Quảng Ngãi sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Sau khi sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã, Quảng Ngãi có 13 đơn vị hành chính cấp huyện và 170 đơn vị hành chính cấp xã. Việc sắp xếp không chỉ tinh gọn bộ máy, giảm mạnh đầu mối mà còn khắc phục tình trạng manh mún, dàn trải và trùng lắp về chức năng, nhiệm vụ, bảo đảm quy hoạch mạng lưới các đơn vị sự nghiệp công lập gắn với quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội.

Sắp xếp 9 đơn vị hành chính cấp xã

UBND tỉnh Quảng Ngãi đã ban hành kế hoạch số 230 triển khai thực hiện nghị quyết 1279 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2023 – 2025.

Theo đó, trên địa bàn Quảng Ngãi có 9 xã, thị trấn thuộc diện sáp nhập thành 6 đơn vị hành chính cấp xã.

Xã Đức Lợi sẽ được sáp nhập vào xã Đức Thắng và có tên Thắng Lợi. (Ảnh: HX)

Xã Đức Lợi sẽ được sáp nhập vào xã Đức Thắng và có tên Thắng Lợi. (Ảnh: HX)

Cụ thể, sáp nhập nguyên trạng diện tích tự nhiên, quy mô dân số của xã Đức Lợi với xã Đức Thắng (huyện Mộ Đức) và lấy tên mới là Thắng Lợi. Sau khi thành lập, xã Thắng Lợi có diện tích tự nhiên 16,38 km2 và quy mô dân số 16.965 người. Nhập nguyên trạng diện tích tự nhiên, quy mô dân số của xã Nghĩa An với xã Nghĩa Phú (TP Quảng Ngãi) và lấy tên mới là xã An Phú. Sau khi sáp nhập, xã An Phú có diện tích 7,69km2 và quy mô dân số 31.306 người.

Nhập, điều chỉnh 2,99km diện tích tự nhiên và hơn 4.900 người của xã Nghĩa Mỹ và 0,78km tự nhiên, trên 1.700 người của xã Nghĩa Phương vào thị trấn Sông Vệ (huyện Tư Nghĩa). Phần còn lại của xã Nghĩa Mỹ sẽ nhập vào phần còn lại của xã Nghĩa Phương. Sau sắp xếp, thị trấn Sông Vệ đảm bảo tiêu chuẩn về cơ cấu, trình độ phát triển kinh tế- xã hội của đơn vị hành chính đô thị và đạt tiêu chí đô thị loại V.

Sau khi sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã, Quảng Ngãi có 13 đơn vị hành chính cấp huyện và 170 đơn vị hành chính cấp xã. (Ảnh: Anh Huy).

Sau khi sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã, Quảng Ngãi có 13 đơn vị hành chính cấp huyện và 170 đơn vị hành chính cấp xã. (Ảnh: Anh Huy).

Đối với huyện Sơn Tịnh, thành lập thị trấn Tịnh Hà trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích, dân số của xã Tịnh Hà và một phần diện tích (0,37km2), 647 người của xã Tịnh Sơn. Sau khi thành lập, thị trấn Tịnh Hà có diện tích 20,18km2 và quy mô dân số 18.881 người.

Sau khi sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã, tỉnh Quảng Ngãi có 13 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 11 huyện, 1 thị xã và 1 thành phố; 170 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 144 xã, 17 phường và 9 thị trấn.

Sẵn sàng sắp xếp, tinh gọn đơn vị hành chính

Ngay khi Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2023 - 2025 được ban hành, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã nhanh chóng xây dựng kế hoạch để triển khai thực hiện.

Theo kế hoạch, nhiệm vụ thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã giao cho UBND TP Quảng Ngãi và các huyện Mộ Đức, Tư Nghĩa, Sơn Tịnh thực hiện sắp xếp, thành lập thị trấn và công bố thời gian các xã, thị trấn mới thành lập chính thức đi vào hoạt động. Thời gian thực hiện chậm nhất trước ngày 20/12.

Cử tri xã Nghĩa Phú tham gia bỏ phiếu lấy ý kiến về sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã.

Cử tri xã Nghĩa Phú tham gia bỏ phiếu lấy ý kiến về sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã.

Sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tại các xã, thị trấn hình thành sau sắp xếp. Sắp xếp, bố trí các chức danh lãnh đạo, quản lý, đội ngũ cán bộ, công chức, người hoạt động không chuyên trách tại các xã, thị trấn hình thành sau sắp xếp và giải quyết chế độ, chính sách đối với các trường hợp dôi dư chậm nhất ngày 31/1/2025.

Triển khai việc chuyển đổi các loại giấy tờ cho cá nhân, tổ chức theo thẩm quyền khi thay đổi địa giới đơn vị hành chính sau sắp xếp; đảm bảo thủ tục chuyển đổi phải đơn giản, thuận tiện cho cá nhân, tổ chức khi thực hiện; không thu các loại lệ phí khi thực hiện chuyển đổi các loại giấy tờ nêu trên. Tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong sinh hoạt và tổ chức, cá nhân giao dịch ở đơn vị hành chính cấp xã hình thành sau sắp xếp.

Công an tỉnh chỉ đạo công an cấp huyện, cấp xã và các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan thực hiện cập nhật, điều chỉnh, bổ sung thông tin liên quan đến địa chỉ, nơi cư trú của người dân trên địa bàn các xã đã sắp xếp vào cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư theo quy định.

Tỉnh Quảng Ngãi yêu cầu các sở, ngành, địa phương triển khai thực hiện việc sắp xếp. (Ảnh: Anh Huy).

Tỉnh Quảng Ngãi yêu cầu các sở, ngành, địa phương triển khai thực hiện việc sắp xếp. (Ảnh: Anh Huy).

Sở Nội vụ theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ có liên quan đến công tác sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy các cơ quan, tổ chức của các xã, thị trấn hình thành sau sắp xếp để các huyện, thành phố tổ chức thực hiện đảm bảo thời gian, tiến độ theo kế hoạch.

Trước khi Nghị quyết 1279 được ban hành, các địa phương trong tỉnh Quảng Ngãi đã gấp rút hoàn thiện các bước thực hiện phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2023 - 2025.

Bí thư Đảng ủy xã Nghĩa Phú Phạm Tấn Phước cho biết, việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã để đạt tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên, quy mô dân số, tinh gọn bộ máy, giảm biên chế, phát huy hiệu quả nguồn lực đất đai, con người, không gian, phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

UBND xã đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động đến cán bộ, đảng viên và bà con nhân dân bằng nhiều phương thức phù hợp với đặc thù từng địa bàn khu dân cư, để tạo sự đồng thuận trong nhân dân về việc sáp nhập các đơn vị hành chính, qua đó cán bộ và nhân dân hiểu, thực hiện theo chủ trương của Đảng và Nhà nước.

Huyện đảo Lý Sơn thành đơn vị hành chính không có cấp xã. (Ảnh: H.X)

Huyện đảo Lý Sơn thành đơn vị hành chính không có cấp xã. (Ảnh: H.X)

Tại huyện Mộ Đức, phương án sẽ sáp nhập xã Đức Lợi vào xã Đức Thắng. Chủ tịch UBND xã Đức Lợi Lê Minh Việt cho hay, những công việc còn tồn tại đang được xã tập trung giải quyết, để khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành nghị quyết về sáp nhập thì tiến hành các bước bàn giao, sáp nhập theo quy định.

Đây là lần thứ 2 Quảng Ngãi đẩy mạnh công tác sắp xếp, tinh gọn bộ máy hành chính cấp xã, phường và huyện kể từ năm 2020 đến nay. Trong đó, đáng chú ý nhất là ngoài sáp nhập nhiều xã, Quảng Ngãi cũng thực hiện chủ trương sáp nhập toàn bộ địa giới hành chính huyện Tây Trà vào huyện Trà Bồng. Đồng thời, trong đợt sắp xếp năm 2020, Quảng Ngãi cũng chính thức giải thể 3 đơn vị hành chính cấp xã là An Vĩnh, An Hải và An Bình để thực hiện chính quyền một cấp tại huyện Lý Sơn.

Đọc thêm

Quảng Ngãi chỉ đạo đốc thúc đẩy nhanh tiến độ giải ngân năm 2024

Quảng Ngãi chỉ đạo đốc thúc đẩy nhanh tiến độ giải ngân năm 2024

(PLVN) - Do nhiều nguyên nhân khiến tiến độ triển khai thực hiện một số dự án của tỉnh Quảng Ngãi chưa đáp ứng được yêu cầu so với kế hoạch, ảnh hưởng rất lớn đến công tác giải ngân vốn được giao. Mới đây, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Trần Phước Hiền có đánh giá và chỉ đạo, để đốc thúc tiến độ giải ngân.

Miếu Tổ sư - Di tích cấp tỉnh có nguy cơ bị tháo dỡ một phần

Miếu Tổ sư - Di tích cấp tỉnh có nguy cơ bị tháo dỡ một phần
(PLVN) - Được xây dựng cách đây hơn 340 năm như một minh chứng về sự hình thành, phát triển của những ngành nghề thủ công gắn liền với địa phương, tuy nhiên ngôi Miếu Tổ sư (chùa Bà Thiên hậu Bửu Long hay Thiên Hậu cổ miếu) đang đứng trước nguy cơ bị tháo dỡ một phần để phục vụ dự án kè ven sông Đồng Nai.

HĐND tỉnh Bạc Liêu thông qua 24 Nghị quyết quan trọng

HĐND tỉnh Bạc Liêu thông qua 24 Nghị quyết quan trọng
(PLVN) - Sau gần 2 ngày làm việc với tinh thần khẩn trương, nghiêm túc, ngày 10/12, Kỳ họp thứ 21 - HĐND tỉnh Bạc Liêu khóa XI (Kỳ họp thường lệ cuối năm) hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra với nhiều nội dung quan trọng và tiến hành bế mạc.

HĐND tỉnh Bình Dương thông qua 31 Nghị quyết

HĐND tỉnh Bình Dương thông qua 31 Nghị quyết
(PLVN) - Kỳ họp lần thứ 19 - HĐND tỉnh Bình Dương khóa X (diễn ra ngày 9-10/12) đã thông qua 31 Nghị quyết quan trọng nhằm tạo cơ sở pháp lý để các cấp, các ngành tiếp tục triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2025.

Bình Định xem xét, quyết định nhiều nội dung quan trọng về kinh tế - xã hội

Quang cảnh kỳ họp.
(PLVN) - Sáng 10/12, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Bình Định, HĐND tỉnh Bình Định khóa XIII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 khai mạc kỳ họp thứ 20 (kỳ họp thường lệ cuối năm 2024) để đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh năm 2024, đề ra phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ năm 2025; đồng thời, xem xét, quyết định nhiều nội dung quan trọng khác theo thẩm quyền.

Ông Phạm Đức Ấn giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh

Ông Nguyễn Quang Dương - Phó Ban Tổ chức Trung ương trao Quyết định cho ông Phạm Đức Ấn.
(PLVN) - Theo Quyết định của Ban Bí thư, ông Phạm Đức Ấn - Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Khối doanh nghiệp Trung ương, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐTV Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, được điều động, chỉ định tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh, nhiệm kỳ 2020-2025.

TP Hồ Chí Minh: Một số cơ chế, chính sách đặc thù đã đi vào cuộc sống, tạo sự đồng thuận cao

Các đại biểu biểu quyết thông qua chương trình kỳ họp. (Ảnh: Việt Dũng)
(PLVN) - Hôm qua (9/12), HĐND TP HCM khai mạc Kỳ họp 20 khóa X. Theo báo cáo kết quả thực hiện chủ đề công tác năm 2024: “Quyết tâm thực hiện hiệu quả chuyển đổi số và Nghị quyết 98/2023/QH15”, một số cơ chế, chính sách đặc thù với TP đã đi vào cuộc sống, tạo sự đồng thuận cao trong xã hội.

Cao nguyên Mộc Châu giảm nghèo bền vững từ nguồn vốn chính sách

Cán bộ tín dụng NHCSXH Mộc Châu thăm hộ gia đình đồng bào DTTS sử dụng vốn chính sách để giảm nghèo, ổn định đời sống. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Huyện Mộc Châu (Sơn La) có 88% diện tích là núi đồi bát úp hẹp và dốc, hơn nữa, nơi đây có nhiều xã bản nằm trong vùng đặc biệt khó khăn với tỷ lệ hộ nghèo, nhất là tỷ lệ hộ đồng bào dân tộc thiểu số khá cao, làm cho công cuộc giảm nghèo đã khó càng thêm khó. Nhưng cũng chính những khó khăn đó là minh chứng rõ ràng về sự kiên trì, nỗ lực vượt khó của những người làm tín dụng chính sách suốt 22 năm qua ở Mộc Châu.