Quảng Nam dùng máy phá sóng phòng ngừa gian lận trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023, toàn tỉnh Quảng Nam có gần 17.200 thí sinh đăng ký dự thi.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023, toàn tỉnh Quảng Nam có gần 17.200 thí sinh đăng ký dự thi.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Nhằm đảm bảo kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023 diễn ra an toàn và nghiêm túc, tỉnh Quảng Nam sẽ dùng máy phá sóng để phòng ngừa gian lận.

Ngày 27/6, Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Nam thông tin, trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023 toàn tỉnh có 17.197 thí sinh đăng ký dự thi. Trong đó, 134 thí sinh chỉ thi tốt nghiệp, hơn 16.460 thí sinh thi tốt nghiệp và xét đại học (ĐH), cao đẳng (CĐ), 603 thí sinh chỉ thi để xét ĐH, CĐ. Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023 sẽ diễn ra trong 2 ngày 28 và 29/6.

Quảng Nam bố trí 56 điểm thi ở tất cả huyện, thị xã, thành phố với 865 phòng thi. Đồng thời, tỉnh huy động 2.860 người là cán bộ lãnh đạo điểm thi, cán bộ coi thi, giám sát, nhân viên… phục vụ kỳ thi; bố trí 34 người sao in đề thi, 18 người vận chuyển đề thi, làm phách và hơn 280 người chấm thi.

Về công tác vận chuyển đề thi, Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Nam Thái Viết Tường cho biết, trước kì thi 1 ngày (27/6), sở đã đề nghị lãnh đạo các địa phương bố trí xe mang biển xanh, trên xe có đại diện điểm thi và lực lượng công an hộ tống đến điểm soi in đề thi tại khách sạn Bàn Thạch (TP Tam Kỳ), vận chuyển đề thi về bảo quản trong một căn phòng đặc biệt, dưới chế độ bảo mật nghiêm ngặt, có 2 camera và 2 có cán bộ, công an giám sát 24/24 giờ. Những huyện gần thì có ban vận chuyển đề thi của sở sẽ chuyển đề thi theo đúng quy định.

Giám đốc Sở GĐ&ĐT Quảng Nam Thái Viết Tường kiểm tra công tác chuẩn bị kì thi THPT năm 2023 trên địa bàn.

Giám đốc Sở GĐ&ĐT Quảng Nam Thái Viết Tường kiểm tra công tác chuẩn bị kì thi THPT năm 2023 trên địa bàn.

Theo ông Tường, để đảm bảo tính bảo mật, phòng soi, in đề thi được lắp đặt các thiết bị phá sóng theo quy định của ngành công an. Cán bộ chịu trách nhiệm soi, in đề thi được cách ly nghiêm ngặt, không sử dụng các loại sóng, phát truyền tin liên hệ với bên ngoài.

Ông Tường cũng lưu ý, theo quy định của Bộ GD&ĐT, các thí sinh chỉ được mang những đồ dùng cần thiết như: bút viết, bút chì, compa, bút kẻ, bản đồ atlat, máy tính không có chức năng soạn thảo văn bản và phát sóng. Những đồ dùng, tư trang của thí sinh được bảo quản cách xa khu vực phòng thi gần nhất 25 mét theo quy định, tránh trường hợp trong ba lô đựng đồ dùng này có chứa thiết bị phát sóng thì không ảnh hưởng đến phòng thi.

Người đứng đầu ngành giáo dục Quảng Nam tin tưởng rằng, tất cả thí sinh sẽ không dùng công nghệ cao để gian lận bởi công tác an ninh, tuyên truyền, phổ biến quy chế thi thực hiện rất kỹ và các năm qua không có thí sinh vi phạm lỗi này.

Đọc thêm

Nghệ An nói không với điện thoại trong buổi học

Đại diện Lãnh đạo Phòng GD&ĐT các huyện, thành, thị và các trường THPT trên địa bàn tỉnh Nghệ An ký cam kết hưởng ứng Cuộc Vận động.
(PLVN) - Ngành Giáo dục Nghệ An vừa tổ chức Lễ phát động Cuộc vận động “học sinh Nghệ An nói không với điện thoại trong buổi học”. Sự kiện nhằm giúp các em học sinh có thể tập trung rèn luyện học tập, cũng như tránh xa những cám dỗ từ mạng xã hội thông qua việc dùng điện thoại.

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức Hội nghị Tập huấn công tác pháp chế

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức Hội nghị Tập huấn công tác pháp chế
(PLVN) -  Trong 2 ngày 17 và 18/10, tại Trường Đại học Quy Nhơn (Bình Định), Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức Hội nghị Tập huấn công tác pháp chế và báo cáo viên pháp luật ngành giáo dục năm 2024 cho cán bộ làm công tác pháp chế của các sở giáo dục và đào tạo, cơ sở giáo dục đại học và trường cao đẳng sư phạm.

Bí mật số 87 - CYBERSPHERE: Sân chơi 'đậm chất luật' cho sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội

Chương trình “Bí mật số 87 - CYBERSPHERE” là hoạt động thường niên do Liên Chi Đoàn khoa Pháp luật Kinh tế - Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức.
(PLVN) - Chương trình “Bí mật số 87 - CYBERSPHERE” là hoạt động thường niên do Liên Chi Đoàn khoa Pháp luật Kinh tế - Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức nhằm chào đón tân sinh viên chuyên ngành Luật Kinh tế. Qua hai chặng cạnh tranh khốc liệt, chặng thi thứ ba với chủ đề “Virtual Connections - Thiết kế cờ và chụp ảnh lớp” tạo không khí bùng nổ giữa các chi đoàn, đem đến sự gắn kết giữa các sinh viên...

Thầy cô và các em học sinh nói gì về quy định cấm học sinh sử dụng điện thoại trong lớp học

Lớp học nói không với dùng điện thoại tại Trường THPT Đại Mỗ.
(PLVN) - Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội vừa có văn bản gửi Trưởng phòng (GD& ĐT), các cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố Hà Nội yêu cầu các đơn vị giáo dục nâng cao hiệu quả quản lý việc sử dụng điện thoại di động và các thiết bị thu, phát sóng trong nhà trường, tuyệt đối không để học sinh sử dụng điện thoại trong giờ học. PV Báo PLVN đã ghi nhận thực tế ở một số trường THPT (công lập, tư thục) cho thấy rõ sự đồng thuận, nhất trí cao giữa nhà trường, các em học sinh và phụ huynh.

Truyền ngọn lửa tình yêu tiếng Việt

“Hành trình sáng tạo chữ Quốc ngữ - Câu chuyện về chữ viết của tiếng Việt” là buổi tọa đàm do Nhà xuất bản Kim Đồng tổ chức mới đây.
(PLVN) - Là một người Việt Nam, chúng ta đã bao giờ thắc mắc chữ viết tiếng Việt ra đời như thế nào? Tại sao chúng ta hiện nay lại đang dùng văn tự Latinh, khác hẳn với các nước “đồng văn” xung quanh như Nhật Bản, Hàn Quốc? Chúng ta vẫn nói mình dùng chữ Quốc ngữ, vậy chữ Quốc ngữ là gì, ai đã tạo ra nó?Những câu hỏi này vẫn luôn “nóng” với nhiều thế hệ bởi chữ viết chính là một trong những thành tựu văn hóa nổi bật nhất của nền văn minh nhân loại, của một quốc gia, dân tộc.

Giáo viên đang chịu nhiều áp lực ngoài chuyên môn

Đừng đặt những áp lực ngoài chuyên môn lên vai thầy, cô giáo, để họ được toàn tâm, toàn ý vào sự nghiệp “trồng người”. (Nguồn: S.T)
(PLVN) - Tại nhiều trường học, các nhà giáo đang phải đối mặt với nhiều áp lực lớn khi ngoài truyền đạt kiến thức còn phải đáp ứng kỳ vọng ngày càng cao của phụ huynh, nhà trường và xã hội, thậm chí đôi lúc giáo viên còn phải kiêm thêm các nhiệm vụ ngoài lề không liên quan đến giáo dục.

Khi bạo lực học đường lên bàn nghị sự

Các đại biểu trẻ em tại phiên thảo luận Tổ. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Bạo lực học đường vẫn luôn là vấn đề nhức nhối. Trong phiên thảo luận tổ của Phiên họp giả định Quốc hội trẻ em lần thứ II vừa qua, các đại biểu đã đưa ra những đề xuất từ góc nhìn trong cuộc sâu sắc, đa chiều về phòng, chống bạo lực học đường…

Người già và những hành trình khác

Người già và những hành trình khác
(PLVN) - Dù đã về hưu nhiều năm, trở thành những cụ ông, cụ bà, nhưng rất nhiều người cao tuổi vẫn tiếp tục năng nổ tham gia các hoạt động. Họ xóa bỏ định kiến về người già trong xã hội, trở thành tấm gương, nghị lực để thế hệ trẻ noi theo.