Quảng Ninh xem xét hỗ trợ 100% học phí mầm non, phổ thông năm học 2021-2022

Trường THPT Hòn Gai (TP Hạ Long) được đầu tư nâng cấp, cải tạo và xây mới, chuẩn bị được đưa vào sử dụng trong năm học 2021-2022. Ảnh: Cổng TTĐT Quảng Ninh
Trường THPT Hòn Gai (TP Hạ Long) được đầu tư nâng cấp, cải tạo và xây mới, chuẩn bị được đưa vào sử dụng trong năm học 2021-2022. Ảnh: Cổng TTĐT Quảng Ninh
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Sáng nay (27/8), tại Kỳ họp thứ 3, HĐND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV thảo luận xem xét về chính sách quy định hỗ trợ học phí cho trẻ em mầm non và học sinh các trường phổ thông trên địa bàn tỉnh năm học 2021-2022.

Theo đề xuất, trong 9 tháng của năm học 2021 – 2022, trẻ em bậc học mầm non và học sinh các trường phổ thông công lập và ngoài công lập trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh sẽ được hỗ trợ 100% mức thu học phí công lập theo quy định.

Với chính sách này, sẽ có hơn 222.400 học sinh trên địa bàn tỉnh được hưởng lợi, trong đó ở bậc học mầm non là hơn 85.500 học sinh, bậc tiểu học ngoài công lập là 3.500 học sinh, THCS là hơn 92.000 học sinh và hơn 41.400 học sinh ở bậc THPT. Dự kiến nguồn kinh phí hỗ trợ trong năm học 2021-2022 sẽ là hơn 138,2 tỷ đồng, được lấy từ nguồn kinh phí phòng chống dịch Covid-19 được quy định tại Nghị quyết 326/NQ-HĐND ngày 8/2/2021 của HĐND tỉnh và nguồn ngân sách Trung ương hỗ trợ.

Tỉnh Quảng Ninh thể hiện quyết tâm cao trong vấn đề chăm lo cho giáo dục, từng bước phổ cập giáo dục phổ thông, và đặc biệt là thực hiện cải cách toàn diện giáo dục - đào tạo, lấy giáo dục đào tạo, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, sáng tạo và ứng dụng khoa học công nghệ làm động lực, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XV, nhiệm kỳ 2020 – 2025 đã đề ra nhiệm vụ: Thực hiện lộ trình hỗ trợ học phí cho học sinh từ bậc học mầm non đến hết THPT

Để sớm hiện thực hóa mục tiêu này đồng thời căn cứ bối cảnh thực tế, UBND tỉnh Quảng Ninh đã nghiên cứu, xây dựng tờ trình và đề xuất bổ sung nội dung quy định hỗ trợ học phí cho trẻ em mầm non và học sinh các trường phổ thông trên địa bàn tỉnh năm học 2021-2022 vào Nghị quyết về việc quy định một số chính sách đặc thù phòng, chống COVID-19 trên địa bàn tỉnh. Đây cũng là động thái tích cực của tỉnh Quảng Ninh để triển khai công văn số 3277/BGDĐT-KHTC ngày 04/8/2021 của Bộ GD&ĐT về việc chia sẻ khó khăn, hỗ trợ học sinh sinh viên và phụ huynh học sinh trong tình hình dịch bệnh Covid-19.

Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 kéo dài và hiện đang diễn biến hết sức phức tạp trên cả nước, gây ảnh hưởng nặng nề đến kinh tế và đời sống của nhân dân, việc Quảng Ninh ban hành cơ chế riêng về việc hỗ trợ học phí đối với con em nhân dân sinh sống và học tập trên địa bàn sẽ giảm bớt gánh nặng đối với người dân có thu nhập thấp, người dân sống ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn. Đồng thời, đây cũng sẽ là nguồn động viên, khích lệ các em học sinh trên địa bàn tỉnh trước thềm năm học mới 2021 - 2022.

Việc nghiên cứu, trình bổ sung chính sách hỗ trợ 100% mức thu học phí đối với học sinh từ bậc học mầm non đến THPT được tỉnh xem xét quyết nghị tại Kỳ họp lần này cũng là bước đi đầu tiên đầy đột phá, thể hiện quyết tâm chính trị cao của tỉnh trong việc thực hiện lộ trình hỗ trợ học phí cho học sinh từ bậc học mầm non đến hết bậc THPT, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XV, nhiệm kỳ 2020 – 2025. Đồng thời cũng khẳng định chính sách của tỉnh nhằm thực hiện phương châm mọi người dân đều được hưởng thành quả phát triển, không ai bị bỏ lại phía sau

Tin cùng chuyên mục

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Văn Phúc kiểm tra nguồn nước sạch tại Trường THCS Hiền Lương, huyện Hạ Hòa, Phú Thọ. (Nguồn: MOET)

Nỗ lực để tất cả học sinh đến trường vào đầu tuần tới

(PLVN) - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Nguyễn Văn Phúc cùng Đoàn công tác Bộ GD&ĐT vừa tới thăm các thầy, cô giáo, các em học sinh Trường Mầm non Hiền Lương, Trường Tiểu học Động Lâm và Trường THCS Hiền Lương, thuộc huyện Hạ Hòa - nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do bão số 3 của tỉnh Phú Thọ.

Đọc thêm

Bắc Ninh: 'Quả ngọt' từ chính sách về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo - Bài 2: Tiên phong đổi mới, bứt phá vươn lên top đầu ngành giáo dục

Bắc Ninh: 'Quả ngọt' từ chính sách về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo - Bài 2: Tiên phong đổi mới, bứt phá vươn lên top đầu ngành giáo dục
(PLVN) -  Với những bước đi táo bạo và quyết liệt trong việc triển khai Nghị quyết 29-NQ/TW, Bắc Ninh đã không chỉ nâng cao chất lượng giáo dục mà còn tạo ra những chuyển biến mạnh mẽ, đưa giáo dục của tỉnh vươn lên vị trí tốp đầu trong cả nước, từ đó từng bước hiện thực hóa khát vọng xây dựng nền giáo dục tiên tiến, toàn diện.

Bắc Ninh: 'Quả ngọt' từ chính sách về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo - Bài 1: Khơi dậy khát vọng đổi mới và phát triển giáo dục toàn tỉnh

Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh Nguyễn Anh Tuấn khen thưởng và chúc mừng cán bộ quản lý, giáo viên có thành tích xuất sắc trong công tác năm học 2023-2024. (Ảnh: Huyền Trang).
(PLVN) - Nghị quyết 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã mở ra hướng đi mới cho sự phát triển giáo dục của Việt Nam. Tại Bắc Ninh, việc thực hiện Nghị quyết này đã mang lại những thành tựu quan trọng, khẳng định vị trí tiên phong trong công cuộc đổi mới giáo dục của cả nước.

Ngành Giáo dục tổn thất nặng nề vì mưa bão

Giáo viên và phụ huynh Trường Tiểu học Kim Đồng, thành phố Yên Bái dọn dẹp, đẩy bùn khu vực cổng trường sau mưa lũ. (Ảnh: Báo Yên Bái)
(PLVN) - Bão số 3 và hoàn lưu sau bão đã để lại những tổn thất nặng nề cho ngành Giáo dục, trong đó có 55 học sinh, giáo viên tử vong; 3 học sinh và 1 giáo viên bị mất tích, 8 học sinh bị thương. Đến thời điểm hiện tại, 99 trường học vẫn chưa thể đón học sinh trở lại do nước lũ chưa rút hết.

Bảo đảm an toàn đón học sinh trở lại trường sau mưa bão

Các thầy cô Trường Tiểu học Yên Nghĩa (Hà Nội) đang dọn dẹp vệ sinh trường lớp chuẩn bị đón học sinh trở lại. (Nguồn: GDTĐ)
(PLVN) - Hàng trăm ngôi trường ngập trong biển nước, hàng nghìn học sinh phải tạm thời nghỉ học để bảo đảm an toàn. Cơn bão Yagi đi qua để lại tổn thất nặng nề cho các trường học. Hiện nay, để bảo đảm việc học tập cho học sinh, tất cả các trường học ở miền Bắc đang nhanh chóng khắc phục hậu quả, đón học sinh trở lại trường.

Làm sao để Toán học là lựa chọn của người trẻ Việt Nam?

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn phát biểu tại hội thảo. (Ảnh: MT).
(PLVN) - Năm 1974, khi đất nước còn chưa kết thúc chiến tranh, theo sáng kiến của một số nhà Toán học, đứng đầu là GS. Hoàng Tụy và được sự ủng hộ của Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Việt Nam lần đầu tiên cử đoàn 5 học sinh tham dự kỳ thi Olympic Toán học quốc tế dành cho học sinh trung học tại Cộng hòa Dân chủ Đức…

Chữa 'bệnh nhớ hè' cho học sinh, sinh viên

Phụ huynh nên dành thời gian tâm sự, trò chuyện tháo gỡ nút thắt trong lòng các em. (Ảnh minh họa, nguồn: Kenh14)
(PLVN) - Mặc dù đã bước vào năm học mới gần 2 tuần, nhưng vẫn còn rất nhiều học sinh, sinh viên rơi vào tình trạng “nhớ hè”, đếm ngày chờ lễ Tết tiếp tục đón các kỳ nghỉ dài. Tâm lý hậu nghỉ hè của một số học sinh khiến cho phụ huynh, giáo viên đau đầu “cứu chữa”.

Khuyến khích học tập suốt đời trong đoàn viên, người lao động

Khuyến khích học tập suốt đời trong đoàn viên, người lao động
(PLVN) -  Chiều 10/9, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Hội khuyến học Việt Nam tổ chức Lễ ký Chương trình phối hợp dưới sự chủ trì của GS. TS Nguyễn Thị Doan, Nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, Nguyên Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội khuyến học Việt Nam và Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang.

'Ủng hộ 1.000 đồng hay một chiếc bút chì cũng rất cần thiết'

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn quyên góp ủng hộ đồng bào khắc phục hậu quả cơn bão số 3.

(PLVN) - Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn kêu gọi toàn ngành Giáo dục, từ cán bộ, công chức đến học sinh, sinh viên và các tổ chức cá nhân hãy chung tay, góp sức bằng vật chất, tinh thần chia sẻ khó khăn với đồng bào vùng bão lũ. Dẫu ủng hộ 1.000 đồng hay một chiếc bút chì cũng rất cần thiết, bởi đó là tinh thần giáo dục, tinh thần chia sẻ cần phải làm.