Quảng Ngãi: Tỉnh cấp bò cho dân miễn phí, xã tự ý thu tiền để... “xoay vòng vốn”

Một trong số bò giống mà người dân xã Hành Tín Đông nhận
Một trong số bò giống mà người dân xã Hành Tín Đông nhận
(PLO) - Bò giống được UBMTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Ngãi cấp miễn phí cho dân nhưng chính quyền xã lại tự ý thu tiền hàng chục triệu đồng, khiến người dân bức xúc. Trong khi đó, lãnh đạo địa phương thì cho rằng, việc làm này là để xoay vòng vốn để giúp nhiều hộ dân... phát triển kinh tế.

Tỉnh cấp miễn phí, xã thu tiền

Theo phản ánh của người dân xã Hành Tín Đông (huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi) vào tháng 7/2010, để hỗ trợ người dân nghèo và bị thiệt hại nặng do cơn lũ lịch sử diễn ra vào cuối năm 2009, UBMTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Ngãi đã tiến hành cấp miễn phí 30 con bò giống, trị giá 7 triệu đồng/con cho 30 hộ dân ở vùng rốn lũ xã Hành Tín Đông phát triển kinh tế, ổn định đời sống. 

Ông Nguyễn Văn Chung (ở thôn Đồng Giữa) cho biết: “Tại thời điểm trên, đại diện chính quyền xã yêu cầu 3 năm, sau đó là 5 năm tùy theo giá cả thị trường, các hộ dân nhận bò phải trả lại số tiền trị giá tương đương với cân nặng của bò giống được nhận. Cứ nghĩ đây là chương trình cho vay có thu hồi vốn nên chúng tôi đã ký cam kết trả”.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, bắt đầu từ giữa năm 2015, UBMTTQ Việt Nam xã Hành Tín Đông bắt đầu gửi văn bản yêu cầu người dân hoàn trả kinh phí như đã cam kết. Cách trả tiền bò được dựa trên trọng lượng con bò giống ở thời điểm hiện tại nhân với mức giá 100.000 đồng/kg (thấp hơn giá thị trường 40.000 đồng/kg). 

Với cách tính đó, số hộ nghèo đã được nhận bò vào thời điểm 2010 phải trả lại cho xã Hành Tín Đông ít nhất 16,5 triệu đồng, nhiều nhất là gần 20 triệu đồng/hộ. 

“Thời điểm ấy cứ tưởng xã làm như vậy là chủ trương của Nhà nước, nhưng vừa rồi, chúng tôi mới biết đây là bò được cấp miễn phí. Nuôi con bò từ lúc nhận về đến thời điểm bán ra nếu nuôi giỏi lắm cũng chỉ được 40 triệu đồng/con. Nhưng phải đóng lại gần 20 triệu, chỉ tính tiền cám thôi cũng đã lỗ rồi. Cấp vậy khác nào vay vốn mua”, ông Chung bức xúc.

Theo ông Nguyễn Thanh Sương (ở thôn Nguyên Hòa), ông đã đóng đủ số tiền gần 17 triệu đồng khi nhận nuôi bò của xã cấp vào năm 2010. Tuy nhiên, do bò nhà ông nuôi 3 năm rồi không đẻ nên đã làm thủ tục thanh lý với giá hơn 21 triệu đồng. 

“Trước đó, khi tôi nhận nuôi con bò này tôi không hề biết là được cấp miễn phí. Do nuôi 3 năm bò không đẻ nên tôi phải bán, việc này khiến gia đình tôi vẫn chưa thoát được nghèo”, ông Sương bộc bạch.

Thông báo về việc thu hồi tiền bò năm 2010 của UBMTTQ Việt Nam xã Hành Tín Đông
Thông báo về việc thu hồi tiền bò năm 2010 của UBMTTQ Việt Nam xã Hành Tín Đông
“Về nguyên tắc là sai”

Trao đổi với chúng tôi về sự viêc, ông Lê Văn Cư - Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam xã Hành Tín Đông cho rằng, tuy bò được cấp miễn phí cho hộ nghèo nhưng UBMTTQ xã đã xin ý kiến lãnh đạo địa phương tổ chức cho người dân ký cam kết trả lại tiền nhằm quay vòng cho các hộ nghèo khác trên địa bàn xã. 

“Mục đích của chúng tôi là muốn nhiều người dân nghèo được thụ hưởng sự hỗ trợ này. Số tiền thu được chúng tôi đã cấp lại cho các hộ nghèo khác để mua bò giống chứ không dùng vào mục đích riêng”, ông Cư nói.

Ông Đào Thành Công - Chủ tịch UBND xã Hành Tín Đông xác nhận, sự việc nói trên là có thật. Theo ông Công, vào thời điểm 2010, xã Hành Tín Đông có trên 400 hộ nghèo trong khi đó chỉ có 30 con bò giống được cấp. Nếu chỉ cấp số bò này cho 30 hộ dân như mục đích ban đầu thì không hiệu quả bằng việc xoay vòng vốn. 

Trên cơ sở đó, xã Hành Tín Đông đã đưa ra chủ trương xoay vòng vốn để thu tiền bò giống hỗ trợ cho những hộ nghèo khác trên địa bàn xã. Việc hoàn trả kinh phí cũng được họp công khai để thống nhất cách thức và quy định mức giá. Người dân cũng vui vẻ và cam kết với xã sẽ hoàn trả lại số tiền nhận bò sau 3 năm, sau đó giãn ra 5 năm.

Ông Công cho biết: “Thấy chủ trương của UBMTTQ xã đúng nên chúng tôi đã họp và cho thực hiện. Tuy nhiên việc làm này chúng tôi không báo cáo cho UBMTTQ Việt Nam tỉnh và huyện, về nguyên tắc là sai, lãnh đạo xã nhận khuyết điểm và chịu trách nhiệm. Thật sự chúng tôi chỉ muốn công tác giảm nghèo được lan tỏa đến nhiều hộ dân hơn nên mới làm vậy”. 

“Đến thời điểm này, chúng tôi đã thu tiền của 22/30 hộ dân được 308 triệu đồng. Bắt đầu từ cuối năm 2015 đến nay, xã đã giải ngân cho 18 hộ nghèo khác với mức 15 triệu đồng/hộ để mua bò. Số tiền còn lại sẽ tiếp tục giải ngân cho người dân”, ông Công cho biết thêm.

Để minh chứng cho việc làm tuy trái nguyên tắc nhưng hợp tình của địa phương, ông Công đã cung cấp đầy đủ biên nhận thu tiền bò đợt 1, biên bản họp xét cấp tiền hỗ trợ cho người dân mua bò giống đợt 2.

“Những hộ nhận bò giống đợt đầu không hề bị thua kém hay thiệt thòi so với những hộ sau bởi 1 con bò đời đầu có thể đẻ ra được 3 con bê, vậy nên chỉ cần bán 1 con bê là đủ hoàn trả lại số tiền phải trả bên xã”, ông Công nói.

Đối với 8 con bò chưa được thu tiền, ông Công cho biết, những hộ dân nhận bò này hiện điều kiện kinh tế vẫn còn quá khó khăn, một số hộ nhận bò được vài năm thì bò chết nên chưa có điều kiện để hoàn trả. 

“Riêng đối với 8/30 hộ chưa nộp, chính quyền địa phương sẽ họp để xem xét, xin ý kiến chỉ đạo cấp trên, nếu được chúng tôi sẽ không thu tiền”, ông Công cho biết.

Ông Huỳnh Lúa - Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam huyện Nghĩa Hành, cho biết: “Việc làm này cũng chỉ là tận dụng thôi, chứ cán bộ xã không có ý thu lợi riêng. Tận dụng như này cũng chỉ để giải quyết cho dân, lo cho dân mà thôi, mặc dù biết rằng, về chủ trương cách làm của xã Hành Tín Đông là không đúng. Việc này chúng tôi sẽ xin ý kiến của UBMTTQ tỉnh cho quay vòng 1 lần này thôi và từ giờ sẽ không quay tiếp nữa’.

Một trong số phiếu chi tiền cho người dân quay vòng đợt 2 từ nguồn thu bò giống cấp miễn phí
Một trong số phiếu chi tiền cho người dân quay vòng đợt 2 từ nguồn thu bò giống cấp miễn phí

“Không báo cáo nhưng cách làm này là khá mạnh dạn” (!)

Trao đổi với chúng tôi, ông Phan Đình Thắng - Trưởng Ban Phong trào UBMTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Ngãi, cho biết: “Việc xã cho thu tiền bò giống cấp miễn phí từ nguồn Quỹ hỗ trợ của UBMTTQ Việt Nam tỉnh là vi phạm quy định. Quỹ này không phải để cho người nghèo vay mà đây là quỹ cấp luôn, không thu hồi lại của người nghèo ở bất kỳ hình thức nào”.

Trong khi đó, ông Lê Văn Sáu - Phó chủ tịch UBMTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Ngãi cho rằng, mục đích thu để quay vòng nhằm tạo điều kiện cho hộ nghèo khác vay phát triển sản xuất như vậy là chấp nhận được. Tuy nhiên, chính quyền địa phương cần minh bạch thông tin cho người dân và hộ nghèo nhận giống để có sự đồng thuận.

“Chúng tôi cũng đề nghị xã xem lại giá tiền thu tương ứng với bò giống đã cấp cho người dân có phù hợp không, vì mức thu theo thời giá hiện nay quá cao thì rõ ràng không có lợi cho người nghèo. Chính quyền địa phương phải tổ chức họp dân trên để giải thích rõ vụ việc; đồng thời công khai số hộ đã được nhận tiền được quay vòng để người dân hiểu rõ”, ông Sáu cho biết.

Ông Sáu cũng cho rằng, lâu nay các hội, đoàn thể khác đã áp dụng hình thức xoay vòng vốn riêng UBMTTQ tỉnh chưa làm được vì một số địa phương có phản ứng. 

“Vì vậy, tuy xã Hành Tín Đông không báo cáo nhưng cách làm này là khá mạnh dạn với mục đích hướng về người nghèo. Tôi sẽ có ý kiến đề xuất để nhân rộng cách làm này trong hệ thống mặt trận của địa phương”, ông Sáu thẳng thắn.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Báo Pháp luật Việt Nam chúc mừng MB Bank nhân kỷ niệm 30 năm thành lập

Báo Pháp luật Việt Nam chúc mừng MB Bank nhân kỷ niệm 30 năm thành lập
(PLVN) - Sáng 4/11/2024, Bí thư Đảng ủy, Tổng Biên tập Báo Pháp luật Việt Nam - TS. Vũ Hoài Nam đến chúc mừng Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội (MB Bank) nhân dịp kỷ niệm 30 năm thành lập. Trong không khí trang trọng, đại diện Báo Pháp luật Việt Nam (PLVN) đã trao tặng lẵng hoa tới ông Phạm Như Ánh - Tổng giám đốc MB Bank và ông Chu Hải Công - Chánh Văn phòng CEO MB Bank, đồng thời, gửi lời chúc mừng nồng nhiệt tới Ban lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ, nhân viên MB Bank.

Nâng cao an toàn bảo mật hệ thống ngân hàng

Tại nhiều ngân hàng thương mại, có tới 97% số lượng giao dịch được thực hiện qua kênh số.

(PLVN) - Dịch vụ ngân hàng số đang phát triển rất mạnh mẽ, kéo theo nhiều tiềm ẩn rủi ro về an ninh, bảo mật. Ngân hàng Nhà nước cũng đã có nhiều biện pháp để đảm bảo an toàn hệ thống nhưng trước sự tinh vi của các đối tượng, các tổ chức tín dụng cần không ngừng nâng cao bảo mật, an toàn.

Đề xuất bổ sung thẩm quyền hoàn thuế đối với doanh nghiệp lớn

Để được hoàn thuế, DN lớn phải quay về Cục Thuế địa phương làm thủ tục.
(PLVN) - Thay vì phải chuyển hồ sơ về Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quản lý theo quy định hiện hành, nếu được Quốc hội thông qua, các doanh nghiệp (DN) do Cục Thuế DN lớn (Tổng cục Thuế) quản lý phát sinh hoàn thuế sẽ do Cục Thuế DN lớn trực tiếp giải quyết thủ tục…

Vai trò then chốt của phụ nữ trong thị trường Halal

Vai trò then chốt của phụ nữ trong thị trường Halal
(PLVN) - Thị trường Halal toàn cầu đang bùng nổ, và phụ nữ không chỉ là người tiêu dùng chủ chốt mà còn là lực lượng sản xuất, kinh doanh, tiếp thị và lãnh đạo quan trọng, thúc đẩy sự phát triển vượt bậc của thị trường này.

Dồn sức giải phóng mặt bằng dự án cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng

Thi công cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng.
(PLVN) - Dự án đường bộ cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn nằm trong danh sách các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải. Xác định rõ tầm quan trọng của dự án, các địa phương có dự án đi qua đang nỗ lực thực hiện công tác giải phóng mặt bằng (GPMB).

Thủ tướng chỉ đạo về điều hành giá điện và xem xét nhập khẩu điện nước ngoài

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các đơn vị căn cứ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền điều hành giá điện theo lộ trình phù hợp, không "giật cục", phù hợp với tình hình kinh tế xã hội và mức chi trả của người dân. Bên cạnh đó, xem xét khả năng tăng cường nhập khẩu điện từ Trung Quốc để bổ sung điện cho hệ thống nếu cần.

Phó Tổng giám đốc Vietnam Airlines: Bình đẳng giới là một trong những cơ sở cho sự phát triển bền vững của của doanh nghiệp

Ông Lê Đức Cảnh - Phó Tổng giám đốc Vietnam Airlines
(PLVN) - Không chỉ là hãng hàng không quốc gia, Vietnam Airlines còn là đơn vị tiên phong trong thúc đẩy bình đẳng giới với những chuyến bay đặc biệt "Tô cam", "Tô hồng" lan tỏa thông điệp mạnh mẽ đến cộng đồng, chia sẻ về những chương trình hành động mạnh mẽ này, ông Lê Đức Cảnh - Phó Tổng giám đốc Vietnam Airlines – khẳng định đây là một trong những cơ sở cho sự phát triển bền vững của xã hội và của doanh nghiệp.

Cần áp thuế VAT với phân bón để thúc đẩy quá trình nội địa hóa, nông nghiệp bền vững

Ảnh minh họa (https://baochinhphu.vn)
(PLVN) - Nghị trường quốc hội đang bàn về dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi). Một trong những nội dung được các đại biểu quan tâm là quy định thuế VAT đối với phân bón. Nhiều ý kiến cho rằng, cần phải sửa đổi quy định hiện hành, cần áp thuế VAT đối với phân bón để thúc đẩy quá trình nội địa hóa.

Bạc Liêu: Nhân rộng mô hình luân canh tôm - lúa

Từ 2001, Bạc Liêu đã bắt đầu tổ chức sản xuất mô hình tôm - lúa. (Ảnh: Thái Đào)
(PLVN) - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Bạc Liêu vừa phối hợp với Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới (WWF) tổ chức Hội thảo “Giải pháp nâng cao hiệu quả canh tác nông nghiệp bền vững thích ứng biến đổi khí hậu” với sự tham gia của nhiều chuyên gia nông nghiệp.