Quảng Ngãi cần hơn 250 tỷ đồng phát triển nuôi trồng thủy sản trên biển theo hướng mới

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Tỉnh Quảng Ngãi xác định cần hơn 250 tỷ đồng để phát triển nuôi trồng thuỷ sản trên biển theo hướng công nghiệp, hiện đại, đưa lĩnh vực này trở thành ngành sản xuất hàng hóa quy mô lớn.

Mới đây, UBND tỉnh Quảng Ngãi ban hành quyết định phê duyệt đề án phát triển nuôi trồng thủy sản trên biển đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Theo đó, tỉnh Quảng Ngãi xác định mục tiêu phát triển nuôi trồng thủy sản trên biển trở thành ngành sản xuất hàng hóa quy mô lớn, theo hướng công nghiệp, hiện đại, đồng bộ, an toàn, hiệu quả, bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường sinh thái; giữ vị trí, vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế của tỉnh.

Nuôi cá lồng bè trên biển ở Lý Sơn.

Nuôi cá lồng bè trên biển ở Lý Sơn.

Đồng thời tạo ra sản phẩm bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, chất lượng cao, có thương hiệu, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu; giải quyết việc làm, cải thiện điều kiện kinh tế-xã hội và nâng cao thu nhập cho cộng đồng dân cư ven biển gắn với bảo vệ môi trường sinh thái biển, phục vụ phát triển du lịch, góp phần tham gia bảo vệ an ninh, quốc phòng vùng biển đảo của Tổ quốc.

Đề án ưu tiên phát triển các vùng nuôi trồng thủy sản trên biển tại một số địa phương. Cụ thể, ở huyện Lý Sơn là 50ha (đảo Lớn 40ha, đảo Bé 10ha); khu vực biển hòn Bồng Than (xã Tịnh Kỳ, TP Quảng Ngãi) là 50ha.

Mục tiêu đến năm 2025, thể tích lồng nuôi đạt 160.000m3 (khoảng hơn 2.000 lồng nuôi). Sản lượng nuôi biển tăng dần 7%/năm, phấn đấu đạt 600 tấn. Tạo được ít nhất 1 chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm sau thu hoạch.

Đến năm 2030, thể tích lồng nuôi đạt 180.000m3 (khoảng hơn 2.500 lồng nuôi). Sản lượng nuôi biển tăng dần 7%/năm, phấn đấu đạt 800 tấn. Tạo được ít nhất 2 chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm sau thu hoạch.

Đến năm 2045, phát triển nuôi trồng thủy sản trên biển thành lĩnh vực sản xuất hàng hóa, là một bộ phận quan trọng trong ngành nông nghiệp tỉnh Quảng Ngãi, góp phần nâng cao giá trị sản xuất và sản lượng nuôi của tỉnh.

Theo tính toán, để thực hiện đề án, Quảng Ngãi cần hơn 250 tỷ đồng từ nguồn vốn Trung ương và địa phương để đầu tư, phát triển đồng bộ hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ nuôi biển.

Xây dựng các mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới trong nuôi trồng thủy sản để ngăn ngừa dịch bệnh, nâng cao năng suất và chất lượng thủy theo hướng bền vững trên các vùng biển gần bờ và vùng biển hở tại các huyện: Lý Sơn, Bình Sơn, Mộ Đức, thị xã Đức Phổ và TP Quảng Ngãi.

Quảng Ngãi xác định ưu tiên phát triển các đối tượng có thị trường tiêu thụ và lợi thế cạnh tranh gồm nhóm cá biển (cá song/mú, cá vược/chẽm, cá chim vây vàng, cá giò, cá bè vẫu…), nhóm giáp xác (tôm hùm, cua biển, cua dẹp…), nhóm nhuyễn thể (hàu Thái Bình Dương…), nhóm rong, tảo biển (rong câu chỉ vàng, rong sụn, rong mơ, rong nho…) sinh vật cảnh và các đối tượng nuôi biển có giá trị kinh tế khác.

Từ nay đến năm 2025, Quảng Ngãi kêu gọi đầu tư xây dựng mô hình trang trại nuôi biển công nghiệp bằng bè composite FRP và HDPE với diện tích 50ha; thực hiện dự án sản xuất giống thủy sản mặn lợ công nghệ cao ở xã Phổ Khánh, thị xã Đức Phổ. Trong giai đoạn 2026- 2030, thực hiện một dự án đầu tư nuôi thủy sản vùng biển xa bờ.

Theo UBND tỉnh Quảng Ngãi, đề án này nhằm phát huy tiềm năng, lợi thế của tỉnh để đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản trên biển trở thành ngành sản xuất hàng hóa quy mô lớn, đóng góp quan trọng về sản lượng, giá trị, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng giá trị nuôi trồng và chế biến; đáp ứng nhu cầu trong và ngoài tỉnh.

Bên cạnh đó, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân; thu hút các nguồn lực, các thành phần kinh tế đầu tư phát triển nuôi biển hiệu quả với lực lượng doanh nghiệp là nòng cốt.

Đọc thêm

An Giang: Công bố Quyết định tha tù trước thời hạn đợt 30/4

Thượng tá Nguyễn Thanh Bình - Phó Giám thị Trại tạm giam Công an tỉnh trao Quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện cho các phạm nhân.
(PLVN) - Nhân dịp kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2024). Sáng ngày 1/5/2024, Trại tạm giam Công an tỉnh An Giang tổ chức Lễ công bố Quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện cho 4 phạm nhân. Đây là những phạm nhân có quá trình phấn đấu, cải tạo tiến bộ, đủ các điều kiện, tiêu chuẩn để tha tù trước thời hạn có điều kiện.

Mùa hành tím ở Quảng Ngãi

Mùa hành tím ở Quảng Ngãi
(PLVN) -  Xã Bình Hải (huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) “thủ phủ hành tím” lớn thứ 2 sau đảo Lý Sơn đang vào mùa thu hoạch rộ.

Đơn vị 'Anh hùng' của Công an Bạc Liêu

Đơn vị 'Anh hùng' của Công an Bạc Liêu
(PLVN) - Với vai trò là lực lượng nòng cốt trong đấu tranh, phòng chống tội phạm, thời gian qua, Phòng Cảnh sát hình sự - Công an tỉnh Bạc Liêu đã tham mưu, đề xuất nhiều chương trình, kế hoạch, biện pháp đấu tranh hiệu quả với các loại tội phạm, tệ nạn xã hội, góp phần giữ vững ổn định ANTT tại địa phương. 

Hải Phòng phát triển theo hướng 'Đô thị đa trung tâm và các đô thị vệ tinh'

Phối cảnh Khu du lịch quốc tế Đồi Rồng - Dragon Ocean Đồ Sơn.
(PLVN) - Với mục tiêu xây dựng và phát triển Hải Phòng trở thành TP Cảng biển lớn, đi đầu cả nước trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) và chuyển đổi số; là động lực phát triển của vùng Bắc Bộ và cả nước; có công nghiệp hiện đại, thông minh, bền vững, có kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ, kết nối thuận lợi trong nước và quốc tế bằng cả đường bộ, đường sắt, đường biển, đường hàng không và đường thủy nội địa. Là trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế, hàng đầu ở Đông Nam Á...

Vụ chìm sà lan trên biển Quảng Ngãi: Dừng tìm kiếm thuyền viên mất tích

Các lực lượng chức năng đã nỗ lực tìm kiếm trong 4 ngày nhưng không có phát hiện mới. (Ảnh: BĐBP tỉnh Quảng Ngãi)
(PLVN) -  Ngày 28/4, Đại tá Trần Tuấn Anh, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Quảng Ngãi cho biết sau hơn 4 ngày nỗ lực tìm kiếm nhưng không có phát hiện mới, lực lượng chức năng tỉnh Quảng Ngãi đã quyết định rút các tàu ở hiện trường, dừng tìm kiếm thuyền viên mất tích trên biển.

Ninh Bình phấn đấu trở thành miền đất giàu về văn hóa, mạnh về kinh tế, xanh - sạch về môi trường.

Ninh Bình phấn đấu trở thành miền đất giàu về văn hóa, mạnh về kinh tế, xanh - sạch về môi trường.
(PLVN) - Ngày 27/4, UBND tỉnh Ninh Bình phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế "Phát huy vai trò, giá trị Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An trong xây dựng Đô thị Di sản thiên niên kỷ và kết nối các thành phố di sản thế giới" .