Quảng Nam 'rót' hơn 980 tỷ đồng hồi sinh bờ biển đẹp nhất châu Á

Bờ biển Hội An liên tục bị công phá nhiều năm gần đây.
Bờ biển Hội An liên tục bị công phá nhiều năm gần đây.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Từng nằm trong tốp 25 bãi biển đẹp nhất châu Á, thế nhưng, từ năm 2014 đến nay bờ biển Hội An liên tục bị xâm thực nặng, uy hiếp đến cuộc sống của người dân. Do đó, tỉnh Quảng Nam tiếp tục “rót” hơn 980 tỷ đồng để “hồi sinh” hoàn toàn bờ biển này.

Văn phòng UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Trí Thanh mới ký quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình chống xói lở và bảo vệ bền vững bờ biển Hội An(TP Hội An).

Dự án do Ban Quản lý dự án Đầu tư Xây dựng các công trình Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh làm chủ đầu tư. Tổng mức đầu tư xây dựng là 42 triệu Euro, tương đương 982,2 tỷ đồng, do AFD tài trợ. Thời gian thực hiện dự án từ năm 2019 đến năm 2026.

Những năm gần đây, bờ biển Hội An liên tục sạt lở, uy hiếp đến cuộc sống của người dân.

Những năm gần đây, bờ biển Hội An liên tục sạt lở, uy hiếp đến cuộc sống của người dân.

Phạm vi xây dựng công trình từ cửa sông (cầu tàu đi Cù Lao Chàm) dọc về hướng Bắc đến biên phía Bắc của khách sạn Victoria dài khoảng 3.393,5m. Trong đó, tuyến đê ngầm giảm sóng có tổng chiều dài khoảng 2.090m. Mỏ hàn tổng chiều dài khoảng 1.490m. Đổ cát tạo bãi; bãi khô rộng 40m, cao độ 2m. Bãi tắm rộng 60m từ cao trình 2m đến cao trình 3m.

Theo UBND tỉnh Quảng Nam, mục tiêu của dự án là chống xói lở và bảo vệ bền vững bờ biển Hội An, đáp ứng nhu cầu cấp thiết về ổn định chỗ ở, phát triển kinh tế của cộng đồng dân cư khu vực dự án.

Bảo vệ đất đai, nhà cửa, tài sản và tính mạng của người dân cũng như các cơ sở hạ tầng về du lịch, nghỉ dưỡng cho toàn bộ khoảng 3,2 km2 diện tích đất, hơn 1.300 hộ dân phường Cửa Đại và khu vực lân cận, nhất là khu vực ven biển. Đồng thời, tạo điều kiện để ổn định dân sinh, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đặc biệt là ngành du lịch.

Bờ biển Hội An từng nằm trong 25 bãi biển đẹp nhất châu Á. Tuy nhiên, kể từ năm 2014, khu vực này liên tục bị biển xâm thực, mỗi năm sóng "ngoạm" và cuốn trôi hàng trăm mét đất. Ngoài ra, nhiều khu nghỉ dưỡng ven biển cũng bị bỏ hoang do không có bãi biển.

Nhiều ngôi nhà, dãy nhà hàng bị đánh sập do sạt lở bờ biển Hội An.

Nhiều ngôi nhà, dãy nhà hàng bị đánh sập do sạt lở bờ biển Hội An.

Nhằm khắc phục cũng như “cứu” lấy bờ biển này, năm 2020 chính quyền tỉnh Quảng Nam triển khai xây dựng kè ngầm giảm sóng dài hơn 220 m, âm nửa mét so với mặt nước biển, chạy song song và cách bờ 250 m với tổng kinh phí 40 tỷ đồng. Công trình hoàn thành, đưa vào sử dụng trước mùa mưa bão năm 2020, góp phần hạn chế xâm thực.

Tháng 7/2021, dự án chống xói lở khẩn cấp bờ biển Cửa Đại được triển khai với chiều dài hơn 1,5 km, tổng mức đầu tư 300 tỷ đồng. Ngoài ra, khu vực từ đê ngầm chắn sóng vào đến bờ cũng được bơm cát vào để nuôi bãi, gia tăng khả năng bảo vệ bờ biển Hội An. Sau khi bơm hơn 600.000 m3 cát, bờ biển Cửa Đại (dài hơn 600 m, rộng khoảng 200 m tính từ bờ ra mép biển) dần được tái tạo.

Tin cùng chuyên mục

Cần Thơ: Nhiều cơ hội để doanh nghiệp mở rộng kinh doanh tại Hoa Kỳ

Cần Thơ: Nhiều cơ hội để doanh nghiệp mở rộng kinh doanh tại Hoa Kỳ

(PLVN) -  Ngày 21/11, tại TP Cần Thơ, Tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ tại TP HCM phối hợp với Trung tâm Xúc tiến Đầu tư - Thương mại và Hội chợ Triển lãm Cần Thơ tổ chức hội thảo Mở rộng kinh doanh tại Hoa Kỳ. Tại hội thảo, các đại biểu đã trao đổi về các vấn đề liên quan đến việc doanh nghiệp Việt Nam mở rộng kinh doanh tại Hoa Kỳ.

Đọc thêm

Chuyển đổi số tại BQL Dự án Đầu tư xây dựng công trình NN&PTNT tỉnh Hưng Yên

Chuyển đổi số tại BQL Dự án Đầu tư xây dựng công trình NN&PTNT tỉnh Hưng Yên
(PLVN) - Chuyển đổi số đang trở thành xu thế không thể đảo ngược, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn. Nhận thức rõ điều này, Ban Quản lý (BQL) Dự án Đầu tư xây dựng công trình Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Hưng Yên đã và đang triển khai mạnh mẽ các kế hoạch và hoạt động nhằm hiện thực hóa mục tiêu xây dựng chính quyền điện tử, hướng tới phát triển kinh tế số và xã hội số.