Quảng Ngãi: Dự án 72 tỷ đồng nhưng phải vận hành bằng tay vì… thiếu điện

Dự án có tổng giá trị đầu tư 72 tỷ đồng. (Ảnh trong bài: Anh Huy)
Dự án có tổng giá trị đầu tư 72 tỷ đồng. (Ảnh trong bài: Anh Huy)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Dự án được đầu tư 72 tỷ đồng nhưng phải vận hành bằng tay vì… thiếu điện. Thực tế trớ trêu này đã diễn ra suốt gần 4 năm tại cống ngăn mặn sông Rớ thuộc dự án Đê Phổ Minh (tỉnh Quảng Ngãi), khiến cho công tác chủ động ngăn mặn gặp nhiều gian nan.

4 năm chưa đấu nối nguồn điện

Công trình Đê Phổ Minh ở TX Đức Phổ (Quảng Ngãi) cách bờ biển chừng 2km, có vai trò quan trọng trong công tác chống xâm nhập mặn, xói lở đất ảnh hưởng việc sản xuất của người dân địa phương.

Tháng 10/2015, công trình Đê Phổ Minh được UBND tỉnh Quảng Nam phê duyệt chủ trương đầu tư với chiều dài tuyến 1.425m với 4 cống qua đê. Trong đó, cống ngăn mặn sông Rớ lớn nhất với chiều dài 20m.

Dự án có tổng mức đầu tư hơn 72 tỷ đồng và giao cho Sở NN&PTNT làm chủ đầu tư. Đến năm 2016, dự án này giao cho Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình NN&PTNT tỉnh Quảng Ngãi (nay là Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh - BQL) làm chủ đầu tư.

Vào tháng 9/2021, dự án Đê Phổ Minh đã thi công hoàn thành, đưa vào sử dụng, giúp chống xâm nhập mặn, giữ ngọt, bảo vệ an toàn các công trình, nhà ở của các hộ dân sinh sống ở khu vực lân cận, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của phường Phổ Minh.

Theo thiết kế được phê duyệt, việc nâng hạ các cửa van để điều tiết nước phục vụ sản xuất tại cống sông Rớ được vận hành bằng điện. Tuy nhiên, do chưa đấu nối nguồn điện nên gần 4 năm qua, địa phương phải dùng sức người để vận hành nâng hạ các cửa van của cống sông Rớ. Cùng với đó, việc nâng hạ các cửa van cũng rất khó khăn do một số chi tiết cơ khí trong quá trình lắp đặt bị lỗi và hư hỏng khi sử dụng.

Ông Nguyễn Quốc Phương, cán bộ giao thông - thủy lợi - khuyến nông - thú y phường Phổ Minh (TX Đức Phổ) cho biết, từ khi nhận bàn giao công trình và đưa vào sử dụng đến nay đã gần 4 năm. Từ đó đến nay cũng là thời gian địa phương và người dân lo âu, khổ sở với vấn đề vận hành dự án.

Theo ông Phương, mỗi lần muốn vận hành nâng hạ các cửa van cống sông Rớ, địa phương phải huy động 10 - 12 người khỏe mạnh thay phiên nhau dùng tay quay các cửa van.

“Nhiều người như vậy mới kham nổi, bởi các cửa van có kích thước lớn và rất nặng. Mỗi lần mở van chúng tôi phải mất cả giờ đồng hồ và cần nhiều người cùng hợp sức mới kéo nổi. Việc vận hành gặp khó khăn nên đôi lúc cống sông Rớ chưa đáp ứng kịp thời mục tiêu ngăn mặn, giữ ngọt phục vụ sản xuất nông nghiệp của người dân”, ông Phương nói.

Cống vận hành thủ công dẫn đến công tác chủ động ngăn mặn chưa hiệu quả

Cống vận hành thủ công dẫn đến công tác chủ động ngăn mặn chưa hiệu quả

Vẫn sẽ tiếp tục vận hành thủ công

Bà Trần Thị Tính (người dân địa phương) cho biết, do vận hành “siêu chậm” nên nước ra vào như không có cống; nước mặn tràn vào trở tay không kịp. Đó là chưa kể việc này còn có thể là tác nhân gây trữ phèn lại trong nội đồng, gây hại cho cây cối.

Vì thế, bà Tính và người dân rất mong các cấp ngành lãnh đạo quan tâm sớm đầu tư hệ thống điện để việc nâng hạ các cửa van được thuận lợi nhằm giảm bớt sức người cũng như chi phí vận hành, đáp ứng nhu cầu ngăn mặn, giữ ngọt bảo đảm cho người dân sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản”.

Trước những bất cập trong công tác vận hành cống ngăn mặn sông Rớ, Chủ tịch UBND phường Phổ Minh, ông Lê Duy Bảo xác nhận, lâu nay địa phương vận hành cống bằng phương pháp thủ công quay bằng tay rất tốn công, mất thời gian. UBND phường đã nhiều lần kiến nghị chủ đầu tư và các cơ quan chức năng liên quan tìm giải pháp khắc phục nhưng chưa được.

Liên quan vấn đề này, mới đây UBND TX Đức Phổ đã cử đoàn công tác xuống kiểm tra hiện trường. Sau khi kiểm tra, lãnh đạo TX Đức Phổ cho biết việc đầu tư đường điện không khả thi vì không hiệu quả. Nguyên nhân được đưa ra là vì cống ngăn mặn một năm chỉ vận hành hai lần. Nếu TX đầu tư đường điện để vận hành cống phải mất gần 1 tỷ đồng. Do đó, TX đã làm việc với phường Phổ Minh và thống nhất tiếp tục vận hành cống thủ công như lâu nay.

Đọc thêm

Đà Lạt sẽ lắp camera năng lượng mặt trời bảo vệ rừng

Đà Lạt sẽ lắp camera năng lượng mặt trời bảo vệ rừng
(PLVN) - Từ nay tới cuối năm 2024, lực lượng Kiểm lâm TP Đà Lạt (Lâm Đồng) sẽ lắp đặt hệ thống camera năng lượng mặt trời tại các khu vực trọng điểm phá rừng, lấn chiếm đất rừng để nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ rừng, theo ông Lê Thái Sơn - Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm TP Đà Lạt.

Siêu bão Krathon đi vào biển Đông

Dự báo vị trí, hướng di chuyển của bão Krathon. Ảnh: Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia
(PLVN) -  Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, sáng sớm nay, 1/10, bão Krathon đã đi vào vùng biển phía Đông Bắc của khu vực Bắc Biển Đông, mạnh lên cấp 16 (cấp siêu bão).

Bắc Ninh 'tuyên chiến' với một số 'điểm nóng' ô nhiễm

Một cơ sở sản xuất giấy tại phường Phong Khê, TP Bắc Ninh. (Ảnh: Khương Lực)
(PLVN) - Thời gian qua, Cụm công nghiệp (CCN) Phú Lâm (huyện Tiên Du), phường Phong Khê (TP Bắc Ninh) và xã Văn Môn (huyện Yên Phong) được đánh giá là một số “điểm nóng” về ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Tuy nhiên, với sự vào cuộc của các cơ quan ban, ngành nhiều giải pháp chế tài đã được ban hành, áp dụng; từ đó, tình trạng ô nhiễm môi trường tại các “điểm nóng” này đã dần “hạ nhiệt”.

Tuổi trẻ Thủ đô lan tỏa tình yêu thiên nhiên đến cộng đồng

Hàng trăm tình nguyện viên tham gia dọn rác trong sự kiện Ngày hội Dọn rác Thế giới 2024. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Trong những ngày cuối tuần qua, hàng trăm tình nguyện viên ở đủ các độ tuổi đã tham gia các chương trình bảo vệ môi trường như dọn rác, thu gom, tái chế rác… Những hành động dù nhỏ bé nhưng có ý nghĩa lớn lao, góp phần lan tỏa thông điệp về tình yêu thiên nhiên, thúc đẩy nhận thức cộng đồng và thói quen ứng xử thân thiện với môi trường, vì một Thủ đô xanh.

Tuần này Bắc Bộ chuyển mát, có nơi chuyển rét

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, do chịu tác động của không khí lạnh, trong tuần này (30/9-6/10) khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trời chuyển mát, đêm và sáng trời lạnh; riêng vùng núi Bắc Bộ trời rét.

Sông Hồng - 'thủy quái' dưới phù sa

Nước sông Hồng dâng cao do cơn bão Yagi. (Nguồn: Reuters/ Đức Tâm)
(PLVN) - Sông Hồng mang phù sa về châu thổ, nhưng không phải là con sông hiền hòa mà rất hung dữ, với những trận lụt lớn và cuốn phăng mọi thứ ra Biển Đông.

Hà Nội nỗ lực tái thiết cây xanh

Cây xanh tại phố Lý Thái Tổ, Hà Nội được dựng trồng lại, chồi non đang mọc lên ở gốc cây lớn. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Sau cơn bão số 3, khi hơn 40.000 cây xanh bị gãy, đổ, Hà Nội không chỉ mất đi vẻ đẹp mà còn đánh mất một phần lá chắn tự nhiên, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống và khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu. Trước tình hình này, thành phố đã nhanh chóng triển khai kế hoạch tái thiết cây xanh, nhằm phục hồi diện mạo và xây dựng lại lá chắn xanh bền vững cho Thủ đô.

Chống ô nhiễm nhựa: Cần phát huy vai trò 'đầu tàu' của Thủ đô

Rác thải nhựa ở Thủ đô rất cần giải pháp, quyết sách mạnh mẽ hơn. (Ảnh: Nam Nguyễn)
(PLVN) - Trong tháng 9, nhiều dự án chống ô nhiễm nhựa đã được khởi động tại các tỉnh, thành ở Việt Nam, với sự tham gia của các tổ chức quốc tế và các cơ quan, tổ chức trong nước. Các dự án này nhằm giải quyết vấn đề ô nhiễm nhựa, mối đe dọa nghiêm trọng đối với môi trường và sức khỏe con người, đặc biệt là tại các khu vực đô thị và ven biển.