Quảng Ngãi đề xuất xây dựng hồ chứa nước Thượng Sông Vệ 4.000 tỷ đồng

Quảng Ngãi đề xuất xây dựng công trình Hồ Thượng Sông Vệ với tổng mức đầu tư 4.000 tỷ đồng.
Quảng Ngãi đề xuất xây dựng công trình Hồ Thượng Sông Vệ với tổng mức đầu tư 4.000 tỷ đồng.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - UBND tỉnh Quảng Ngãi đề xuất Bộ NN-PTNT hỗ trợ 4.000 tỷ đồng để xây dựng công trình hồ chứa nước Thượng Sông Vệ nhằm cấp nước phục vụ sản xuất nông nghiệp cho khoảng 11.300 ha.

Ngày 28/7, Văn phòng UBND tỉnh Quảng Ngãi cho biết, Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Văn Minh đã ký công văn gửi Bộ NN-PTNT đề xuất đầu tư xây dựng công trình hồ Thượng Sông Vệ.

Theo lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Ngãi, mục tiêu của dự án nhằm cấp nước phục vụ sản xuất nông nghiệp cho khoảng 11.300 ha vùng hạ lưu sông Vệ thuộc các huyện: Ba Tơ, Nghĩa Hành, Mộ Đức, Tư Nghĩa và thị xã Đức Phổ. Đồng thời, cấp nước phục vụ nuôi trồng thủy sản vùng cát huyện Mộ Đức và thị xã Đức Phổ với diện tích nuôi trồng 350 ha. Cấp nước phục vụ cho sinh hoạt, công nghiệp và dịch vụ với lưu lượng 150.000 m3/ngày đêm.

Ngoài ra, dự án còn mục tiêu tiếp nước vào hồ chứa nước Núi Ngang với lưu lượng khoảng 3,0 m3/s để cấp nước tưới nông nghiệp, sinh hoạt, nuôi trồng thủy sản; kết hợp nuôi trồng thủy sản, du lịch, phát điện và góp phần cải tạo môi trường sinh thái trong vùng dự án.

Dự kiến, cụm công trình hồ chứa nước sẽ được xây dựng tại huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi với quy mô dung tích khoảng 140 triệu m3, đập dâng hạ lưu hồ chứa nước và hệ thống kênh tưới. Tổng mức đầu tư dự kiến là 4.000 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách trung ương. Dự án thực hiện từ năm 2023-2030.

Trong đó, giai đoạn 2023-2025 đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bổ sung vào kế hoạch đầu tư công trung hạn; bố trí vốn chuẩn bị đầu tư và hoàn thành công tác chuẩn bị đầu tư. Giai đoạn: 2026-2030 thực hiện đầu tư hoàn thành dự án.

Theo UBND tỉnh Quảng Ngãi, nhu cầu sử dụng nước của tỉnh hiện nay cũng như thời gian tới là rất lớn; vào các tháng mùa khô, khoảng 11.300 ha vùng hạ du sông Vệ và phía nam tỉnh thường xuyên bị hạn hán, thiếu nước, không bảo đảm nước tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Cụ thể, vùng phía nam sông Vệ với diện tích 8.600 ha; vùng ven sông Vệ thuộc các xã của huyện Ba Tơ, xã Hành Thiện, Hành Tín Đông, Hành Tín Tây thuộc huyện Nghĩa Hành với diện tích canh tác 1.500 ha; 1.200 ha diện tích cây trồng hàng năm vùng ven biển xã Đức Minh, huyện Mộ Đức, xã Phổ An, thị xã Đức Phổ); khoảng 350 ha diện tích nuôi trồng thủy sản vùng cát huyện Mộ Đức và thị xã Đức Phổ bị thiếu nước; thiếu nước sinh hoạt cho người dân, các khu công nghiệp, khu đô thị, vùng ven biển của các huyện, thị xã.

Vào các tháng mùa mưa, thường xuyên chịu ảnh hưởng của lũ, lụt lớn, làm sạt lở bờ sông rất nghiêm trọng, gây ảnh hưởng rất lớn đến đời sống, sản xuất của nhân dân và các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội phía nam của tỉnh.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Quảng Ngãi hiện thực hóa giấc mơ nhà ở cho người nghèo

Quảng Ngãi hiện thực hóa giấc mơ nhà ở cho người nghèo
(PLVN) - Với sự đồng lòng của cả hệ thống chính trị, người dân, các mạnh thường quân, tỉnh Quảng Ngãi đang tích cực hiện thực hóa giấc mơ nhà ở cho người nghèo trên địa bàn. Đây không chỉ là những ngôi nhà được xây dựng bằng gạch ngói xi măng… mà còn được xây bởi những tấm lòng.

Cụm Trại Tạm giam Công an 11 tỉnh thành khu vực ĐBSCL trao đổi nghiệp vụ

Quang cảnh Hội nghị
(PLVN) - Tại TP Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang, Cụm Trại Tạm giam Công an 11 tỉnh, thành phố khu vực ĐBSCL gồm: An Giang, Bạc Liêu, Bến Tre, Cần Thơ, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng, Tiền Giang, Trà Vinh và Vĩnh Long (do Trại Tạm giam Công an Kiên Giang làm Cụm trưởng), mới tổ chức Hội nghị trao đổi nghiệp vụ trong công tác thi hành tạm giữ, tạm giam, thi hành án phạt tù và xây dựng Đảng, xây dựng lực lượng Trại Tạm giam giai đoạn 2023 - 2024.

Tín dụng chính sách góp phần đưa Quảng Bình phát triển toàn diện

Tín dụng chính sách góp phần đưa Quảng Bình phát triển toàn diện
(PLVN) - Nhờ được vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), người dân nghèo tỉnh Quảng Bình có thêm nguồn lực đầu tư phát triển kinh tế. Nguồn vốn tín dụng chính sách trở thành “đòn bẩy” giúp người dân phát triển sản xuất, góp phần giảm nghèo bền vững, từng bước làm giàu, bảo đảm an sinh xã hội gắn với xây dựng nông thôn mới.