Quảng Ngãi giảm nghèo bền vững nhờ truyền thông hiệu quả

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Đẩy mạnh truyền thông giúp người nghèo nắm vững, hiểu đúng và đầy đủ các chính sách hỗ trợ, từ đó tiếp cận các nguồn lực để vươn lên thoát nghèo bền vững. Đó là một trong những giải pháp thiết thực mà tỉnh Quảng Ngãi chú trọng thực hiện trong thời gian qua.

Đa dạng hình thức tuyên truyền

Xác định giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ quan trọng, tỉnh Quảng Ngãi đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp. Trong đó, việc đẩy mạnh công tác truyền thông đúng, đầy đủ là yếu tố quan trọng giúp công tác xóa đói giảm nghèo của địa phương này đạt hiệu quả cao.

Xã Ba Khâm là xã đặc biệt khó khăn của huyện Ba Tơ. Việc giúp người dân vươn lên thoát nghèo là điều cả hệ thống chính trị địa phương cực kỳ quan tâm. Thời gian qua, UBND xã Ba Khâm phân công 1 cán bộ thường xuyên trực đài để phát lại các bài tin tức cho nhân dân theo thời biểu cụ thể: sáng từ 5 giờ - 6 giờ; trưa từ 11 giờ – 12 giờ; chiều từ 17 giờ – 18 giờ.

Người dân phát triển kinh tế bằng mô hình trồng dứa. (Ảnh: Anh Huy)

Người dân phát triển kinh tế bằng mô hình trồng dứa. (Ảnh: Anh Huy)

Ngoài việc phát lại các thông tin của đài phát thanh cấp trên, phương tiện truyền thông luôn đưa tin về kiến thức, kỹ năng, mô hình, dự án giảm nghèo, giới thiệu một số mô hình hay, cách làm sáng tạo, hiệu quả, hướng dẫn kỹ thuật trong sản xuất, chăn nuôi hỗ trợ phát triển sản xuất, kinh doanh…, nhằm tạo việc làm, sinh kế bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống và thích ứng với biến đổi khí hậu, dịch bệnh cho người nghèo;

Tuyên truyền, hướng dẫn người nghèo, hộ nghèo có kiến thức, kinh nghiệm trong lao động sản xuất, chủ động vươn lên thoát nghèo. Truyền thông về các tấm gương điển hình; những sáng kiến hay, mô hình giảm nghèo tiêu biểu nhằm tạo sự lan tỏa trong xã hội; thông tin các phong trào thi đua yêu nước, cuộc vận động “Cả nước chung tay vì người nghèo - không để ai bỏ lại phía sau”; mô hình, sáng kiến giảm nghèo hiệu quả; biểu dương những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác giảm nghèo, những tấm gương vượt khó vươn lên thoát nghèo.

Cán bộ Đài truyền thanh - quản lý nhà văn hóa xã tích cực tuyên truyền về chủ trương, chính sách giảm nghèo. (Ảnh: A.H)

Cán bộ Đài truyền thanh - quản lý nhà văn hóa xã tích cực tuyên truyền về chủ trương, chính sách giảm nghèo. (Ảnh: A.H)

Bà Đinh Thị Thân cho biết, nhờ có hệ thống loa phát thanh cũng như báo, đài mà người dân dễ dàng tiếp cận các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước; thông tin về dịch bệnh trên đàn vật nuôi và cách phòng, tránh.

“Tôi học hỏi được biện pháp chăm sóc, chủ động tiêm vắc xin phòng bệnh cho vật nuôi và khử trùng chuồng trại. Nhờ vậy, năm nay đàn heo, bò không bị dịch bệnh nên gia đình có nguồn thu nhập khá. Cũng nhờ các kênh thông tin, tôi biết được trên địa bàn xã có Tổ hội nghề nghiệp “Nuôi trâu lai sinh sản” nên đến học tập, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm và hỗ trợ giúp nhau chăn nuôi trâu”, bà Thân chia sẻ.

Còn tại xã Thanh An (huện Minh Long), để đạt được hiệu quả trong công tác giảm nghèo, chính quyền địa phương cố gắng khơi dậy ý thức và trách nhiệm thoát nghèo của người dân.

Mô hình nuôi heo thịt được nhân rộng ở nhiều địa phương. (Ảnh: A.H).

Mô hình nuôi heo thịt được nhân rộng ở nhiều địa phương. (Ảnh: A.H).

Bí thư Chi bộ thôn An Thanh Đinh Văn Rơ cho hay, Mặt trận, chi bộ thôn luôn đau đáu câu hỏi làm sao xóa hộ nghèo trong thôn, giúp cuộc sống của người dân ngày càng khấm khá hơn. Vì vậy, cùng với tuyên truyền, phổ biến chính sách giảm nghèo qua các kênh thông tin, chi bộ còn cử đảng viên thường xuyên gặp gỡ, động viên, giúp đỡ những hộ nghèo, cận nghèo trong thôn. Qua đó, giúp hộ nghèo, cận nghèo có động lực vươn lên phát triển kinh tế, từng bước thoát nghèo.

Tiếp tục tăng cường tuyên truyền các chính sách hỗ trợ

Giảm nghèo thông tin được xem là “lối mở” giúp người dân tiếp cận, tìm hiểu và lựa chọn những thông tin hữu ích để vận dụng vào thực tiễn sản xuất nhằm phát triển kinh tế. Do đó, thời gian qua, tỉnh Quảng Ngãi huy động, sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu tư cho công tác giảm nghèo đa chiều, trong đó có hạ tầng thông tin, phát triển sản xuất, giáo dục nghề nghiệp... giúp người nghèo tiếp cận đầy đủ các dịch vụ xã hội cơ bản.

Đa dạng kênh thông tin đến người dân về Chương trình MTQG giảm nghèo. (Ảnh: A.H).

Đa dạng kênh thông tin đến người dân về Chương trình MTQG giảm nghèo. (Ảnh: A.H).

Trưởng phòng VHTT huyện Nghĩa Hành Vũ Thị Kim Loan cho biết, thông qua các đợt khảo sát về địa phương, nhận thấy người dân nắm bắt thông tin về các chủ trương, chính sách, các mô hình, các gương điển hình tại huyện rất nhiều… Cách làm này đã mang lại hiệu quả thiết thực. Cùng với đó, việc sử dụng các ứng dụng công nghệ như Facebook, Zalo, YouTube.., giúp người dân tiếp cận và biết đến những tấm gương có cách làm hay giúp bản thân và người dân cùng thoát nghèo và thoát nghèo bền vững.

Trong khi đó, lãnh đạo huyện Minh Long cho biết, địa phương đã và đang triển khai thực hiện hiệu quả các chính sách giảm nghèo, huy động nguồn lao động tại chỗ để đa dạng sinh kế, phát triển các mô hình giảm nghèo. Bên cạnh đó, hệ thống chính trị huyện tăng cường tuyên truyền nhằm khơi dậy sức mạnh nội lực, tạo sự đồng thuận của các tầng lớp nhân dân trong thực hiện công tác giảm nghèo.

Việc sử dụng mạng xã hội như Facebook, Zalo, YouTube... có thể giúp tiếp cận nhanh chóng tới đông đảo người dân. (Ảnh: A.H).

Việc sử dụng mạng xã hội như Facebook, Zalo, YouTube... có thể giúp tiếp cận nhanh chóng tới đông đảo người dân. (Ảnh: A.H).

Bên cạnh tuyên truyền qua báo, đài, hệ thống truyền thanh cơ sở... huyện chỉ đạo các phòng, ban liên quan chủ động xây dựng tài liệu, tổ chức các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cho các công chức trực tiếp làm công tác giảm nghèo và các trường hợp tham gia, nhất là bí thư chi bộ, trưởng các tổ chức đoàn thể, thôn, khu dân cư và người có uy tín trong cộng đồng dân cư.

Đồng thời, tổ chức các đoàn học tập kinh nghiệm, triển khai các lớp tập huấn, hướng dẫn, tư vấn tạo sinh kế, hướng nghiệp, học nghề, tìm kiếm việc làm... nhằm nâng cao năng lực sản xuất.

Người dân chia sẻ về cách trồng cây ăn quả đạt năng suất, giảm nghèo bền vững. (Ảnh: A.H).

Người dân chia sẻ về cách trồng cây ăn quả đạt năng suất, giảm nghèo bền vững. (Ảnh: A.H).

Mới đây, tại Hội nghị sơ kết đánh giá công tác giảm nghèo về thông tin thuộc Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 – 2025, Giám đốc Sở TT&TT tỉnh Quảng Ngãi Trần Thanh Trường nhấn mạnh, để thực hiện chương trình, sở cùng với các cơ quan báo chí, các địa phương đã nỗ lực và tích cực triển khai nhiều giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm, trong đó đặc biệt quan tâm tới công tác truyền thông về Chương trình MTQG về giảm nghèo bền vững.

Từ 2022-2024, trên các phương tiện thông tin đại chúng trong tỉnh đã tổ chức sản xuất, đăng tải hơn 1.200 tin, bài, ảnh, phóng sự, chương trình với nhiều loại hình báo in, báo điện tử, phát thanh, truyền hình để phổ biến kiến thức, mô hình hay về phát triển kinh tế gia đình.

Giám đốc Sở TT&TT tỉnh Quảng Ngãi Trần Thanh Trường chia sẻ về công tác tuyên truyền giảm nghèo bền vững. (Ảnh: A.H).

Giám đốc Sở TT&TT tỉnh Quảng Ngãi Trần Thanh Trường chia sẻ về công tác tuyên truyền giảm nghèo bền vững. (Ảnh: A.H).

Đẩy mạnh các hình thức truyền thông trên nền tảng số, sử dụng đa dạng các kênh truyền thông về giảm nghèo thông tin từ đó đưa thông điệp truyền thông đến đa số các đối tượng trong xã hội, giúp cộng đồng tiếp cận thông tin nhanh hơn.

Trong thời gian đến, cần tăng cường việc phối hợp với các cấp, ngành, thường xuyên chỉ đạo, hướng dẫn về chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về giảm nghèo thông tin đối với các cơ quan báo chí, hệ thống đài truyền thanh các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh để các đơn vị kịp thời tổ chức công tác truyền thông hiệu quả những mô hình, cá nhân điển hình về thực hiện tốt công tác giảm nghèo về thông tin.

Đọc thêm

Công bố sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã tại Yên Châu

Lãnh đạo tỉnh Sơn La tặng bằng khen cho các tập thể, cá nhân có thành tích tại huyện Yên Châu.
(PLVN) - Ngày 6/1, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La tổ chức Lễ công bố Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã thuộc huyện Yên Châu và Quyết định của UBND tỉnh về công nhận đô thị Yên Châu (thị trấn Yên Châu mở rộng) đạt tiêu chí đô thị loại V.

Tín dụng chính sách: Động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội bền vững tại Kiên Giang

Tín dụng chính sách: Động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội bền vững tại Kiên Giang
(PLVN) - Trong hành trình thực hiện các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững, tỉnh Kiên Giang đã huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và tập trung các nguồn lực quan trọng, đặc biệt là nguồn vốn tín dụng chính sách. Chính nhờ sự đầu tư này, vùng đất cực Tây Nam của Tổ quốc đã vươn lên trở thành điểm sáng về phát triển kinh tế xã hội toàn diện.

Đảm bảo thông tuyến Cầu vượt sông Hương vào ngày 26/3

Chủ tịch UBND thành phố Huế Nguyễn Văn Phương đi thực địa, kiểm tra tiến độ giải phóng mặt bằng, thi công Dự án Cầu vượt sông Hương.
(PLVN) - Sáng 6/9, Chủ tịch UBND thành phố Huế Nguyễn Văn Phương đã đi thực địa, kiểm tra tiến độ giải phóng mặt bằng, thi công Dự án Cầu vượt sông Hương. Đây là công trình trọng điểm trong kế hoạch phát triển hạ tầng giao thông và kết nối đô thị của thành phố.

Lâm Đồng định hướng trở thành đầu tàu, cửa ngõ Tây Nguyên

Lâm Đồng định hướng trở thành đầu tàu, cửa ngõ Tây Nguyên
(PLVN) - Để không chỉ dẫn đầu mà còn là cửa ngõ Tây Nguyên, Lâm Đồng sẽ đầu tư các khách sạn cao cấp cùng những khu mua sắm đẳng cấp; ưu tiên xây dựng cảng cạn, trung tâm logistis; phấn đấu khởi công 2 dự án cao tốc đúng dịp chào mừng Giải phóng miền Nam 30/4/2025…

Tín dụng chính sách xã hội thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, hiện thực hoá ước mơ cho đối tượng chính sách

Ông Trần Gia Công (Bí thư huyện uỷ Phú Vang, đứng đầu bên trái) kiểm tra, thăm hỏi người dân vay vốn nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện.
(PLVN) - Những năm qua, “tín dụng chính sách xã hội” (TDCS) là cụm từ quen thuộc đối với nhiều người dân huyện Phú Vang (tỉnh Thừa Thiên Huế), là một công cụ hữu hiệu của cấp ủy và chính quyền để thực hiện các chương trình mục tiêu giảm nghèo bền vững, bảo đảm an sinh xã hội, đáp ứng nguyện vọng của đối tượng chính sách tại địa phương.

Báo Pháp luật Việt Nam phối hợp tổ chức chương trình 'Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản' tại Bình Định

Báo Pháp luật Việt Nam phối hợp tổ chức chương trình 'Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản' tại Bình Định
(PLVN) - Tại Đồn Biên phòng Mỹ An, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Bình Định phối hợp với Văn phòng Đại diện Báo Pháp luật Việt Nam tại TP Đà Nẵng cùng các ban, ngành đoàn thể và nhà hảo tâm trên địa bàn mới tổ chức chương trình “Xuân Biên phòng ấm lòng Dân bản” Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.

Lào Cai cắt giảm 148 đầu mối sau sắp xếp, tinh gọn

Lào Cai cắt giảm 148 đầu mối sau sắp xếp, tinh gọn
(PLVN) -  Thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, Tỉnh uỷ Lào Cai đã đề ra phương án cụ thể về sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của tỉnh. Sau khi sắp xếp, Lào Cai sẽ cắt giảm được 148 đầu mối và 168 vị trí cấp trưởng đơn vị.

Đại tá Nguyễn Đức Hải làm Giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai

Đại tá Nguyễn Đức Hải làm Giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai
(PLVN) -  Theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an, Đại tá Nguyễn Hồng Phong - Giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai được điều động đến nhận công tác và giữ chức Cục trưởng Cục Nghiệp vụ; Đại tá Nguyễn Đức Hải - Giám đốc Công an tỉnh Quảng Trị được điều động đến nhận công tác và giữ chức vụ Giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai.

Khám chữa bệnh miễn phí tại Đắk Lắk

Đại diện Đoàn Công tác Bộ Công an trao quà Tết cho gia đình chính sách, người có hoàn cảnh khó khăn tại xã Ea Tiêu.
(PLVN) - Ngày 4/1, tại Trạm xá xã Ea Tiêu (huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk), Đoàn Công tác Bộ Công an tổ chức khám chữa bệnh tổ chức khám chữa bệnh, cấp phát thuốc miễn phí và trao quà Tết cho người dân 2 xã Ea Tiêu và Ea K'tur.

Rộn rã ngư trường Ninh Thuận đầu năm 2025

Rộn rã ngư trường Ninh Thuận đầu năm 2025
(PLVN) -  Năm mới 2025, trời yên biển lặng, thời tiết thuận lợi, hàng trăm tàu thuyền tại Ninh Thuận bắt đầu ra khơi, bám biển, bám ngư trường, mang theo niềm tin và khát vọng làm giàu từ biển quê hương.