Quảng Ninh “cấm” vận chuyển than bằng đường bộ

Xe chở than sẽ bị cấm hoạt động ở đường bộ dân dụng
Xe chở than sẽ bị cấm hoạt động ở đường bộ dân dụng
(PLO) - Nhằm tránh tình trạng xe quá tải, gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt là tránh tình trạng kinh doanh than trái phép, tỉnh Quảng Ninh đang thực hiện lộ trình để tiến tới cấm việc vận chuyển than bằng đường bộ từ 1/1/2017.

Sẽ hạn chế được than lậu?

Từ giữa tháng 8/2016, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh Nguyễn Văn Đọc chỉ đạo các ban ngành tỉnh này, đến ngày 31/12/2016, phải thực hiện chấm dứt hoàn toàn việc vận chuyển than bằng đường bộ, cương quyết không để xe than vận chuyển trên các tuyến quốc lộ 18A, 10A, 188 cũ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

Việc vận chuyển than sẽ được thực hiện trên các tuyến đường chuyên dụng, băng tải. Theo Bí thư tỉnh Quảng Ninh, việc vận chuyển than bằng đường thủy sẽ tránh được tình trạng xe quá tải làm hỏng hệ thống đường, hạn chế ô nhiễm môi trường, đặc biệt là tránh trường hợp trà trộn các xe vận chuyển, kinh doanh than trái phép. 

Việc khai thác và kinh doanh than lậu luôn là vấn nạn nhức nhối, làm đau đầu các nhà quản lý, gây thất thoát cho ngân sách nhà nước nhiều tỷ đồng mỗi năm. Dư luận đánh giá, sáng kiến cấm xe chở than trên đường bộ, chỉ được vận chuyển than bằng đường chuyên dụng, có sự kiểm soát chặt chẽ của cơ quan chức năng sẽ làm hạn chế vấn nạn khai thác và kinh doanh than lậu.

Để thực hiện chủ trương trên của lãnh đạo Tỉnh ủy Quảng Ninh, mới đây, UBND tỉnh Quảng Ninh vừa có công văn đề nghị các đơn vị ngành than có phương án điều chỉnh kinh doanh phù hợp với yêu cầu của tỉnh về việc chấm dứt vận chuyển than bằng đường bộ vào năm 2017. 

Theo đó, tỉnh Quảng Ninh đề nghị Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) và TCty Đông Bắc thực hiện vận chuyển than đúng quy định; khẩn trương đầu tư xây dựng, hoàn thiện hệ thống vận chuyển than bằng băng tải, các tuyến đường chuyên dụng và hệ thống cảng bến xuất than; có phương án điều chỉnh kinh doanh phù hợp.

Nhằm siết chặt yêu cầu này, tỉnh Quảng Ninh đã chỉ đạo công an tỉnh tăng cường kiểm tra tại các trạm kiểm soát liên ngành, kiểm soát vận chuyển than trên các tuyến đường quốc lộ thuộc địa phận Quảng Ninh; chỉ đạo Sở GTVT rà soát, đề xuất xử lý, thu hồi những cảng, bến than không phù hợp.

Gấp rút thực hiện

Ông Nguyễn Văn Đông (TP Cẩm Phả, Quảng Ninh) phản ánh, trước đây các xe tải vận chuyển than hoạt động rất nhiều, có dấu hiệu xe quá tải, xe chở lậu, đi với tốc độ chóng mặt. Việc này không chỉ làm hư hỏng đường sá, nguy hiểm cho người tham gia giao thông mà còn ảnh hưởng môi trường.

Theo miêu tả của người dân, trời nắng những chiếc xe này gây khói bụi, trời mưa thì tạo ra bùn lầy. “Ai hay đi sẽ buýt sẽ cảm nhận được nhiều nhất. Đi buổi sáng, lên xe buýt thấy rất sạch sẽ; nhưng từ chiều hoặc nhất là buổi tối, lên nhiều xe buýt thấy lấm lem vết bẩn của than ở sàn xe”, người dân kể lại.

Tình trạng trên sẽ không còn tồn tại trong thời gian tới. Hiện nay, các ban ngành chức năng Quảng Ninh đang thực hiện lộ trình để đầu năm sau chấm dứt hoàn toàn việc vận chuyển than bằng đường bộ dân dụng. Trao đổi với PLVN, ông Bùi Hồng Minh, Phó Giám đốc Sở GTVT Quảng Ninh cho biết, việc vận chuyển than bằng đường bộ đang được Sở này giám sát, quản lý chặt chẽ.

Cụ thể, hiện nay xe than của những tập đoàn, tổng công ty than lớn như TKV, TCy Đông Bắc chỉ được hoạt động vào hai ngày mùng 1 và 15 hàng tháng và không được hoạt động vào ban đêm. Đối với những hộ tiêu thụ than lớn, vẫn được vận chuyển bằng đường bộ, nhưng những hộ này phải có danh sách do TKV hoặc TCty Đông Bắc cung cấp cho lực lượng chức năng để theo dõi, giám sát hoạt động.

Theo lãnh đạo Sở GTVT Quảng Ninh, hiện nay nhiều cảng, bến than không nằm trong quy hoạch cũng đã được xóa bỏ. Một số bến ở Mạo Khê, Văn Huy… do ngành than đang vận chuyển một số than tồn đi tiêu thụ nên vẫn tạm thời cho hoạt động. “Tuy nhiên, lộ trình đến hết năm nay sẽ đóng cửa những bến, cảng than không nằm trong quy hoạch. Đường bộ sẽ không được vận chuyển than”, vị Phó Giám đốc sở GTVT cho biết.

Liên quan đến quản lý khai thác cát, sỏi, lãnh đạo Quảng Ninh yêu cầu rà soát, có lộ trình chấm dứt các dự án nạo vét và tận thu trên địa bàn Hạ Long, Vịnh Bái Tử Long, Vân Đồn. Theo lộ trình, đến năm 2018, tỉnh này chấm dứt hoạt động các lò vôi thủ công.

Lãnh đạo tỉnh cũng yêu cầu các ngành, địa phương tăng cường thanh, kiểm tra, xử lý nghiêm những hành vi vi phạm; nêu cao trách nhiệm của người đứng đầu trong quản lý hoạt động khai thác than, đất sét, vật liệu xây dựng.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Bước phát triển mới với khối kinh tế tư nhân

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -   Theo dõi nội dung phiên họp Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án phát triển kinh tế tư nhân (KTTN) do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo chủ trì vào ngày 2/4/2025 vừa qua; những chỉ đạo của Thủ tướng được đánh giá thực sự là những quan điểm đột phá, được người dân nói chung và giới doanh nhân nói riêng nhiệt liệt đồng tình, ủng hộ, hoan nghênh.

Kỳ 2: Những 'điểm nghẽn' cần khai thông

Một địa điểm du lịch tại Mộc Châu (Sơn La). (Ảnh: Quốc Định)
(PLVN) - Trung du và miền núi phía Bắc (TD&MNPB) là vùng được đánh giá có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế tư nhân (KTTN), nhất là về du lịch, dịch vụ, sản xuất nông - công nghiệp… Tuy nhiên, đang có những “điểm nghẽn” cần tháo gỡ để khu vực KTTN “cất cánh”, phát triển tương xứng với những lợi thế, tiềm năng vốn có.

Phát triển kinh tế tư nhân từ nâng cấp khu vực phi chính thức

Thúc đẩy được hộ kinh doanh cá thể thành DN sẽ phát huy được sức mạnh khu vực KTTN. (Ảnh minh họa: laodong.vn)
(PLVN) - Theo số liệu của Tổng cục Thống kê (hiện là Cục Thống kê thuộc Bộ Tài chính), khu vực kinh tế tư nhân (KTTN) trong nước hiện đóng góp xấp xỉ 50% GDP. Trong đó, bộ phận doanh nghiệp đăng ký chính thức đóng góp hơn 10% GDP và khu vực hộ kinh doanh cá thể, hộ sản xuất nông nghiệp, trang trại và các cơ sở kinh tế, cá nhân kinh doanh khác chiếm khoảng 40% GDP. Do đó, để phát triển KTTN cần nâng cấp khu vực phi chính thức.

'Cộng đồng doanh nghiệp tư nhân được tiếp thêm sức bật để tiếp tục bứt phá'

Doanh nhân Dương Văn Bắc - Tổng Giám đốc Tập đoàn Novaland.
(PLVN) - Tâm đắc với quan điểm “kinh tế tư nhân không chỉ là thành phần quan trọng, mà còn là động lực hàng đầu cho sự phát triển kinh tế đất nước” trong bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm về phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng, ông Dương Văn Bắc - Tổng Giám đốc Tập đoàn Novaland đã chia sẻ những quan điểm sâu sắc về vai trò của kinh tế tư nhân trong việc thúc đẩy sự phát triển bền vững của nền kinh tế; đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của sự hỗ trợ từ Chính phủ đối với các doanh nghiệp.

'Miếng bánh' hangar Long Thành được 'chia' thế nào?

Tàu bay bảo dưỡng tại 1 hangar của Vietnam Airlines.
(PLVN) - Sân bay Long Thành đang triển khai 4 khu bào trì tàu bay (hangar). Vietnam Airlines từng có động thái muốn đầu tư hết những dự án này, khiến các hãng bay tư nhân lo lắng cho lộ trình phát triển của họ.

Để nền nông nghiệp phát triển bền vững

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Những năm gần đây, nông nghiệp Việt Nam đã khẳng định vị thế trên thế giới và đang hướng tới một nền nông nghiệp bền vững, hiện đại, thân thiện với môi trường, thích ứng biến đổi khí hậu.

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng dự Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Bình Định năm 2025

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng dự Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Bình Định năm 2025
(PLVN) -  Sáng ngày 28/3, UBND tỉnh Bình Định đã tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Bình Định năm 2025. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi các sự kiện chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng tỉnh Bình Định (31/3/1975 - 31/3/2025). Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.

Hội thảo quốc tế AEP 2025: GS Võ Xuân Vinh chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn từ Việt Nam

GS.TS Võ Xuân Vinh tại Hội thảo. (Ảnh: Thảo Nguyên)
(PLVN) - Hội thảo quốc tế AEP (Asian Economic Panel - Hiệp hội Kinh tế châu Á) vừa được tổ chức tại Đại học Hạ Môn, TP Hạ Môn, Trung Quốc từ 26 - 27/3, quy tụ nhiều nhà khoa học. GS.TS Võ Xuân Vinh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh doanh (UEH) đã tham dự và có những đóng góp quan trọng trong các phiên thảo luận, tọa đàm chuyên sâu.

Doanh nghiệp góp sức 'xanh hóa' nền kinh tế - Kỳ 3: Lên lộ trình chuyển đổi xanh để dễ dàng tiếp cận nguồn vốn xanh

Ông Phan Minh Thông - Chủ tịch HĐQT Công ty Phúc Sinh tại Lễ công bố nhận tài trợ phát triển bền vững. (Ảnh: Q.C)
(PLVN) -   Trong xu thế hiện nay, chuyển đổi xanh (CĐX) là con đường mà mọi doanh nghiệp cần phải đi qua. Và để đi trên con đường xanh một cách chủ động và đơn giản nhất, nên bắt đầu từ phương thức dễ dàng nhất: lên lộ trình CĐX rõ ràng, để có thể tiếp cận các nguồn vốn.

Đa dạng hóa nguồn vốn để phục vụ tốt nhất cho người nghèo

Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc phát biểu kết luận tại buổi làm việc với NHCSXH. (Ảnh: VGP/Trần Mạnh)
(PLVN) -  Ngày 27/3, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc chủ trì buổi làm việc với Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam (NHCSXH) để đánh giá tình hình tổ chức và hoạt động của NHCSXH trong thời gian qua, định hướng, giải pháp hoạt động trong thời gian tới.

Mở ra cơ hội hợp tác quốc tế tại Diễn đàn Khởi nghiệp Sáng tạo Quốc gia lần thứ 6 - Bình Định 2025

Mở ra cơ hội hợp tác quốc tế tại Diễn đàn Khởi nghiệp Sáng tạo Quốc gia lần thứ 6 - Bình Định 2025
(PLVN) -  Sáng ngày 27/3, tỉnh Bình Định phối hợp với Hiệp hội Khởi nghiệp Quốc gia tổ chức Diễn đàn Khởi nghiệp Sáng tạo Quốc gia lần thứ 6 - Bình Định 2025. Đây là sự kiện quan trọng nhằm cụ thể hóa việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 57 ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.