Quảng Ngãi xoá quy định kê khai giá cát

Cát xây dựng đã được Quảng Ngãi đưa ra khỏi quy định bắt buộc kê khai giá.
Cát xây dựng đã được Quảng Ngãi đưa ra khỏi quy định bắt buộc kê khai giá.
(PLVN) - Qua xem xét đề nghị, tổng hợp từ các sở, ngành và đơn vị liên quan, tỉnh Quảng Ngãi đã chính thức đưa cát xây dựng ra khỏi danh mục thuộc diện phải kê khai giá. 

UBND tỉnh Quảng Ngãi yêu cầu các tổ chức, cá nhân hoạt động khai thác và kinh doanh cát xây dựng trên địa bàn, chịu trách nhiệm niêm yết và thực hiện đúng giá bán đã niêm yết theo đúng quy định.

UBND tỉnh Quảng Ngãi cũng chỉ đạo Sở Tài chính, Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường, cùng chính quyền các huyện, thị và thành phố, chịu trách nhiệm kiểm tra việc thực hiện niêm yết và bán đúng theo giá cát xây dựng đã niêm yết, của các tổ chức và cá nhân khai thác, kinh doanh mặt hàng này (cát xây dựng); kịp thời tham mưu cho UBND tỉnh trong trường hợp giá cát biến động.

Liên quan đến vật liệu cát xây dựng thông thường, Sở Xây dựng tỉnh Quảng Ngãi mới đưa ra thông tin về tình hình nhu cầu sử dụng cát trong 9 tháng đầu năm; dự báo về nhu cầu 3 tháng còn lại của năm 2023.

Theo thông báo này, trong số 16 cơ quan, đơn vị đã được gửi đề nghị báo cáo nhu cầu sử dụng cát làm vật liệu xây dựng trong 9 tháng đầu năm 2023 và dự kiến nhu cầu trong 3 tháng cuối năm 2023, đến ngày 8/9/2023, có 10/16 cơ quan và đơn vị, đã gửi báo cáo cho Sở Xây dựng.

Trong 9 tháng đầu năm 2023, nhu cầu cát sử dụng của 10/16 đơn vị và cơ quan trên địa bàn gần 731.000m3. Trong đó đơn vị cấp tỉnh có nhu cầu nhiều nhất là BQL Khu kinh tế Dung Quất và các khu công nghiệp (trên 342.000m3); BQL các công trình giao thông (gần 226.000m3) và ít nhất là BQL dự án công trình Dân dụng (gần 24.000m3).

Đối với 7/13 địa phương, tổng nhu cầu cát đã sử dụng trên 139.000m3. Trong đó nhiều nhất là huyện Ba Tơ (40.000m3), huyện Nghĩa Hành (31.500m3) và ít nhất là huyện Lý Sơn (10.376m3).

Dự báo trong 3 tháng còn lại của năm 2023, nhu cầu sử dụng cát xây dựng của số đơn vị, cơ quan nêu trên (10/16), trên 452.000m3, gồm 3 đơn vị cấp tỉnh trên 389.000m3; còn lại là 7/13 huyện, thị và thành phố.

Trong đó đơn vị dự báo có nhu cầu nhiều nhất là BQL Khu kinh tế Dung Quất và các khu công nghiệp, với số lượng trên 282.000m3; BQL dự án công trình giao thông, khoảng 74.229m3 và các địa phương, nhiều nhất là huyện Ba Tơ, với nhu cầu dự báo sử dụng khoảng 20.000m3, huyện Nghĩa Hành, khoảng 11.000m3 và ít nhất là huyện Lý Sơn, gần 2.500m3.

Đọc thêm

Đẩy nhanh hoàn thành các tiêu chí để TP Bạc Liêu trở thành đô thị loại I vào năm 2025

TP Bạc Liêu đẩy nhanh thực hiện từng tiêu chí để sớm trở thành đô thị loại I vào năm 2025.
(PLVN) - TP Bạc Liêu (tỉnh Bạc Liêu) đã và đang tập trung thực hiện các danh mục, dự án để hoàn thành từng tiêu chí để hiện thực hóa mục tiêu trở thành đô thị loại I vào năm 2025. Đến nay, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, hạ tầng đô thị được tăng cường đầu tư, với nhiều công trình, dự án trọng điểm được triển khai xây dựng. Diện mạo đô thị ngày càng khang trang theo hướng xanh - sạch - đẹp.

Đoàn kiểm tra giám sát của HĐQT Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam làm việc tại Kiên Giang

Đoàn kiểm tra giám sát của HĐQT Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam làm việc tại Kiên Giang
(PLVN) - Ngày 3/7, Đoàn kiểm tra giám sát của Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Lê Văn Thanh làm trưởng đoàn có buổi làm việc với Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Kiên Giang về hoạt động tín dụng chính sách trên địa bàn.​

Đồng Nai tìm giải pháp phát triển hạ tầng kinh tế

GS-TS Võ Xuân Vinh - Viện trưởng Viện nghiên cứu Kinh doanh - ĐH Kinh tế TP HCM phát biểu tại hội thảo.
(PLVN) - Ngày 3/7, Viện Nghiên cứu Kinh doanh - ĐH Kinh tế TP HCM cùng UBND Tỉnh Đồng Nai tổ chức hội thảo khoa học về thực trạng và giải pháp phát triển hạ tầng kinh tế nhằm đáp ứng yêu cầu tình hình mới trên địa bàn tỉnh.

Nâng cao trách nhiệm trong thực thi công vụ ở Hà Nội

Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội trả lời chất vấn tại phiên họp.
(PLVN) - Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Hà Minh Hải cho biết, thời gian tới, TP Hà Nội sẽ đẩy mạnh rà soát lại toàn bộ thẩm quyền, chức năng của từng sở, ngành; ban hành quy chế, quy trình đặc biệt là quy trình liên thông. Cùng với đó, đẩy mạnh minh bạch thông qua chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong điều hành để xây dựng chính quyền số nhằm công khai, minh bạch, đồng thời giúp cho cán bộ trong triển khai nhiệm vụ.

Làm rõ nguyên nhân cá chết bất thường trên sông Mỹ Gia

Cán bộ ngành chức năng lấy các mẫu nước mặt dọc sông và nước thải đầu ra các cơ sở sản xuất ở Khu kinh tế Chân Mây-Lăng Cô để kiểm tra.
(PLVN) - Sở Tài nguyên và Môi trường (TN& MT) tỉnh Thừa Thiên Huế mới tiến hành khảo sát thực địa, đo đạc, quan trắc và lấy các mẫu nước mặt dọc sông Mỹ Gia (xã Lộc Vĩnh, huyện Phú Lộc) và nước thải đầu ra của nhà máy xử lý nước thải tập trung khu công nghiệp và khu phi thuế quan nằm trong khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô, sau khi xảy ra hiện tượng cá tự nhiên chết bất thường trên sông Mỹ Gia.