Quảng cáo bia, rượu làm người nghe nhầm tưởng thần dược nào đó!

ĐB Phạm Trọng Nhân cho ý kiến tại phiên họp.
ĐB Phạm Trọng Nhân cho ý kiến tại phiên họp.
(PLO) - Đó là ý kiến của Đại biểu Quốc hội (ĐB) Phạm Trọng Nhân (đoàn Bình Dương) khi cho ý kiến tại phiên thảo luận của QH về dự án Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia sáng nay (16/11).

Quên hay cố tình quên bi kịch do rượu, bia?

Theo ĐB Phạm Trọng Nhân, nếu như các chỉ số kinh tế Việt Nam được cải thiện nhích lên từng bậc là kết quả nỗ lực không ngừng nghỉ của cả hệ thống chính trị thì chỉ số tiêu thụ rượu, bia không rõ những nỗ lực đến từ đâu lại luôn đẩy xếp hạng Việt Nam từ cao đến rất cao so với khu vực và thế giới. 

“Từ năm 2014 đến 2016, khi mức tiêu thụ rượu, bia toàn cầu tăng không đáng kể thì mức tiêu thụ rượu, bia của người Việt lại tăng gấp đôi và đây chỉ là con số thống kê được. Theo Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, mỗi ngày tai nạn giao thông liên quan đến rượu, bia làm tổn thất khoảng 250 tỷ đồng”, ĐB dẫn chứng.

Cùng với đó, ĐB Nhân cũng đề cập đến những hậu quả nặng nề và lâu dài không thể đo đếm được do rượu, bia gây ra cho xã hội. 

“Dù bia, rượu là nguyên nhân trực tiếp của ít nhất 30 bệnh chấn thương và là nguyên nhân gián tiếp ít nhất 200 bệnh tật nằm trong danh mục phân loại bệnh quốc tế, ảnh hưởng cả ba khía cạnh xã hội, môi trường và kinh tế nhưng các quảng cáo bia, rượu làm cho người nghe nhầm tưởng sự hấp dẫn đến từ một loại thuốc bổ hay thần dược nào đó, như “hào khí ngàn năm”, “chung một đam mê”, “chất men thành công” hay “nâng ly vì trí lớn”... mà quên hay cố tình quên đi các vụ thảm án, tai nạn giao thông, bi kịch gia đình, các vụ bạo hành, vợ mất chồng, con mất cha cũng vì từ bia, rượu mà ra”, ĐB nói và đồng ý cao với sự cần thiết ban hành luật.

Từ những lý do trên, ĐB Nhân đề nghị việc quảng cáo bia, rượu phải bị cấm trong tất cả các chương trình trên báo nói, báo hình, báo điện tử, mạng xã hội chứ không chỉ riêng các chương trình thể thao, văn hóa, sân khấu điện ảnh dành cho thiếu nhi như quy định tại điểm b khoản 1 Điều 11 của dự thảo luật. 

Thu 50.000 tỉ, thiệt hại trên 65.000 tỉ

Theo ĐB Nhân, “thật khó có thể tự hào với vị trí dẫn đầu Đông Nam Á và thứ ba châu Á về bia, rượu” và đặt vấn đề: “Phải chăng một phần nguyên nhân thành tích xuất phát từ tính sẵn có của nó trong đời sống xã hội hay nỗ lực từ ngành bia, rượu?”.

“Các địa điểm bán rượu, bia không cần tốn công để tìm bởi có mọi lúc, mọi nơi, từ các tiệm tạp hóa, quán ăn vỉa hè đến các nhà hàng sang trọng, thậm chí ở các đô thị có sẵn những con đường ăn nhậu sẵn sàng phục vụ thâu đêm”, ĐB dẫn chứng.

Theo ĐB Nhân, để hạn chế vấn đề trên, Điều 20 dự luật có quy định về các địa điểm, đối tượng, phương thức không được bán rượu, bia nhưng thực tế rượu, bia không được bày bán nhiều ở các địa điểm như dự thảo quy định. ĐB băn khoăn về việc chế định này sẽ thực sự phát huy được tác dụng của chính sách.

ĐB dẫn chứng một nghiên cứu tại Anh cho thấy 50% trẻ em sẽ phát triển các rối loạn về tâm lý, tinh thần khi chứng kiến cha mẹ say xỉn hoặc uống rượu trước mặt, còn kết quả điều tra xã hội học của thư viện Quốc hội chỉ ra hơn 70% người cho rằng nhận thức của người dân trong việc phòng, chống tác hại rượu, bia hiện chưa được tốt. 

“Một khi người dân đã thẳng thắn thừa nhận hạn chế trong nhận thức về vấn đề trên và cần có thời gian thay đổi do thói quen, tập tục thì hẳn ai cũng hiểu vì sao nhà sản xuất kinh doanh và không ít cá nhân nhiều lần chưa chịu thay đổi tư duy cho phù hợp với xu thế của xã hội”, ĐB nêu ý kiến.

Theo ĐB Nhân, để nhích lên từng chút một cho tăng trưởng, cả hệ thống chính trị, các tầng lớp nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp phải vất vả nỗ lực, thậm chí có thời điểm được xem là kỳ tích nhưng ở chiều ngược lại, mỗi năm bia, rượu đã tổn thất ít nhất 1,3% GDP quý giá của quốc gia. 

“Như vậy, dù đã được cố gắng biện minh cho sự phát triển kinh tế, giải quyết việc làm cũng là một điều khiên cưỡng, khó chấp nhận, chưa kể những hậu quả nặng nề kéo dài cho xã hội không gì có thể bù đắp được… Chúng ta bảo vệ sức khỏe của nhân dân hay chọn khoản thu 50.000 tỷ đồng mỗi năm? Cũng đừng quên rằng, tổn thất do nó để lại lên đến 65.000 tỷ. Như thế, có khác gì kéo lùi sự phát triển của đất nước, vậy mà không ít người lại cổ súy là văn hóa uống”, ĐB gay gắt.

Đồng quan điểm, ĐB Hồ Thanh Bình (Đoàn An Giang) cũng cho rằng tác hại của rượu, bia đối với con người và xã hội đã được kiểm chứng bằng các số liệu khoa học và thực tiễn. 

ĐB Hồ Thanh Bình
ĐB Hồ Thanh Bình

“Hại là vậy nhưng tại sao càng ngày càng có nhiều người Việt Nam nhất là lứa tuổi vị thành niên bước vào con đường rượu, bia này? Có câu nói: gần mực thì đen, gần đèn thì sáng. Xung quanh chúng ta nhiều quảng cáo rượu bia. Việc tiếp cận với rượu, bia quá dễ, giá rượu, bia quá dễ mua, điều kiện mua bán rượu, bia quá thoáng, môi trường tiêu thụ thì sôi động, quán xá sống động, sung túc, vui nhộn, thêm các yếu tố tác động của bạn bè, đồng nghiệp thì thử hỏi thành viên tham gia câu lạc bộ rượu, bia sao không dễ dàng tăng cao”, vị ĐB nhận định.

Chia sẻ quan điểm của ĐB Phạm Trọng Nhân, ĐB Bình đề xuất cần nghiêm khắc quản lý việc lạm dụng rượu, bia. “Tôi nghĩ tiêu thụ rượu, bia là nét văn hóa đẹp của loài người và của Việt Nam, cũng là phương tiện tốt trong giao tiếp khá phổ biến tại các nước. Thiết nghị dự thảo không nên hạn chế ảnh hưởng văn hóa nhưng phải đảm bảo kiểm soát lạm dụng hoặc sử dụng rượu, bia không đúng cách. Các chính sách về thuế ở khoản 2 Điều 3 quảng cáo rượu, bia từ 15 độ ở khoản 2 Điều 5 là cần thiết”, ĐB nói.

Cùng với đó, ĐB đề nghị kiểm soát chặt việc tiếp cận rượu, bia đối với cộng đồng, nhất là đối với trẻ vị thành niên bằng quy định về cấp giấy phép sản xuất kinh doanh, tiếp cận rượu, bia quy định về điều kiện địa điểm thời gian nhất định cho việc tiêu thụ rượu, bia trong 24 giờ trong ngày. 

ĐB Bình cũng cho rằng việc cho phép tiêu thụ trên internet khó đảm bảo khả năng quản lý của nhà nước đối với tiêu thu rượu, bia nên cần nghiên cứu biện pháp quản lý nghiêm ngặt trước khi cho phép tiêu thụ sản phẩm này trên internet. “Tôi đề nghị khoản 3 Điều 20 về cấm bán rượu trên internet cần được cập nhật theo hướng kiểm tra chặt chẽ các điều kiện nhất là đối với độ tuổi vị thành niên trước khi cho giao dịch này thực hiện và quản lý được các giao dịch này”, ĐB nói.

ĐB Bình cũng đề nghị quy định cấm bán, cho, tặng, mời tiêu thụ thử hay ép người dưới 18 tuổi tiêu thụ rượu, bia.

Tin cùng chuyên mục

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Đọc thêm

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
HĐND tỉnh Quảng Ninh nhất trí bầu bà Trịnh Thị Minh Thanh – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh, làm Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh; ông Phạm Đức Ấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV...