Quảng Nam chia cắt nhiều nơi, xả lũ thủy điện, sơ tán người dân do ngập lụt, sạt lở

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Mưa lớn kéo dài khiến nhiều địa phương ở Quảng Nam bị chia cắt do ngập lụt, sạt lở. Nước các sông bắt đầu lên nhanh, chính quyền địa phương đang vận động, đưa người dân vùng trũng thấp đi sơ tán. Hai thủy điện lớn trên thượng nguồn đã tích đủ nước, bắt đầu điều tiết xả lũ.

Nước ngập sâu quốc lộ, khẩn trương sơ tán người dân

Ghi nhận của phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam, tại TP Tam Kỳ, mưa lớn liên tục nhiều ngày khiến mực nước sông Đầm lên rất nhanh, hiện đã tràn vào nhà người dân ở thôn Xuân Quý (xã Tam Thăng), khu vực có nguy cơ cao bị cô lập.

Trong sáng 15/10, chính quyền địa phương cùng lực lượng Công an, dân quân tự vệ đã tổ chức vận động hơn 10 hộ dân với khoảng 30 nhân khẩu, chủ yếu là hộ già yếu neo đơn đi sơ tán.

Lực lượng chức năng xã Tam Thăng (TP Tam Kỳ) sơ tán người già yếu, neo đơn ở vùng trũng thấp lên khu vực an toàn

Lực lượng chức năng xã Tam Thăng (TP Tam Kỳ) sơ tán người già yếu, neo đơn ở vùng trũng thấp lên khu vực an toàn

“Tinh thần là kiên quyết di dời, hộ nào không chấp hành thì chúng tôi sẽ cưỡng chế để đảm bảo an toàn tính mạng nhân dân”, lãnh đạo xã Tam Thăng thông tin.

Ngoài khu vực ven sông Đầm, tại các vị trí xung yếu dọc ven sông Tam Kỳ, sông Bàn Thạch, nước lũ đã ngập vào nhà dân. Chính quyền TP Tam Kỳ đã hỗ trợ di dời tài sản của người dân lên cao, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng các phương án ứng phó tùy vào điều kiện thực tế.

Mưa lớn cũng khiến một số tuyến đường tại trung tâm TP và khu dân cư bị ngập úng cục bộ, phương tiện đi lại khó khăn.

Nước lũ tràn vào nhà ở khu dân cư Mỹ Thạch Trung, TP Tam Kỳ.

Nước lũ tràn vào nhà ở khu dân cư Mỹ Thạch Trung, TP Tam Kỳ.

Người dân dùng ghe để di chuyển, đảm bảo an toàn.

Người dân dùng ghe để di chuyển, đảm bảo an toàn.

Nhiều tuyến đường trung tâm TP Tam Kỳ bị ngập sâu, người dân đi lại khó khăn.

Nhiều tuyến đường trung tâm TP Tam Kỳ bị ngập sâu, người dân đi lại khó khăn.

Sở GTVT Quảng Nam thông tin, mưa lớn kéo dài cũng khiến nhiều tuyến giao thông huyết mạch trên địa bàn tỉnh bị ngập sâu, gây chia cắt.

Cụ thể, trên QL 14H (đoạn qua xã Duy Sơn, Duy Xuyên) nước băng ngập đoạn lý trình km25+200-km25+500 với độ sâu từ 0,4m - 0,7m. Tại tuyến ĐT615 (Tam Kỳ - Phú Ninh - Tiên Phước), tắc đường xảy ra tại lý trình km7+900, đoạn qua xã Tam Đàn (Phú Ninh) do ngập nước sâu từ 0,4m - 1m.

Mưa lớn ở thượng nguồn cũng khiến tuyến QL40B tắc đường tại ngầm sông Trường (Km 62+378) do ngập nước sâu từ 0,5 - 1m, chảy xiết.

Để đảm bảo an toàn, lực lượng chức năng đã cắm biển, giăng dây cảnh báo và cử người chốt trực, không cho xe cộ đi qua vùng ngập.

Lực lượng chức năng đã hướng dẫn, điều tiết để các phương tiện đi qua tuyến mới. Tuyến quốc lộ 14H đi qua TP Hội An và huyện Duy Xuyên cũng bị ngập sâu khiến giao thông bị chia cắt. Tuyến ĐT615 đoạn qua xã Tam Đàn (huyện Phú Ninh) bị chia cắt hoàn toàn do nước ngập sâu gần 1m tại Km7+900.

Tuyến ĐT615 đoạn qua xã Tam Đàn (huyện Phú Ninh) bị chia cắt hoàn toàn do nước ngập sâu gần 1 m tại Km 7+900.

Tuyến ĐT615 đoạn qua xã Tam Đàn (huyện Phú Ninh) bị chia cắt hoàn toàn do nước ngập sâu gần 1 m tại Km 7+900.

Lực lượng chức năng lập barie cảnh báo người dân.

Lực lượng chức năng lập barie cảnh báo người dân.

Mưa lớn gây ngập, tắc đường tại ngầm sông Trường, QL 40B

Mưa lớn gây ngập, tắc đường tại ngầm sông Trường, QL 40B

Hai thủy điện lớn xả lũ

Theo Ban chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh Quảng Nam, mưa lớn kéo dài nhiều ngày qua nên các hồ thủy lợi, thủy điện đã tích đầy nước.

Cụ thể, trong 17 hồ chứa do Công ty thủy lợi Quảng Nam quản lý đã có 4 hồ tích đầy gồm hồ Nước Rôn, Đá Vách, Phú Lộc, Hương Mao; 2 hồ tích đạt từ trên 70-90% gồm hồ Khe Tân, Thạch Bàn; các hồ còn lại tích dưới 50%.

Tích nước đầy, hai hồ thủy điện lớn trên thượng nguồn Quảng Nam bắt đầu xả lũ.

Tích nước đầy, hai hồ thủy điện lớn trên thượng nguồn Quảng Nam bắt đầu xả lũ.

Trong 56 hồ chứa do địa phương quản lý đã có 4 hồ tích đầy, còn lại các hồ đạt dưới tràn từ 0-1m. Đồng thời, mức nước các hồ thủy điện A Vương, Sông Bung 2, Sông Bung 4, Đak Mi 4, Sông Tranh 2 đều ở dưới cao trình mực nước đón lũ.

Theo số liệu cập nhật lúc 12h ngày 15/10, tại thủy điện Đak Mi 4 có mực nước về hồ 332m3/giây, mực nước xả qua tràn xuống hạ du 3m3/giây. Thủy điện Sông Tranh 2 có mực nước về hồ 801m3/giây, mực nước xả qua tràn xuống hạ du 5m3/giây. Riêng Sông Bung 4 mực nước về hồ 288m3/giây; thủy điện A Vương mực nước về hồ 290m3/giây. Cả 2 thủy điện này đều ở dưới cao trình mực nước đón lũ nên chưa điều tiết, xả tràn về hạ du.

Trước đó, Ban chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh Quảng Nam yêu cầu các chủ hồ thủy điện chủ động tính toán, tổ chức vận hành đảm bảo mực nước các hồ chứa thủy điện không vượt cao trình mực nước đón lũ thấp nhất và chuyển chế độ vận hành để đảm bảo dung tích đón lũ. Tuy nhiên, việc vận hành phải đảm bảo yêu cầu không gây dòng chảy đột biến, bất thường đe dọa trực tiếp đến tính mạng và tài sản của người dân ở khu vực ven sông, hạ du hồ chứa.

Mưa lớn những ngày qua khiến nước trên các con sông đang dâng cao.

Mưa lớn những ngày qua khiến nước trên các con sông đang dâng cao.

Trong khi đó, Chi nhánh Thủy lợi Duy Xuyên thông báo, từ 14h ngày 15/10, hồ chứa Vĩnh Trinh, huyện Duy Xuyên bắt đầu vận hành điều tiết nước, với lưu lượng nước xả từ 6 - 50 mét khối/giây. Nhân dân vùng hạ du, đặc biệt là 2 xã Duy Hòa và Duy Châu cần chủ động triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn về người và tài sản.

Trước tình hình mưa lớn kéo dài, UBND tỉnh Quảng Nam đã chỉ đạo, yêu cầu các địa phương, cơ quan, đơn vị tiếp tục tổ chức rà soát, chủ động sơ tán ngay những hộ dân ở khu vực nguy hiểm, nhất là các hộ dân ở khu vực có nguy cơ cao xảy ra sạt lở đất, lũ quét, ngập sâu đến nơi an toàn. Đồng thời, có phương án hỗ trợ chỗ ở tạm, lương thực, nhu yếu phẩm cho người dân phải sơ tán, bảo đảm ổn định đời sống cho người dân.

Dưới đây là một số hình ảnh PV báo Pháp luật Việt Nam ghi nhận ngập lụt tại các địa phương trên địa bàn tỉnh Quảng Nam:

Nước ngập sâu hơn nửa mét, người dân được vận động di chuyển đến nơi an toàn.

Nước ngập sâu hơn nửa mét, người dân được vận động di chuyển đến nơi an toàn.

Khu dân cư vùng trũng thấp trên địa bàn TP Tam Kỳ ngập nặng do mưa lớn kéo dài

Khu dân cư vùng trũng thấp trên địa bàn TP Tam Kỳ ngập nặng do mưa lớn kéo dài

Nước "bủa vây" nhà người dân ở TP Tam Kỳ.

Nước "bủa vây" nhà người dân ở TP Tam Kỳ.

Tuyến đường Hùng Vương TP Tam Kỳ chìm trong nước.

Tuyến đường Hùng Vương TP Tam Kỳ chìm trong nước.

Người dân "rốn lũ" Đại Lộc đưa xe máy lên khu vực cao ráo, tránh lũ.

Người dân "rốn lũ" Đại Lộc đưa xe máy lên khu vực cao ráo, tránh lũ.

Nước băng qua đường, lực lượng chức năng phải giăng barie cảnh báo người dân.

Nước băng qua đường, lực lượng chức năng phải giăng barie cảnh báo người dân.

Nước dâng cao gây chia cắt một số thôn ở "rốn lũ" xã Đại Hưng (huyện Đại Lộc)

Nước dâng cao gây chia cắt một số thôn ở "rốn lũ" xã Đại Hưng (huyện Đại Lộc)

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Gấp rút hoàn thiện khung pháp lý về tín chỉ carbon

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Giai đoạn 2021 - 2025, Việt Nam đặt mục tiêu tạo ra 25 triệu tín chỉ carbon; là nhiệm vụ được lãnh đạo Chính phủ giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng các Bộ, ngành triển khai thực hiện sau Hội nghị COP21 (năm 2015).

Thu lợi nhuận hàng trăm triệu đồng nhờ sáng kiến quản lý chất thải nhựa y tế

Sáng kiến quản lý chất thải nhựa y tế tại Bệnh viện Việt Nam - Thuỵ Điển Uông Bí (Quảng Ninh). Ảnh: Ngọc Nga
(PLVN) - Sáng kiến quản lý chất thải nhựa y tế đã giúp Bệnh viện Việt Nam - Thuỵ Điển Uông Bí (tỉnh Quảng Ninh) thu về hàng trăm triệu đồng. Đây là đơn vị đầu tiên trong cả nước có giải pháp tái chế chất thải nhựa lây nhiễm bằng phương pháp hấp tiệt khuẩn hơi nước, mang lại hiệu quả về kỹ thuật, kinh tế, xã hội.

Ngày mai miền Bắc đón không khí lạnh

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, khoảng ngày 6/12 bộ phận không khí lạnh sẽ ảnh hưởng đến các tỉnh Đông Bắc Bộ, sau đó sẽ tác động đến các khu vực khác.

Thả về biển cá thể đồi mồi dứa quý hiếm

Tình nguyện viên tiến hành cứu hộ cá thể rùa xanh.
(PLVN) - Ngày 5/12, thông tin từ Đội tình nguyện viên bảo tồn rùa biển xã Vĩnh Thái (huyện Vĩnh Linh, Quảng Trị) cho biết, đã tổ chức thả cá thể đồi mồi dứa về với môi trường tự nhiên.

Tạo động lực thúc đẩy giao thông phát thải thấp

Xe máy xăng cũ là nguồn phát thải lớn gây ô nhiễm không khí. (Ảnh: DĐDN)
(PLVN) - Giao thông phát thải thấp đang trở thành ưu tiên trong chiến lược tăng trưởng xanh của Việt Nam, với mục tiêu 100% phương tiện sử dụng năng lượng xanh vào năm 2050. Theo đó, tín chỉ carbon đang trở thành một trong những giải pháp cốt lõi nhằm tạo động lực đổi mới, đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch, hướng tới một hệ thống giao thông bền vững và hiện đại.

Bảo tồn và phục hồi hệ sinh thái rạn san hô

Hoạt động thả phao khoanh vùng bảo vệ rạn san hô tại Vườn Quốc gia Cát Bà. (Ảnh: P.V)
(PLVN) - Vùng biển Việt Nam đang tập trung khoảng 340 loài san hô trong tổng số 800 loài của thế giới, phân bố rộng rãi từ Bắc tới Nam. Tuy nhiên, các rạn san hô này đang phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng do biến đổi khí hậu, thậm chí sẽ biến mất nếu không có giải pháp bảo tồn kịp thời và hiệu quả.