Quảng Ngãi chung sức đồng lòng “vượt khó” phát triển kinh tế

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Với tinh thần chung sức đồng lòng, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, Quảng Ngãi từng bước khắc phục khó khăn hoàn thành và vượt 25/25 chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2024 với tổng thu ngân sách Nhà nước năm 2024 đạt hơn 29.500 tỷ đồng. Đây là bước chuẩn bị cho những đột phá mạnh mẽ trong năm 2025.

Kinh tế “vượt khó”

Năm 2024, các cấp ủy đảng, chính quyền trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đã tích cực đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động, đoàn kết, thống nhất, chung sức đồng lòng, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các chủ trương của Trung ương, của tỉnh với quyết tâm chính trị cao.

Cùng với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự tham gia tích cực của nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp, tỉnh Quảng Ngãi đã từng bước khắc phục khó khăn và thực hiện nhiệm vụ chính trị đề ra đạt được những kết quả khá toàn diện trên các lĩnh vực.

Kinh tế Quảng Ngãi “vượt khó” hoàn thành nhiều chỉ tiêu đề ra. (Ảnh: A.H).

Kinh tế Quảng Ngãi “vượt khó” hoàn thành nhiều chỉ tiêu đề ra. (Ảnh: A.H).

Đặc biệt, Quảng Ngãi thực hiện đạt và vượt 25/25 chỉ tiêu kinh tế - xã hội, trong đó, có 9 chỉ tiêu vượt kế hoạch. Kinh tế tiếp tục tăng trưởng. Tốc độ tăng trưởng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) đạt 4,07%, vượt kế hoạch đề ra. GRDP bình quân đầu người ước đạt 4.460 USD/người.

Giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 157.521 tỷ đồng, tăng 2,6%, vượt 15,3% kế hoạch. Trong đó, giá trị sản xuất công nghiệp ngoài sản phẩm lọc hóa dầu ước đạt 105.297 tỷ đồng, tăng 8,5%, vượt 14% so với kế hoạch.

Tổng thu ngân sách Nhà nước trong 2024 ước đạt hơn 29.503 tỷ đồng (bằng 96,2% so với năm 2023) vượt 15,5% so với dự toán Trung ương giao và dự toán HĐND tỉnh giao. Trong đó, thu nội địa ước đạt 17.640 tỷ đồng (bằng 84,4% so với năm 2023, bằng 100% dự toán Trung ương và HĐND tỉnh giao).

Tổng thu ngân sách Nhà nước trong 2024 ước đạt hơn 29.503 tỷ đồng, vượt 15,5% so với dự toán. (Ảnh: A.H).

Tổng thu ngân sách Nhà nước trong 2024 ước đạt hơn 29.503 tỷ đồng, vượt 15,5% so với dự toán. (Ảnh: A.H).

Xuất nhập khẩu cũng đem về nguồn thu ước đạt 11.788 tỷ đồng (tăng 22,4% so với năm 2023, vượt 51,5% dự toán của Trung ương và HĐND tỉnh) với sự đóng góp tích cực của Công ty thép Hòa Phát Dung Quất (khoảng 7.669 tỷ đồng) và Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (khoảng 2.900 tỷ đồng). Với nhiều khó khăn, thách thức, tỉnh Quảng Ngãi vẫn ghi nhận kết quả thu ngân sách tích cực.

Đối với kết quả thu ngân sách năm 2024 của tỉnh Quảng Ngãi, các doanh nghiệp Nhà nước Trung ương đã đóng góp khoảng 10.400 tỷ đồng (tăng 23% so với kế hoạch) và tăng khoảng 2.000 tỷ đồng so với dự toán của HĐND tỉnh giao. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư từ nước ngoài cũng đóng góp khoảng 810 tỷ đồng; công nghiệp, dịch vụ ngoại quốc đóng góp hơn 3.700 tỷ đồng và tiền thuế thu nhập cá nhân hơn 615 tỷ đồng.

Nhà máy lọc dầu Dung Quất - là đơn vị nộp ngân sách lớn nhất tỉnh Quảng Ngãi. (Ảnh: Anh Huy).

Nhà máy lọc dầu Dung Quất - là đơn vị nộp ngân sách lớn nhất tỉnh Quảng Ngãi. (Ảnh: Anh Huy).

Tổng chi ngân sách của tỉnh Quảng Ngãi cũng ước đạt khoảng 17.705 tỷ đồng (bằng 95,2% dự toán do HĐND tỉnh giao).

Công tác lãnh đạo, chỉ đạo chống khai thác hải sản bất hợp pháp, được triển khai quyết liệt, cơ bản kiểm soát, ngăn chặn tàu cá và ngư dân Quảng Ngãi vi phạm. Chủ tàu, ngư dân nâng cao nhận thức, trách nhiệm trong việc chống khai thác IUU.

Giải quyết bài toán “sợ sai, sợ trách nhiệm”

Trong năm 2024, Quảng Ngãi kịp thời triển khai thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 14/6/2024 về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng; ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức đại hội đảng bộ cấp huyện và đại hội chi, đảng bộ cấp cơ sở nhiệm kỳ 2025 - 2030 và chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở nhiệm kỳ 2025 - 2027.

Công tác sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị được thực hiện quyết liệt theo đúng chỉ đạo của Trung ương, bảo đảm hoạt động hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả. Công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng, phát triển đảng viên và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên được quan tâm thực hiện thường xuyên. Công tác dân vận, hoạt động của MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội có nhiều đổi mới, phát huy hiệu quả thiết thực.

Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ngãi Bùi Thị Quỳnh Vân. (Ảnh: A.Huy).

Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ngãi Bùi Thị Quỳnh Vân. (Ảnh: A.Huy).

Bà Bùi Thị Quỳnh Vân, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ngãi cho hay, trong năm 2025, bên cạnh nhiệm vụ thường xuyên, tỉnh Quảng Ngãi thực hiện nghiêm túc, khẩn trương Nghị quyết 18 của Trung ương về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

“Năm 2025 là năm chúng ta phải nước rút để hoàn thành các chỉ tiêu mà Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX đã đề ra. Vì vậy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy rất mong muốn các đồng chí tập trung thảo luận, đánh giá mặt đạt được, chưa đạt được, nguyên nhân, đề xuất giải pháp để chúng ta thực hiện tốt hơn. Trong giai đoạn hiện nay, bên cạnh việc sắp xếp tổ chức bộ máy theo định hướng của Trung ương gắn với tổng kết Nghị quyết 18 thì tỉnh cũng sẽ sắp xếp tổ chức bộ máy trong hệ thống của chúng ta gắn với yêu cầu nhiệm vụ chính trị đặt ra”, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi khẳng định.

Theo đó, nhiều đại biểu đã thẳn thắng chỉ ra một số điểm nghẽn làm ảnh hưởng đến sự phát triển của tỉnh. Trong đó, công tác tham mưu, tổ chức thực hiện nhiệm vụ của một số cơ quan, đơn vị chưa chủ động, thiếu quyết liệt. Một bộ phận cán bộ, công chức còn chưa chủ động, quyết liệt, còn tâm lý né tránh, sợ trách nhiệm.

Nhiều đại biểu đã thẳn thắng chỉ ra một số điểm nghẽn làm ảnh hưởng đến sự phát triển của tỉnh Quảng Ngãi.

Nhiều đại biểu đã thẳn thắng chỉ ra một số điểm nghẽn làm ảnh hưởng đến sự phát triển của tỉnh Quảng Ngãi.

Theo Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Lê Quang Thích, bên cạnh sự quyết tâm chính trị rất cao của tập thể Tỉnh ủy, sự năng động, sáng tạo của HĐND tỉnh, sự điều hành mạnh mẽ của tập thể UBND tỉnh thì đâu đó vẫn có nhiều cán bộ, công chức, viên chức từ tỉnh đến cơ sở chưa làm việc hết mình. Đây chính là lực cản đối với sự bứt phá phát triển của tỉnh, là vấn đề mang tính thách thức đã, đang và sẽ đặt ra đối với Tỉnh ủy, nhất là trong thời điểm hiện nay.

Cùng quan điểm trên, Chủ tịch UBND TP Quảng Ngãi Trà Thanh Danh bày tỏ, từ chính sách đi vào thực tiễn còn nhiều khó khăn, trong đó có công tác giải phóng mặt bằng gặp nhiều vướng mắc làm ảnh hưởng đến tiến độ các dự án, công trình. Tâm lý cán bộ sợ sai, sợ trách nhiệm, né tránh phần nào ảnh hưởng đến các nhiệm vụ được giao.

Theo ông Danh, một trong những điểm nghẽn hiện nay là công tác quy hoạch đất và xác định giá đất cụ thể để tính tiền bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất và thực hiện cơ chế bồi thường theo quy định của Luật Đất đai năm 2024.

Trong khi đó, Quyền Giám đốc Sở TN&MT Nguyễn Đức Trung kiến nghị, để tháo gỡ điểm nghẽn về đất đai và bứt phá trong năm 2025, khi xây dựng dự án đầu tư thì nên phân kỳ giải phóng mặt bằng và xây lắp, trong đó công tác giải phóng mặt bằng phải làm trước, nếu không sẽ chậm trễ trong khâu giải ngân, ảnh hưởng đến tiến độ dự án.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Hiệu quả tín dụng chính sách xã hội ở Hải Lăng

Ngân hàng chính sách xã hội là “phao cứu sinh” cho vợ chồng anh Mai Văn T.
(PLVN) - Những năm qua, “tín dụng chính sách xã hội” (TDCS) là cụm từ quen thuộc đối với nhiều người dân Hải Lăng, là một công cụ hữu hiệu của cấp ủy và chính quyền để thực hiện các chương trình mục tiêu giảm nghèo bền vững, bảo đảm an sinh xã hội, đáp ứng nguyện vọng của đối tượng chính sách tại địa phương.

Nhật Bản tìm hiểu cơ hội đầu tư tại Hải Dương

Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương tiếp và làm việc với Đoàn công tác Hội Chuyên gia Việt Nam - Nhật Bản (VJS)
(PLVN) - Ngày 31/3, Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương tiếp và làm việc với Đoàn công tác Hội Chuyên gia Việt Nam - Nhật Bản (VJS), cùng đại diện một số doanh nghiệp Nhật Bản đến tìm hiểu cơ hội đầu tư tại Hải Dương.

Trao giải cuộc thi viết - vẽ chủ đề “Con yêu bố mẹ - Người chiến sĩ Công an nhân dân”

Trao giải cuộc thi viết - vẽ chủ đề “Con yêu bố mẹ - Người chiến sĩ Công an nhân dân”
(PLVN) -  Thực hiện tháng hành động vì trẻ em và ngày gia đình Việt Nam hướng tới kỷ niệm 80 năm ngày truyền thống lực lượng Công an nhân dân (19/8/1945 – 19/8/2025), Công an tỉnh Kiên Giang phát động Cuộc thi viết - vẽ cho con cán bộ, chiến sĩ với chủ đề “Con yêu bố mẹ - Người chiến sĩ Công an nhân dân”.

Thái Nguyên đề ra mục tiêu giải ngân 100% vốn đầu tư công năm 2025

Thái Nguyên đề ra mục tiêu giải ngân 100% vốn đầu tư công năm 2025
(PLVN) - UBND tỉnh Thái Nguyên đề ra mục tiêu đến hết ngày 30/1/2026, giải ngân 100% vốn đầu tư công được giao năm 2025. Thực hiện nghiêm chỉ đạo của UBND tỉnh về chuyển tiếp quản lý các chương trình, nhiệm vụ, dự án trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy, tuyệt đối không để ảnh hưởng đến tiến độ triển khai thực hiện và giải ngân vốn.

Vốn chính sách "cánh cửa" mở ra tương lai no ấm nơi vùng núi Nghệ An

Đàn bò 14 con từ nguồn vốn vay chính sách ưu đãi phát triển khoẻ mạnh, hiệu quả cao giúp gia đình anh Phim chị Xin thoát nghèo.
(PLVN) - Từ hai cặp bò ban đầu của vốn chính sách ưu đãi, gia đình anh Phim nay đã có đàn bò 14 con, hơn 6 hecta rừng keo xanh tốt. Còn với chị Hà, giấc mơ an cư sau 20 năm sống trong căn nhà tạm bợ đã trở thành hiện thực. Những câu chuyện ấy là minh chứng cho sức mạnh của ý chí khi gặp được cơ hội.

Nhiều mô hình hay về phòng, chống tội phạm tại Bạc Liêu

Nhiều mô hình hay về phòng, chống tội phạm tại Bạc Liêu
(PLVN) - “Cổng ANTT thông minh” tại xã Phong Thạnh Tây A (huyện Phước Long) và “Tổ tự quản lý hụi trong Nhân dân bằng ứng dụng Zalo” (phường Láng Tròn, thị xã Giá Rai) là 2 mô hình của tỉnh Bạc Liêu được Bộ Công an triển khai, nhân rộng trên phạm vi toàn quốc.

Khai mạc Hội sách Đất Tổ năm 2025

Khai mạc Hội sách Đất Tổ năm 2025
(PLVN) - Ngày 30/3, tại Thư viện tỉnh Phú Thọ, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ tổ chức khai mạc Hội sách Đất Tổ năm 2025. Đây là một trong chuỗi hoạt động phục vụ Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm 2025.