người này sang tay người khác. Họ uống rượu, múa hát và tâm sự thâu đêm suốt sáng. “Việc nương rẫy cứ để ngày mai”. Vì thế, người dân Cu Pua đã nghèo lại càng nghèo hơn.

Từng là người nghiện rượu, nhận thấy tác hại nhãn tiền của việc uống rượu, bia, hút thuốc lá và chơi cờ bạc triền miên, ông Hồ Ê Nót (SN 1974, nguyên trưởng bản Cupua) cho biết, thuở thanh niên, vì bồng bột nên mắc nhiều sai lầm. Ngày ấy, ông suốt ngày rủ bạn bè tụ tập ăn nhậu đến khi không nhậu nổi nữa mới về. Đến lúc lập gia đình, có con, ông cũng không thay đổi. Mọi việc từ nương rẫy đến việc nhà đều do một tay vợ ông cáng đáng.

Có hôm, trước khi lên nương, vợ Ê Nót đưa tiền nhờ Ê Nót mua thức ăn cho con, ông đã lấy số tiền đó để mua rượu uống, bỏ mặc con nhịn đói. Sau những trận say bí tỉ, Ê Nót trở về nhà. Hễ nghe tiếng vợ cằn nhằn, Ê Nót sẵn sàng xuống tay đánh đập vợ bất kể đúng sai. Giờ đây, Ê Nót luôn biết ơn đại gia đình đã thương cảm bỏ qua những lỗi lầm quá khứ để Ê Nót giữ được gia đình nhỏ hạnh phúc, sống vui vẻ khi con lớn khôn như hiện tại.

“Lúc trước, mình hay uống rượu, hút thuốc. Khi say xỉn thì hay la mắng, đánh đập vợ con nữa. Kinh tế gia đình ngày càng sa sút. Từ đó, mình quyết tâm bỏ rượu, thuốc lá và thường xuyên lên nương, rẫy làm việc với vợ con. Giờ đây, mình không uống rượu, hút thuốc lá nữa rồi. Kinh tế gia đình mình ngày càng khá hơn” - anh Nót vui vẻ nói.

Nhờ chú tâm vào làm ăn nên gia đình anh Hồ Ê Nót ngày càng khấm khá. Mới đây, anh Nót đã hùn vốn với một người em trong nhà để mua về nuôi hơn 50 con dê và 10 con bò. Rót ly nước mời khách từ bình trà nhỏ đã pha sẵn để trong nhà, Ê Nót nói: “Thay vì trước đây người dân hay uống rượu bia, bây giờ chỉ uống nước trà, nước lọc. Có khách đến nhà chơi cũng thế. Nhờ vậy, mà không còn những tệ nạn khác. Người dân thì chăm chỉ làm ăn hơn”.

Hành trình vận động dân bản bỏ bia, rượu

Do thói quen của các ông chồng, đám thanh niên trai tráng từ sáng đến tối ngồi ở nhà hút thuốc, uống rượu, chơi bài bỏ mặc cho vợ, mẹ lên nương, rẫy đã ăn sâu vào nếp nghĩ, nếp làm của người dân tộc Vân Kiều nơi đây.

Sau khi từ bỏ rượu bia, anh Hồ Ê Nót bắt đầu vận động mọi người làm theo mình. Anh Nót cho biết thêm, phong trào không hút thuốc, uống rượu được triển khai thực hiện ở bản Cu Pua cách đây hơn 15 năm trước, nhưng phải đến tận năm 2007, thì mới chính thức có hiệu quả. Vì không phải nói thay đổi là thay đổi ngay được mà phải “mưa dầm thấm đất”, mỗi ngày khuyên nhủ, động viên bà con một ít rồi dần dà họ mới hiểu và làm theo. Từ đây, đàn ông ở bản đã biết tác hại của rượu và thuốc lá. Thay vì ở nhà “chén tạc chén thù” cùng bạn bè thì nay họ đã biết vác rựa lên nương trồng ngô, trồng sắn với vợ, biết dành dụm tiền mua áo quần, sách vở cho con cái đi học.

Để người dân tuân thủ quy chế và xử lý công bằng với tất cả mọi người, trưởng bản và các già làng đã họp bàn đề ra những quy định xử phạt những ai vi phạm hút thuốc, uống rượu, không chăm chỉ làm ăn. Những quy định này được ghi rõ vào hương ước của bản làng. Theo đó, người dân bản Cu Pua hút thuốc, uống rượu mà bị phát hiện thì sẽ bị phạt 10 ngàn đồng, số tiền này sẽ được đưa vào quỹ chung và dùng vào việc tổ chức ngày lễ của bản. Những ai hút thuốc, uống rượu ở bản khác mà bị người trong bản phát hiện sẽ bị kiểm điểm, khiển trách trước toàn bản.

Một đám cưới ở Cu Pua không dùng rượu bia (ảnh Vietnamnet).Một đám cưới ở Cu Pua không dùng rượu bia (ảnh Vietnamnet).

Già làng Hồ Ê Chuốp phấn khởi nói: “Lúc trước, đám thanh niên ở bản chỉ biết ăn chơi lêu lỏng thôi. Từ khi chúng bỏ được thuốc lá, rượu bia và cờ bạc thì mới chú tâm vào làm ăn kiếm tiền. Giờ đây, nhà nào nhà nấy kinh tế đều khá hơn, 100% trẻ em được đến trường. Già mừng lắm!”. Để thực hiện theo đúng quy ước của làng, mọi người dân ở bản Cu Pua đều viết lên tường nhà mình dòng chữ “Chõi ngoãi ploong tưng đong” (tiếng Vân Kiều có nghĩa là “Không được uống rượu trong nhà”) và bài thơ nói rõ về tác hại của bia, rượu.

Trong các lễ hội lớn của bản làng cũng như đám cưới hay ma chay đều không có bóng dáng của rượu, bia, thuốc lá trên bàn mà thay vào đó là những lon nước ngọt, những tách trà nóng. Từ khi bỏ rượu, bia, thuốc lá, hầu hết các gia đình ở bản Cu Pua đều có cuộc sống khấm khá hơn, nhiều hộ có của ăn của để và đặc biệt là bệnh về viêm loét dạ dày, hen suyễn và viêm gan giảm đi rõ rệt.

Chị Hồ Kê Nít (24 tuổi) lấy chồng ở bản Cu Pua đã được vài năm cho hay: “Trước đây, chồng tôi hay uống rượu say rồi về la mắng, đánh đập vợ con. Nhưng từ khi bỏ rượu, bia, thuốc lá, anh ấy thường xuyên cùng tôi lên rẫy trồng cây sắn, cây ngô để có tiền cho con ăn học. Vợ chồng hòa thuận với nhau hơn. Con cái cũng được bố đưa đón đi học. Tôi rất vui”.

Nói về lợi ích của phong trào không uống rượu, bia, hút thuốc lá ở bản Cu Pua, chị Hoang Vân Trinh - cán bộ văn hóa xã Đakrông cho biết: “Từ khi bản Cu Pua thực hiện phong trào không uống rượu, bia, không hút thuốc lá, đời sống của người dân đã dần ổn định và đi lên. Đây là một mô hình rất tốt cần được nhân rộng cho các thôn bản khác học tập và làm theo.

Tôi cũng mong muốn cấp trên sẽ quan tâm, hỗ trợ thực hiện một chương trình thiết thực để vận động, tuyên truyền người dân trên địa bàn toàn xã bỏ rượu, bia, thuốc lá như người dân ở bản Cu Pua. Từ tuyên truyền, vận động người ở các cụm không rượu, bia. Dần dần nhiều cụm trong bản Cupua không uống rượu. Đến nay 100% người dân ở bản Cupua không uống bia, rượu”, chị Hoang Vân Trinh chia sẻ.

Ông Hồ Văn Thơm (SN 1972, trú tại thôn Vùng Kho) cho biết, lần gần đây nhất, ông tham dự đám cưới của đứa cháu ở bản Cupua. Buổi tiệc được tổ chức với gần 40 mâm nhưng không có chai rượu, chai bia nào. “Hôm ấy có nhiều khách lạ từ các tỉnh, huyện khác đến dự. Họ ngạc nhiên vì lần đầu thấy đám cưới không có bia, rượu. Sau khi hiểu ra đây là phong tục của bản thì họ rất vui. Trước khi về, họ không quên khen ngợi dân bản nơi đây có lối sống lành mạnh, văn minh”, ông Thơm kể lại.

Ông Hồ Văn Thanh, Chủ tịch xã Đakrông (huyện Đakrông, Quảng Trị) cho biết, người dân ở bản Cupua rất tự hào vì không uống rượu, bia. Việc làm này vừa đỡ tốn kém tiền của, hạn chế được việc ẩu đả và tai nạn giao thông. Đặc biệt là không còn tình trạng bạo hành gia đình. Từ đó, đàn ông ở bản biết chăm lo cho gia đình, kinh tế nhờ vậy mà cải thiện lên rất nhiều.

Đọc thêm

Những mái ấm nơi địa đầu cực Bắc của Tổ quốc

Các đồng chí lãnh đạo tỉnh Hà Giang thăm, tặng quà gia đình CCB Nông Văn Băng (thôn Bó Củng, thị trấn Yên Phú, huyện Bắc Mê) nhân dịp về nhà mới. (ảnh: Dangcongsan.vn)
(PLVN) - Cùng với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, trong những năm qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể trên địa bàn tỉnh Hà Giang đã thực hiện tốt chương trình hỗ trợ xây dựng nhà ở với cách làm bài bản, quyết liệt, đạt được kết quả tích cực.

Mẹ và con trai cùng tình nguyện vào điểm nóng chống dịch

Bà Nguyễn Thị Sáu (trái) tặng quà cho người dân khó khăn.
(PLVN) - Mẹ là cán bộ phụ nữ, tích cực tham gia công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại địa phương. Con là bác sĩ trẻ, tình nguyện dấn thân vào “điểm nóng” TP HCM chống dịch. Đó là chuyện về mẹ con bà Nguyễn Thị Sáu - Lê Hồng Cường (ngụ khu phố 3, phường Ghềnh Ráng, TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định).

Nữ sinh nghèo xứ Nghệ viết kỳ tích học tập từ căn gác trọ

Em Lê Thị Hiền.
(PLVN) - Thiếu thốn tình cảm của bố, gia đình khó khăn, ba mẹ con sống trong gác trọ chật chội nhưng Hiền luôn nỗ lực trong học tập. Nữ sinh xứ Nghệ đã đạt được những thành tích đáng nể như giải Nhì Học sinh giỏi quốc gia môn Ngữ văn, đạt 27,4 điểm xét tuyển đại học khối D.

An ninh Đông Á – Nơi niềm tin được bảo vệ

An ninh Đông Á từng bước khẳng định chỗ đứng của mình trong phân khúc dịch vụ bảo vệ chất lượng cao và uy tín hàng đầu tại khu vực miền Nam.
(PLVN) - Với phương châm “Chất lượng tiên phong – Dịch vụ hàng đầu – Nơi niềm tin được bảo vệ” , Công ty TNHH MTV Dịch vụ Bảo vệ An ninh Đông Á đã từng bước khẳng định chỗ đứng của mình trong phân khúc dịch vụ bảo vệ chất lượng cao và uy tín hàng đầu tại khu vực miền Nam, mà mục tiêu cao nhất hướng đến là sự hài lòng của khách hàng.

Về Tây Ninh hiện thực hóa giấc mơ du lịch nông trại nghỉ dưỡng

Sông nước Vàm Cỏ hoang sư, kỳ thú.
(PLVN) - Tây Ninh ngoài việc được mệnh danh là nóc nhà Đông Nam Bộ với cảnh núi non hùng vĩ, thì dạo gần đây tỉnh này đang rộ lên mô hình du lịch nông trại nghỉ dưỡng hay còn gọi Farmstay, đây là kiểu du lịch tại nông trại, theo đó khách du lịch sẽ đến thăm một nông trại sản xuất, trực tiếp tham gia vào các công việc hàng ngày như một người nông dân thực thụ.

Huyện Định Quán trên đà đổi mới, vươn mình mạnh mẽ

Đến nay, 13/13 xã của huyện Định Quán được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, huyện được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, 06 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.
(PLVN) - Với tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trong giai đoạn 2015-2020 hơn 5.700 tỷ đồng; tổng thu ngân sách nhà nước tăng bình quân 14,9%/năm, đạt và vượt chỉ tiêu, huyện Định Quán (tỉnh Đồng Nai) đang trên đà đổi mới, với những bước tiến vượt bậc...

Huyện miền núi Anh Sơn chuyển mình sau 10 năm xây dựng nông thôn mới

Cầu Cây Chanh huyện Anh Sơn.
(PLVN) - Sau 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2010 - 2020, đến nay bộ mặt làng quê tại huyện Anh Sơn (Nghệ An) có những đổi thay rõ rệt. Từ cơ sở hạ tầng đến đời sống vật chất và tinh thần của người dân từng bước được nâng lên.

Tình người trong hoạn nạn

Báo Pháp luật Việt Nam VP tại Đồng Nai ủng hộ 50 tấn rau, cả quả cho lực lượng tuyến đầu và đồng bào vùng dịch tại Đồng Nai và TP HCM.
(PLVN) - Khó khăn, hiểm nguy do dịch bệnh hoành hành cũng không ngăn được những chuyến tàu, chuyến xe ngày đêm bền bỉ đưa sức người, sức của đến “tiếp lửa” cho đồng bào vùng tâm dịch... Rất nhiều câu chuyện ấm áp nghĩa tình được chia sẻ, lan tỏa như minh chứng kỳ diệu của tình người trong hoạn nạn...

Chuyện hàng ngàn sinh viên xung phong đi chống dịch tại Trường ĐH Y khoa Vinh

Hình ảnh xúc động tại buổi xuất quân ra Diễn Châu hỗ trợ phòng chống dịch của trường ĐH Y khoa Vinh.
(PLVN) - Với tinh thần “xung phong khi Tổ quốc cần và lên đường làm nhiệm vụ tại bất cứ thời điểm nào được điều động”, hàng nghìn sinh viên của trường ĐH Y khoa Vinh đã viết đơn tình nguyện tham gia tuyến đầu phòng, chống dịch Covid-19. Những bước chân đi đến điểm nóng của các y bác sỹ tương lai đã thể hiện khí thế nhiệt huyết của tuổi trẻ nhà trường, luôn sẵn sàng khi Tổ quốc gọi tên.

Đất Phủ Quỳ thay da đổi thịt từng ngày

Một góc trung tâm huyện Nghĩa Đàn.
(PLVN) - “Nam Đắk Lắk, Bắc Phủ Quỳ” - Phủ Quỳ ở đây là cách gọi khác của huyện Nghĩa Đàn (tỉnh Nghệ An), miền đất giàu đất đỏ badan, với nhiều tiềm năng lợi thế. Tuy vậy, đây cũng là huyện có 5/23 xã thuộc diện đặc biệt khó khăn, nơi sinh sống của nhiều đồng bào dân tộc thiểu số và 16 xã có xóm đặc biệt khó khăn.

“Bức tranh” nông thôn mới trên quê hương Bác

Huyện Yên Thành được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.
(PLVN) - Xác định nông thôn mới (NTM) là một chương trình trọng tâm, Nghệ An đã hành động quyết liệt, huy động cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc, phát huy tinh thần thi đua, yêu nước, phát huy vai trò chủ thể của người dân để xây dựng NTM. Đến nay, Nghệ An đạt được kết quả khá toàn diện và tiếp tục thực hiện cuộc vận động xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu.