Quảng Nam tính chuyện khôi phục lại vốn nhà nước tại công ty CP cấp thoát nước

Quảng Nam muốn khôi phục lại cổ phần vốn nhà nước đã thoái vốn tại Công ty cổ phần Cấp thoát nước tỉnh này vào năm 2016.
Quảng Nam muốn khôi phục lại cổ phần vốn nhà nước đã thoái vốn tại Công ty cổ phần Cấp thoát nước tỉnh này vào năm 2016.
(PLVN) - Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam thống nhất dự thảo về việc khôi phục lại cổ phần vốn nhà nước tại Công ty Cổ phần Cấp thoát nước tỉnh này sau khi đã thoái vốn toàn bộ (51% cổ phần), bán 11 triệu cổ phiếu tại doanh nghiệp này cách đây 7 năm.

Ngày 29/6, Văn phòng UBND tỉnh Quảng Nam ban hành thông báo kết luận cuộc họp giao ban ngày 26/6 giữa Chủ tịch và các Phó Chủ tịch UBND tỉnh.

Theo đó, sau khi nghe văn phòng UBND tỉnh tổng hợp, báo cáo các nội dung liên quan, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Trí Thanh đã thống nhất trình Ban cán sự Đảng UBND tỉnh xem xét, cho ý kiến đối với các nội dung.

Đáng chú ý, có việc khôi phục cổ phần vốn nhà nước đã thoái vốn tại Công ty cổ phần Cấp thoát nước Quảng Nam sau khi đã thoái vốn toàn bộ vào năm 2016 theo đề nghị của tổ tư vấn. Trong đó, làm rõ thêm hiệu quả sản xuất kinh doanh sau khi khôi phục.

Trước đây, 51% vốn điều lệ của Công ty CP Cấp thoát nước Quảng Nam do nhà nước nắm giữ. Đến tháng 1/2015, UBND tỉnh Quảng Nam chuyển quyền đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại công ty trên cho Văn phòng Tỉnh ủy Quảng Nam, với mục đích “dần thoái vốn để có kinh phí đầu tư vào các dự án quan trọng của tỉnh”.

Tháng 3/2016, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam lúc này là ông Nguyễn Ngọc Quang (nay đã nghỉ hưu) ban hành quyết định về việc thoái toàn bộ vốn cổ phần của ngân sách Đảng tại Công ty CP Cấp thoát nước Quảng Nam, giao Văn phòng Tỉnh ủy triển khai các thủ tục thoái vốn. Đến tháng 10/2016, ông Nguyễn Ngọc Quang ký quyết định về việc phê duyệt phương án thoái vốn cổ phần của ngân sách Đảng tại Công ty này.

Cuối tháng 5/2023, nhiều người dân bức xúc khi xí nghiệp Nước sạch Tam Kỳ (đơn vị cung cấp nước thuộc công ty CP Cấp thoát nước Quảng Nam) “tự ý” điều chỉnh lưu lượng nước giữa mùa nắng.

Cuối tháng 5/2023, nhiều người dân bức xúc khi xí nghiệp Nước sạch Tam Kỳ (đơn vị cung cấp nước thuộc công ty CP Cấp thoát nước Quảng Nam) “tự ý” điều chỉnh lưu lượng nước giữa mùa nắng.

Theo quyết định trên, Tỉnh ủy Quảng Nam chào bán hơn 11 triệu cổ phiếu (toàn bộ 51% cổ phần) với mệnh giá 10.000 đồng/cổ phiếu. Trong đó, bán đấu giá công khai hơn 3,3 triệu cổ phiếu (tương đương 30%), bán cho người lao động và cổ đông tại Công ty CP Cấp thoát nước Quảng Nam hơn 7,7 triệu cổ phiếu (70%). Tổng giá trị theo mệnh giá là hơn 110 tỷ đồng.

Sau khi mua lại toàn bộ cổ phần của nhà nước, từ năm 2017, Công ty CP Cấp thoát nước Quảng Nam chuyển sang hoạt động theo loại hình doanh nghiệp công ty cổ phần, không có vốn nhà nước.

Đến năm 2020, nhận thấy những "bất cập" sau khi thoái toàn bộ vốn nhà nước ở một công ty hoạt động kinh doanh lĩnh vực đặc thù, Phó Bí thư tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Trí Thanh đã đề nghị Văn phòng Tỉnh ủy rà soát lại quy trình, thủ tục thoái vốn đối với Công ty CP Cấp thoát nước Quảng Nam để báo cáo Thường trực Tỉnh ủy xem xét, chỉ đạo.

Đồng thời, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam đề nghị Văn phòng Tỉnh ủy phối hợp với Sở Tài chính đề xuất UBND tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy phương án đảm bảo Nhà nước có thể chi phối hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty CP Cấp thoát nước Quảng Nam nhằm đảm bảo an toàn, an ninh trong việc cung cấp nước sạch trên địa bàn tỉnh.

Trước đó, trong đợt nắng nóng cao điểm cuối tháng 5 vừa qua, xí nghiệp Nước sạch Tam Kỳ (đơn vị cung cấp nước thuộc công ty trên) điều chỉnh lưu lượng khiến nước máy chảy rất yếu làm người dân bức xúc.

Dư luận cho rằng việc tỉnh Quảng Nam bán toàn bộ cổ phần vốn nhà nước, dẫn đến mất quyền chi phối hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty CP Cấp thoát nước Quảng Nam là tạo điều kiện cho doanh nghiệp này “độc quyền” trong việc cấp nước sạch.

“Nguồn nước sạch rất quan trọng đến đời sống của người dân, ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt, sản xuất và kinh doanh nên việc giao hết cho tư nhân là rất bất cập. Tỉnh cần có giải pháp chứ để doanh nghiệp quản lý rồi "muốn làm chi làm thì sao được”, một lãnh đạo TP Tam Kỳ chia sẻ.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Chuyển đổi số tại BQL Dự án Đầu tư xây dựng công trình NN&PTNT tỉnh Hưng Yên

Chuyển đổi số tại BQL Dự án Đầu tư xây dựng công trình NN&PTNT tỉnh Hưng Yên
(PLVN) - Chuyển đổi số đang trở thành xu thế không thể đảo ngược, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn. Nhận thức rõ điều này, Ban Quản lý (BQL) Dự án Đầu tư xây dựng công trình Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Hưng Yên đã và đang triển khai mạnh mẽ các kế hoạch và hoạt động nhằm hiện thực hóa mục tiêu xây dựng chính quyền điện tử, hướng tới phát triển kinh tế số và xã hội số.