Quảng Ninh: Nỗ lực thực hiện chuyển đổi số chương trình OCOP

Gian hàng sản phẩm OCOP Quảng Ninh được bày bán tại Hội chợ.
Gian hàng sản phẩm OCOP Quảng Ninh được bày bán tại Hội chợ.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Chương trình mỗi xã, phường một sản phẩm (OCOP) trong những năm qua đã đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao giá trị sản phẩm địa phương và cải thiện đời sống của nhân dân trên địa bàn Quảng Ninh.

Hiện nay, Quảng Ninh có 393 sản phẩm OCOP đạt chuẩn (từ 3-5 sao) được đưa lên các sàn thương mại điện tử, cụ thể: Sàn Voso: 160 sản phẩm, đạt 40%; Sàn thương mại điện tử Postmart: 108 sản phẩm, đạt 28%; Sàn thương mại điện tử OCOP tỉnh Quảng Ninh đang giới thiệu 393 sản phẩm OCOP, đạt 100%.

Các sản phẩm tiêu thụ tốt như: Trà hoa vàng Ba Chẽ, miến dong Bình Liêu, ruốc hàu Vân Đồn... Các sản phẩm OCOP đạt chuẩn từ 3-5 sao đưa lên các sàn thương mại điện tử đều chấp nhận các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt.

Theo thống kê, trong 6 tháng đầu năm 2024, Quảng Ninh đã tổ chức 2 hội chợ OCOP cấp tỉnh, 12 hội chợ trên địa bàn tỉnh (trong đó đã tổ chức 7 hội chợ, tuần lễ sản phẩm); tham gia 4 chương trình xúc tiến thương mại trong và ngoài nước.

Các hội chợ thu hút trên 120 nghìn lượt người đến tham quan mua sắm; tổng doanh thu bán hàng cả 2 hội chợ đạt trên 25 tỷ đồng, trong đó, doanh thu của khu gian hàng các địa phương trong tỉnh Quảng Ninh đạt 12 tỷ đồng.

Tính đến nay trên toàn tỉnh có 23 điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP; các điểm bán hàng OCOP đều có biển hiệu gắn logo OCOP, có giá kệ để xếp hàng hóa, có niêm yết giá. Các điểm bán hàng ngoài giới thiệu các sản phẩm OCOP trong tỉnh, còn kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP của các tỉnh thành trong cả nước; một số điểm còn có website giới thiệu hàng hóa và bán hàng qua các trang mạng xã hội như: facebook, Zalo, Tiktok...

Để sản phẩm OCOP phát triển bền vững, lâu dài, đặc biệt trong khâu quảng bá và tiêu thụ sản phẩm, tỉnh Quảng Ninh đã nỗ lực thực hiện chuyển đổi số chương trình OCOP. Các hoạt động như: Mua bán trên các sàn thương mại điện tử; thanh toán không dùng tiền mặt; sử dụng hóa đơn điện tử, nộp thuế điện tử, mã vạch, mã QR truy xuất nguồn gốc,... được ứng dụng ngày càng nhiều.

Quảng Ninh: Nỗ lực thực hiện chuyển đổi số chương trình OCOP  ảnh 1

Sản phẩm OCOP Quảng Ninh được bán trên trang web https://ocopquangninh.com.vn.

Tỉnh Quảng Ninh đã hỗ trợ trên 2.250 lượt cán bộ, người dân tham dự các hội nghị, chương trình tập huấn và tiếp cận khoa học kỹ thuật, chuyển đổi số. Cụ thể, đã tổ chức 12 hội nghị tập huấn, học tập cho trên 800 lượt người về chuyển đổi số trong lĩnh vực OCOP; hướng dẫn các tổ chức, cá nhân trong việc tạo tài khoản, viết bài, quảng bá về sản phẩm, dịch vụ OCOP để đăng trên các sàn thương mại điện tử, mạng xã hội. Đồng thời, tổ chức tập huấn chuyên sâu liên kết sản xuất chuỗi giá trị, chuyển đổi số cho 350 hội viên là lãnh đạo, thành viên hợp tác xã và doanh nghiệp OCOP trên địa bàn tỉnh.

Các địa phương cũng xây dựng và thành lập nhóm zalo hoặc mạng xã hội khác nhằm kết nối, liên kết và tạo diễn đàn trực tiếp trao đổi, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực về sản phẩm OCOP; đồng thời thông qua nhóm zalo này để tuyên truyền phổ biến các văn bản liên quan đến các tổ chức, cá nhân OCOP trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

Cùng với đó là sự vào cuộc của các ngành chức năng, cùng phối hợp với các địa phương xây dựng và hình thành hệ thống xúc tiến, quảng bá sản phẩm OCOP Quảng Ninh; ứng dụng công nghệ 4.0 và thực hiện chuyển đổi số trong quản lý, phát triển thương hiệu, phân phối, tiếp thị sản phẩm, phát triển thương mại điện tử, các kênh bán hàng ở vùng nông thôn.

Đồng thời, củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của sàn giao dịch điện tử, hệ thống điểm, trung tâm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP Quảng Ninh, củng cố, hoàn thiện các điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP theo tiêu chuẩn Quốc gia trên địa bàn tỉnh. Qua đó, nâng cao doanh số bán hàng OCOP của các tổ chức kinh tế tham gia chương trình.

Hiện nay, toàn tỉnh có 100% chủ thể OCOP tham gia vào các kênh bán hàng hiện đại (hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi, sàn giao dịch thương mại điện tử...). Tỉnh cũng chỉ đạo sử dụng phương thức thanh toán điện tử an toàn, tin cậy cho các giao dịch điện tử, tham gia hệ thống cơ sở dữ liệu truy xuất nguồn gốc thực phẩm nông lâm thủy sản an toàn trên địa bàn tỉnh; ứng dụng công nghệ thông tin truy xuất nguồn gốc sử dụng QR-code, minh bạch đến người tiêu dùng.

Đọc thêm

Bàn giao nhà tình nghĩa cho cựu quân nhân ở Bình Định

Đại tá Nguyễn Văn Thành trao bảng biểu trưng hỗ trợ xây dựng nhà tình nghĩa cho vợ chồng ông Bản.
(PLVN) - Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Bình Định vừa phối hợp với Sư đoàn 3 Sao Vàng tổ chức bàn giao nhà tình nghĩa cho cựu quân nhân có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở.

Quảng Ninh hội thảo thúc đẩy động lực tăng trưởng phát triển kinh tế di sản

Quang cảnh buổi hội thảo
(PLVN) - Ngày 21/12, tại huyện Vân Đồn, Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản, Hội đồng Lý luận Trung ương và Tỉnh ủy Quảng Ninh đồng tổ chức Hội thảo khoa học “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về thúc đẩy động lực tăng trưởng mới - góc nhìn từ thực tiễn phát triển kinh tế di sản của tỉnh Quảng Ninh”.

Bài học từ quan điểm "trọng tâm, trọng điểm" trong đầu tư công

 Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Nguyễn Đức Trung kiểm tra tiến độ dự án đường giao thông trọng điểm
(PLVN) - Quán triệt và thực hiện nghiêm nguyên tắc bố trí vốn có trọng tâm, trọng điểm, việc triển khai kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 của tỉnh Nghệ An đã khắc phục triệt để tình trạng bố trí vốn dàn trải, manh mún. Nhờ những giải pháp đồng bộ, quyết liệt, kịp thời, đến nay tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh Nghệ An đạt khá cao, phấn đấu hết năm 2024 đạt trên 97%.

Nghệ An: Hiện thực hóa kỳ vọng từ chiến lược đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư

Đại lộ Vinh – Cửa Lò được hoàn thành đưa vào sử dụng thành một biểu tượng mới cho thành phố Vinh.
(PLVN) - Trong bối cảnh nhu cầu nguồn lực để đầu tư phát triển là rất lớn, nhưng khả năng đáp ứng lại hữu hạn, Nghệ An đang áp dụng cách tiếp cận mới để khai thông các điểm nghẽn. Phương châm “Trọng tâm, trọng điểm” lấy nội lực làm căn bản, ngoại lực là quan trọng, kết hợp chặt chẽ nội lực với ngoại lực, lấy đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư, đã giúp tối ưu nguồn lực và đạt được những kết quả ấn tượng.

Nâng cao chất lượng công tác thông tin đối ngoại tại Hải Dương

: Các đại biểu tham dự Đại hội
(PLVN) - Nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác đối ngoại nhân dân trong tình hình mới, Chủ tịch HĐND tỉnh Hải Dương đề nghị Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị tỉnh cần phát huy tinh thần “Chủ động, linh hoạt, sáng tạo, hiệu quả" trong triển khai các hoạt động đối ngoại nhân dân. Nâng cao chất lượng công tác thông tin đối ngoại...

Trên 98% doanh nghiệp có tổ chức công đoàn tại Hà Nam ký thỏa ước lao động tập thể

Trên 98% doanh nghiệp có tổ chức công đoàn tại Hà Nam ký thỏa ước lao động tập thể
(PLVN) -  Ngày 20/12, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Hà Nam tổ chức hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết 02-NQ/TW ngày 12/6/2021 của Bộ Chính trị về “Đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới” (Nghị quyết 02), tổng kết hoạt động công đoàn năm 2024, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025.

Thượng tá Nguyễn Văn Dưỡng nêu gương, dẫn dắt xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện

Đồng chí Nguyễn Văn Dưỡng (thứ 2 từ phải sang) trao đổi công việc, giao nhiệm vụ cho cán bộ.
(PLVN) - Trên cương vị Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự (CHQS) huyện Lắk , tỉnh Đắk Lắk, Thượng tá Nguyễn Văn Dưỡng không chỉ tích cực học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ mọi mặt mà luôn sâu sát, sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ huy, hoàn thành tốt nhiệm vụ quân sự, quốc phòng (QS, QP) với nhiều thành tích nổi bật, được cấp ủy, chính quyền, đồng đội tín nhiệm, đánh giá cao.