Quảng Nam: Chỉ đạo 'cứu' di tích Phật viện Đồng Dương theo thủ tục khẩn cấp

Cận cảnh tháp Sáng.
Cận cảnh tháp Sáng.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Di tích quốc gia đặc biệt Phật viện Đồng Dương (huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam) hiện chỉ còn cổng tháp Sáng, đang xuống cấp trầm trọng, có nguy cơ ngã đổ sau nghìn năm tồn tại.

Địa phương mong có biện pháp bảo vệ khẩn cấp

Phật viện Đồng Dương nằm ở làng Đồng Dương, xã Bình Định Bắc, huyện Thăng Bình. Theo các tài liệu và nội dung trên tấm bia tìm thấy tại làng Đồng Dương, Phật viện được Vua Indravarman II xây dựng vào năm 875 thờ vị Bồ tát bảo hộ cho vương triều là Laksmindra - Lokesvara. Đây là một trong những tu viện Phật giáo của Vương quốc Chămpa, thuộc vào hàng tu viện lớn nhất ở khu vực Đông Nam Á bấy giờ.

Năm 1902, nhà khảo cổ học người Pháp Henri Parmentier đã đến Đồng Dương tiến hành đo vẽ, khai quật các di tích và phát hiện cả một quần thể kiến trúc lớn bậc nhất của Vương quốc Chămpa. Qua bản vẽ và những di vật mà ông phát hiện, đã thể hiện Đồng Dương là một khu đền thờ đặc biệt.

Toàn bộ khu đền thờ chính và các tháp nằm lân cận phân bố trên một trục từ tây sang đông, dài khoảng 1.300m. Khu đền thờ chính nằm trong khu vực hình chữ nhật dài 326m, ngang 155m, xung quanh có tường gạch bao bọc. Từ khu đền chính có một con đường dài khoảng 760m chạy về phía đông đến một thung lũng hình chữ nhật.

Vào những năm đầu của thế kỷ 20, các nhà khoa học Pháp đã khai quật được hàng trăm tác phẩm điêu khắc, phần lớn đang được trưng bày ở Bảo tàng Chăm Đà Nẵng. Nổi bật nhất là tượng Bồ tát Tara bằng đồng cao hơn 1m, được xem như kiệt tác nghệ thuật trong điêu khắc Chămpa.

Quảng Nam: Chỉ đạo 'cứu' di tích Phật viện Đồng Dương theo thủ tục khẩn cấp ảnh 1

Cuối 2016, Phật viện Đồng Dương được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt với diện tích khoanh vùng bảo vệ 5,3ha. Trong khu vực này có 11 nhà dân, 112 ngôi mộ; hơn 5.000m2 đất màu, 9.200m2 cây keo lá tràm. Ngoài ra, còn có 1.600m2 đất ở nông thôn; 5.000m2 đất trồng lúa; 236m2 đất trồng cây hằng năm; 698m2 đất tín ngưỡng và 20.000m2 đất trồng rừng.

Năm 2020, UBND huyện lập Tổ quản lý Di tích quốc gia đặc biệt Phật viện Đồng Dương, thực hiện nhiệm vụ được giao, khoanh vùng, bảo vệ, kiểm tra, ngăn chặn sự xâm hại đối với di tích, không thực hiện việc thu bất cứ loại phí nào tại di tích này.

Hiện di tích chỉ còn mảng tường tháp Sáng nhưng cũng đã xuống cấp nghiêm trọng, đang được chống đỡ khẩn cấp bởi những trụ sắt để tránh nguy cơ đổ sập. Hoa văn dưới chân tháp rêu bụi phủ mờ. Quanh khu di tích, cây dại mọc um tùm...

Quảng Nam: Chỉ đạo 'cứu' di tích Phật viện Đồng Dương theo thủ tục khẩn cấp ảnh 2

Bà Phan Thị Hiệp, Chủ tịch UBND xã Bình Định Bắc cho biết, chính quyền địa phương chỉ có vai trò quản lý về mặt hiện trạng và tuyên truyền, vận động người dân không xâm hại di tích. “Chính quyền địa phương cũng như người dân đều cảm thấy chạnh lòng, ngậm ngùi khi một di tích quốc gia đặc biệt, nhìn vào chỉ là một bãi đất trống. Tuy nhiên, di tích có gì chúng tôi cũng hết lòng bảo vệ, đồng thời kiến nghị, mong các cơ quan chức năng có biện pháp bảo vệ khẩn cấp các bộ phận kiến trúc còn sót lại, đặc biệt là cổng tháp Sáng”, bà Hiệp nói.

Tháp Sáng còn, Phật viện Đồng Dương còn

Trao đổi với PLVN, ông Trương Công Hùng, Trưởng phòng Văn hóa & Thông tin huyện cho biết, mỗi năm, địa phương chi khoảng 60 triệu đồng để phát quang, bảo vệ khu vực xung quanh cổng tháp Sáng và đường vào di tích. Riêng với tháp Sáng, UBND tỉnh đã cấp kinh phí làm giá đỡ bằng kim loại thay thế giá đỡ gỗ bị hư hỏng do thiên tai từ 2013 đến nay.

Theo ông Hùng, ngày 25/12/2023, tỉnh đã thông qua chủ trương đầu tư dự án tu bổ, gia cố phục hồi và phát huy giá trị tháp Sáng thuộc di tích Phật viện Đồng Dương với kinh phí 12 tỷ đồng từ ngân sách tỉnh, nhưng đến nay vẫn chưa thể triển khai. Nguyên nhân thủ tục hồ sơ rất phức tạp vì thuộc di tích quốc gia đặc biệt nên phải lấy ý kiến Bộ VH,TT&DL, tư vấn của chuyên gia…

Quảng Nam: Chỉ đạo 'cứu' di tích Phật viện Đồng Dương theo thủ tục khẩn cấp ảnh 3

Di tích quốc gia đặc biệt Phật viện Đồng Dương hiện chỉ còn tháp Sáng đang được chống đỡ, tránh đổ sập. (Ảnh trong bài: Công Huy)

“Nhìn vào thực tế, ai cũng sẽ thấy cổng tháp Sáng đang xuống cấp trầm trọng, gạch vữa rơi rớt, có nguy cơ ngã đổ bất cứ lúc nào. Vì vậy, bằng mọi cách phải phục dựng, bảo vệ được cổng tháp Sáng. Nếu mất tháp Sáng là mất luôn di tích quốc gia đặc biệt Phật viện Đồng Dương. Các chuyên gia nhận định dưới lòng đất ở Đồng Dương còn nhiều dấu tích, hiện vật chưa được khám phá. Tuy nhiên, để tôn tạo, trùng tu được di tích quốc gia đặc biệt này, cần có chỉ đạo hỗ trợ từ Trung ương, vì kinh phí thực hiện rất lớn”, ông Hùng nói.

Ông Hùng cho hay, mới đây, đoàn chuyên gia Viện Khảo cổ học Ấn Độ (ASI) đã đến khảo sát, đánh giá ban đầu về thực trạng, định hướng công tác bảo tồn, phục dựng Phật viện Đồng Dương. “Phật viện Đồng Dương có giá trị quá lớn, nên chúng tôi luôn luôn nhắc nhở chính quyền xã Bình Định Bắc kể cả một viên gạch cũng phải bảo vệ cho bằng được. Phật viện cần thiết phải được bảo tồn, trùng tu”, ông Hùng nhấn mạnh.

Theo Giám đốc Sở VH,TT&DL Nguyễn Thanh Hồng, để “cứu” di tích này, ngành văn hóa tỉnh đã có các phương án nhằm bảo vệ những kiến trúc còn sót lại, đồng thời kiến nghị sớm có kế hoạch trùng tu phát huy giá trị di tích. Tới đây, UBND tỉnh sẽ tổ chức hội thảo khoa học quốc gia “Nghiên cứu, bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa Phật giáo Phật viện Đồng Dương” với sự tham gia của các nhà khảo cổ học, chuyên gia bảo tồn di tích hàng đầu.

Vừa qua, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam Lương Nguyễn Minh Triết cũng đã đến khảo sát kiểm tra thực tế tại di tích này, yêu cầu Sở VH,TT&DL chủ động nghiên cứu, phối hợp địa phương tham mưu giải quyết các vấn đề liên quan hồ sơ, thủ tục đất đai bảo vệ vùng lõi di tích Phật viện Đồng Dương. Đây là di tích quốc gia đặc biệt nên cần phải ưu tiên bố trí nguồn vốn theo hướng công trình khẩn cấp, để sớm có nguồn lực triển khai thực hiện khoanh vùng di tích, giải tỏa dân cư, tổ chức bảo tồn khu tháp Sáng.

Bộ VH,TT&DL vừa có văn bản gửi Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Nam trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh về việc sớm quan tâm đầu tư bảo tồn khôi phục Phật viện Đồng Dương; phát huy giá trị văn hóa lịch sử xứng tầm với vị trí đã được Nhà nước xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt.

Theo đó, thực hiện nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ, Bộ VH,TT&DL đã xây dựng Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035. Bộ đã có Tờ trình 444 báo cáo Quốc hội xem xét, dự kiến thông qua tại Kỳ họp thứ 8. Trong đó có nội dung dự án thành phần về bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa. Trong thời gian tới, sau khi chương trình được cấp có thẩm quyền phê duyệt, trên cơ sở đề xuất của các địa phương, Bộ VH,TT&DL sẽ phối hợp các Bộ KH&ĐT, Tài chính tổng hợp danh mục các dự án đầu tư để bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa.

Tin cùng chuyên mục

Đền Đông Cuông- nơi khởi nguồn thờ Mẫu Thượng ngàn. (Ảnh trong bài: Bảo Mi)

Thăm đền Đông Cuông trải nghiệm lễ hội cúng cơm mới

(PLVN) - Đền Đông Cuông (thôn Bến Đền, xã Đông Cuông, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái) là điểm nhấn tâm linh, không gian hội tụ, lan tỏa tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt, là địa điểm du lịch tâm linh ở Tây Bắc. Cùng với lễ hội cúng cơm mới, du khách thập phương đến chiêm bái và trải nghiệm không gian thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Thượng Ngàn của người Việt.

Đọc thêm

Báo Pháp luật Việt Nam đạt giải B cuộc thi viết 'Khát vọng Tây Hồ - Khát vọng Thăng Long' năm 2024

Phóng viên Lê Võ Nguyệt Thương (áo dài đen bên phải) giành giải B cuộc thi viết “Khát vọng Tây Hồ - Khát vọng Thăng Long” năm 2024
(PLVN) - Chiều 8/10, tại Hà Nội, Quận ủy Tây Hồ tổ chức Hội nghị tổng kết và trao giải cuộc thi viết “Khát vọng Tây Hồ - Khát vọng Thăng Long” năm 2024. Bài báo “Có một Hồ Tây như thế” của phóng viên Lê Võ Nguyệt Thương thuộc Báo Pháp luật Việt Nam được vinh danh tại lễ trao giải.

Lão tướng giữ thành Hà Nội

Điện kính thiên. (Ảnh trong bài của bác sĩ người Pháp Hocquard)
(PLVN) - Nguyễn Tri Phương khi bị thương nặng đã nằm gan lì trong thành Hà Nội, quân Pháp mang thuốc và cháo cho ăn ông đều cự tuyệt. Ông mất lúc 74 tuổi và xứng đáng là một trung thần của triều Nguyễn.

Phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô: Cần bảo tồn, lưu giữ tinh hoa ẩm thực mùa thu Hà Nội

Một số món ăn đặc trưng của mùa thu Hà Nội đang dần bị thất truyền. (Nguồn: Travellive)
(PLVN) - Mùa thu Hà Nội không chỉ có phong cảnh đẹp mà còn nức tiếng với những món ăn truyền thống hấp dẫn. Đây là một trong những thế mạnh để Hà Nội khai thác trong công cuộc phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô. Tuy nhiên, hiện nay có một số “đặc sản” mùa thu Hà Nội đang dần bị mai một.

Bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa theo đúng cam kết của Việt Nam với UNESCO

Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ - Nét văn hóa dân gian của người Việt. (Ảnh: Minh Đức/TTXVN)
(PLVN) - Tiếp sau bài báo “Lộng ngôn” trong cộng đồng Tín ngưỡng thờ Mẫu: Đừng để di sản văn hóa bị ảnh hưởng” đăng báo in số 272 phát hành ngày 28/9/2024, Báo Pháp luật Việt Nam đã nhận được nhiều ý kiến phản hồi tích cực của bạn đọc và các chuyên gia văn hóa xung quanh vấn đề giải pháp để bảo vệ phát triển di sản “Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt”. 

Quận Tây Hồ sẽ diễu hành, giới thiệu nhiều di sản văn hóa tại “Ngày hội Văn hoá vì hoà bình”

Hội thề Trung Hiếu có nhiều nghi lễ độc đáo. (Ảnh Đinh Thuận)
(PLVN) - Chương trình “Ngày hội Văn hoá vì hoà bình” là ngày hội lớn, giới thiệu những nét văn hoá đặc sắc nhất của Thủ đô Hà Nội tổ chức vào ngày 6/10/2024 tại hồ Hoàn Kiếm nhằm biểu dương lực lượng gắn với quảng bá, giới thiệu về văn hóa Thủ đô Hà Nội, góp phần thúc đẩy kinh tế du lịch trên địa bàn thành phố. Trong Ngày hội này, Quận Tây Hồ Quận Tây Hồ sẽ diễu hành, giới thiệu nhiều di sản văn hóa Hà Nội được tôn vinh.

Sống lại thời khắc lịch sử huy hoàng qua những bức ảnh quý

Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước ra mắt quốc dân đồng bào sau ngày miền Bắc hoàn toàn giải phóng tại Quảng trường Ba Đình, ngày 01/01/1955. (Nguồn: Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III, Tài liệu ảnh giai đoạn (1954 - 1985) (LIV), SLT 1439)
(PLVN) - Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), nhiều cuộc triển lãm được tổ chức tại Hà Nội. Thông qua các tài liệu, công chúng sẽ được sống lại những giây phút huy hoàng, thời khắc lịch sử mà dân tộc ta đã kiên trì đấu tranh bền bỉ để giành lại độc lập cũng như cảm nhận được những giây phút hân hoan của người dân Thủ đô khi lần đầu tiên được làm chủ vận mệnh của mình.

'Lộng ngôn' trong cộng đồng tín ngưỡng thờ Mẫu gây bức xúc

Hiện tượng công kích, xúc phạm nhau trên mạng xã hội trong cộng đồng tín ngưỡng thờ Mẫu khiến nhiều người bức xúc.
(PLVN) - Những lời nói thiếu kiểm soát, lạm dụng danh xưng để thao túng tâm lý đệ tử hoặc thậm chí biến tín ngưỡng thành nơi “buôn thần, bán thánh” đang tạo ra một hình ảnh méo mó về tín ngưỡng thờ Mẫu và gây ra sự bất bình trong cộng đồng những người thực hành di sản này.

Trùng tu di tích - Cần có khung khổ pháp lý chặt chẽ

Hình ảnh Chùa Cầu ở Hội An trước và sau trùng tu. (Ảnh: SGTT)
(PLVN) - Hiện nay, do yếu tố thời gian, nhiều di tích ở các địa phương có hiện tượng xuống cấp cần được trùng tu. Tuy nhiên, việc trùng tu để bảo đảm di tích giữ nguyên giá trị kiến trúc, thẩm mỹ, tăng khả năng di tích chống đỡ lại tác động của thời gian là không hề đơn giản.

Ý thức dân tộc trong 'thế giới phẳng'

Điểm tựa từ quê hương, đất nước giúp các kiều bào nước ngoài phát triển và cống hiến hình ảnh đẹp cho dân tộc. (Ảnh minh họa - Nguồn: sansangduhoc)
(PLVN) - Vào thế kỷ 21, sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin, khoa học kỹ thuật, thế giới đã không còn rào cản như xưa. Mọi người không phân biệt quốc gia, dân tộc đều có cơ hội tiếp cận luồng tư tưởng, thông tin, kiến thức tiên tiến... Bên cạnh những mặt thuận lợi, còn đó câu hỏi về ý thức dân tộc, bản sắc văn hóa liệu có dần “hòa tan”?.

Làng nghề làm lồng đèn thời số hóa

Nghệ nhân đang tỉ mẩn làm nên chiếc lồng đèn Trung thu. (Ảnh: Q.A)
(PLVN) - Tồn tại qua nhiều thập kỷ, làng nghề lồng đèn lớn nhất khu vực miền Nam Phú Bình đã trải qua một thời kỳ rất hưng thịnh. Tuy nhiên, trước sự biến đổi của xã hội và thị trường, làng nghề đã không còn những ngày vàng son thuở trước...

Rộn ràng hương sắc truyền thống chuẩn bị đón Trung thu

Nét đẹp văn hóa truyền thống đang được lan tỏa trong mỗi dịp Trung thu. (Ảnh minh họa - Nguồn: ST)
(PLVN) - Mặc dù còn hai tuần nữa mới đến Trung thu, nhưng hiện tại, ở nhiều tỉnh, thành phố đã treo đèn kết hoa chuẩn bị cho dịp lễ truyền thống. Các hoạt động kéo dài từ đầu tháng 9 cho đến hết ngày 17/9 (rằm Trung thu) hứa hẹn sẽ đem đến những trải nghiệm văn hóa dân gian thú vị, thu hút người dân đến khám phá, tham quan.

Dâng hương, thượng cờ Khai hội chọi trâu Đồ Sơn 2024

Đại biểu thực hiện nghi thức thượng cờ.
(PLVN) - Ngày 3/9, Ban Tổ chức Lễ hội chọi trâu truyền thống Đồ Sơn năm 2024 đã tổ chức Lễ dâng hương, thượng cờ khai Hội tại đền Nghè (phường Vạn Hương) và đền Nam Hải Thần Vương (Đảo Dấu), quận Đồ Sơn (Hải Phòng).