Chương trình Nông thôn Mới

Quảng Ngãi 'chạy nước rút' hoàn thành chỉ tiêu năm 2023

Chỉ số sản xuất công nghiệp năm 2023 ước đạt 103%, tăng 3% so với năm 2022.
Chỉ số sản xuất công nghiệp năm 2023 ước đạt 103%, tăng 3% so với năm 2022.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Đặng Văn Minh đã yêu cầu tất cả các Sở, ban, ngành địa phương của tỉnh rà soát lại tất cả các chỉ tiêu, nỗ lực “chạy nước rút” từ nay đến 31/12, để đảm bảo hoàn thành ở mức cao nhất các chỉ tiêu đã đề ra trong năm.

Ngày 22/11, thông tin từ Sở Kế hoạch và Đầu tư Quảng Ngãi, đơn vị vừa có báo cáo tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh trong năm 2023. Báo cáo cho thấy, Quảng Ngãi đạt được một số kết quả tích cực.

Cụ thể, trong 25 chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu năm 2023, dự kiến có 24 chỉ tiêu đạt so với chỉ tiêu Nghị quyết HĐND tỉnh đề ra. Trong đó, có 13 chỉ tiêu vượt và 1 chỉ tiêu không đạt (chỉ tiêu số xã đạt chuẩn quốc gia về nông thôn mới).

Theo đó, 13 chỉ tiêu đạt gồm: Tốc độ tăng trưởng GRDP; GRDP bình quân đầu người; tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và dịch vụ trong GRDP; năng suất lao động xã hội; vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn; tỷ lệ đô thị hóa; tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị; tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia; số bác sĩ/1 vạn dân; tỷ lệ phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội trên tổng số lao động đang làm việc trong nền kinh tế; giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh; tỷ lệ che phủ rừng và thu ngân sách vượt mức chỉ tiêu Trung ương giao 22,2%.

Đáng chú ý, chỉ số sản xuất công nghiệp năm 2023 ước đạt 103%, tăng 3% so với năm 2022. Hai sản phẩm chủ lực của tỉnh là sản phẩm lọc hóa dầu ước vượt 15,3%, thép ước vượt 89,2%.

Kim ngạch xuất khẩu của Quảng Ngãi 9 tháng đầu năm 2023 tăng 8,7% so với cùng kỳ năm 2022.

Kim ngạch xuất khẩu của Quảng Ngãi 9 tháng đầu năm 2023 tăng 8,7% so với cùng kỳ năm 2022.

Về tình hình văn hóa xã hội, các hoạt động văn hóa, thể thao được tổ chức sôi nổi, nhu cầu vui chơi, giải trí của người dân tăng cao, các hoạt động kích cầu du lịch được tổ chức dưới nhiều hình thức đã góp phần thúc đẩy các hoạt động thương mại nên tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng cao; các hoạt động đối ngoại, xúc tiến đầu tư, thương mại được thực hiện thường xuyên, có chất lượng.

Mới đây, tại cuộc họp đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh năm 2023 và thảo luận nhiệm vụ, giải pháp năm 2024, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Đặng Văn Minh đã yêu cầu tất cả các sở, ngành, địa phương rà soát lại tất cả các chỉ tiêu, nỗ lực “chạy nước rút” từ nay đến 31/12, để đảm bảo hoàn thành ở mức cao nhất các chỉ tiêu đã đề ra trong năm.

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi cũng yêu cầu Sở Kế hoạch - Đầu tư khẩn trương dự thảo Kế hoạch triển khai thực hiện Quy hoạch tỉnh, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; tiếp tục triển khai Quy hoạch phân khu 1/2000 của Đồ án điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung Khu kinh tế Dung Quất để làm cơ sở mời gọi doanh nghiệp đầu tư vào Quảng Ngãi.

* Trang thông tin này có sự phối hợp của Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương

Đọc thêm

Chương trình Nông Thôn Mới: 'Cú hích' đưa Ứng Hòa vươn mình đổi mới

Diện mạo nông thôn mới ở huyện Ứng Hòa ngày càng khang trang, sạch đẹp.
(PLVN) - Từ một huyện thuần nông với hạ tầng thiếu đồng bộ và đời sống người dân còn khó khăn, huyện Ứng Hòa (TP Hà Nội) đã biến chương trình Nông thôn mới thành "cú hích" mạnh mẽ để thay đổi diện mạo. Nhờ sự quyết tâm của lãnh đạo và sự đồng lòng của nhân dân, vùng quê này đã khoác lên mình một diện mạo giàu đẹp, khang trang, trở thành điểm sáng trong hành trình đổi mới nông thôn.

Yên Lạc (Vĩnh Phúc) xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu

Diện mạo nông thôn mới kiểu mẫu xã Liên Châu.
(PLVN) - Năm 2024, cùng với việc tập trung các nguồn lực để hoàn thiện các tiêu chí trở thành huyện nông thôn mới (NTM) mới, huyện Yên Lạc chọn các xã Nguyệt Đức và Liên Châu để đẩy mạnh xây dựng xã NTM kiểu mẫu, từ đó, xây dựng kế hoạch, lộ trình nhân rộng ra các địa phương khác trong huyện. Đây là tiền đề quan trọng để Yên Lạc trở thành đô thị trong tương lai không xa.

Chương Mỹ (Hà Nội): Đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống cho người dân

Quá trình xây dựng nông thôn mới tại huyện Chương Mỹ đã làm thay đổi diện mạo các xã.
(PLVN) -  Với tầm nhìn hiện đại hóa nông thôn, huyện Chương Mỹ đang triển khai mạnh mẽ các chương trình xây dựng nông thôn mới, kết hợp tái cơ cấu ngành nông nghiệp để nâng cao đời sống người dân. Qua các mô hình kinh tế hiệu quả và đầu tư cơ sở hạ tầng, Chương Mỹ không chỉ đổi mới diện mạo nông thôn mà còn mở rộng cơ hội phát triển bền vững cho cộng đồng, hướng tới mục tiêu đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và kiểu mẫu vào năm 2030.

Xây dựng huyện nông thôn mới nâng cao: Kinh nghiệm hay từ Thanh Trì

Xây dựng huyện nông thôn mới nâng cao: Kinh nghiệm hay từ Thanh Trì
(PLVN) -  Là huyện đầu tiên của Hà Nội được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao vào năm 2023, Thanh Trì đã về đích sớm hơn hai năm so với kế hoạch. Những kết quả đạt được không chỉ là thành tựu của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Thanh Trì mà còn là bài học kinh nghiệm quý báu cho các địa phương khác trong công tác xây dựng nông thôn mới.

Đông Anh (Hà Nội): Hiệu quả từ phong trào toàn dân xây dựng nông thôn mới

Đông Anh (Hà Nội): Hiệu quả từ phong trào toàn dân xây dựng nông thôn mới
(PLVN) - Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, đến thời điểm hiện tại, huyện Đông Anh đã hoàn thành xây dựng nông thôn mới (NTM), NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu. Bên cạnh vai trò chủ đạo của Huyện ủy, UBND huyện trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo thì Ủy ban MTTQ huyện Đông Anh cũng có đóng góp quan trọng về tuyên truyền, vận động Nhân dân trong công tác này.

Diện mạo nông thôn mới tại một xã nghèo ở Sơn La

Cánh đồng lúa tại xã Huy Tường, huyệ Phù Yên, tỉnh Sơn La.
(PLVN) - Xã Huy Tường (huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La) đang ngày càng đổi thay, đường vào các bản, xóm đã được bê tông hóa, đời sống vật chất tinh thần Nhân dân các dân tộc không ngừng nâng cao... Đó là kết quả của quá trình hưởng ứng Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) tại địa phương.

Từ đột phá trong xây dựng nông thôn mới đến những bản làng đáng sống ở Sơn La

Trung tâm hành chính tỉnh Sơn La.
(PLVN) - Với sự quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị cùng sự đồng sức, đồng lòng của nhân dân trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), diện mạo NTM tỉnh miền núi Sơn La đang từng ngày đổi thay, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân các dân tộc không ngừng được cải thiện, nâng cao.

Xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Bình Định cần đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững

Xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Bình Định cần đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững
(PLVN) - Sáng 01/10, tỉnh Bình Định đã tổ chức Lễ đón nhận Quyết định của Thủ tướng Chính phủ Công nhận huyện Tây Sơn đạt chuẩn nông thôn mới năm 2023 với sự tham dự của Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc cùng đại diện lãnh đạo các Bộ, ngành Trung ương và lãnh đạo tỉnh Bình Định.

Huyện Vũng Liêm phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới

Huyện Vũng Liêm phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới
(PLVN) - Huyện Vũng Liêm (tỉnh Vĩnh Long) đang nỗ lực thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM) nhằm cải thiện đời sống nông thôn, nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc sống cho người dân. Đến nay, địa phương đã đạt được nhiều kết quả đáng tích cực và tiếp tục phấn đấu đạt chuẩn huyện NTM trong tương lai gần.

Đấu giá sinh vật cảnh gây quỹ phòng chống lụt bão

Cộng đồng nghệ nhân, doanh nhân, chủ nhà vườn tham dự Festival Sinh vật cảnh Hà Nội 2024 quyên góp ủng hộ quỹ phòng chống lụt bão.
(PLVN) - Festival Sinh Vật Cảnh Hà Nội 2024 đã quyên góp hàng trăm triệu đồng qua đấu giá tác phẩm Sinh Vật Cảnh, để ủng hộ Quỹ phòng chống lụt bão. Tiếp nối thành công, phiên đấu giá tiếp theo sẽ diễn ra vào ngày 14/9, kêu gọi cộng đồng tiếp tục chung tay hỗ trợ đồng bào vùng thiên tai.

Huyện Tân Phước (Tiền Giang) đạt chuẩn nông thôn mới

Huyện Tân Phước (Tiền Giang) đạt chuẩn nông thôn mới
(PLVN) - Qua 13 năm triển khai thực hiện, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang đã huy động hơn 3.500 tỷ đồng nguồn vốn xây dựng huyện NTM từ nguồn ngân sách Trung ương, địa phương, vốn tín dụng, doanh nghiệp, Nhân dân đóng góp và nhiều nguồn huy động khác.