Quảng Bình hội tụ đủ điều kiện để thành trung tâm du lịch lớn của Việt Nam và Đông Nam Á

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Đó là khẳng định của Phó Thủ tướng Lê Minh Khái tại Hội nghị Công bố Quy hoạch tỉnh Quảng Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Xúc tiến đầu tư năm 2023.

Sáng 25/6, tại Hà Nội, UBND tỉnh Quảng Bình tổ chức “Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Xúc tiến đầu tư năm 2023”.

Khai mạc hội nghị, ông Trần Thắng - Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình khẳng định, với phương châm “Thích ứng, đồng hành cùng phát triển”, Quảng Bình tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư triển khai dự án, phát triển sản xuất kinh doanh, góp phần hiện thực hóa các mục tiêu đến năm 2030 Quảng Bình trở thành tỉnh phát triển khá của khu vực miền Trung; Đến năm 2050, Quảng Bình sẽ là một nền kinh tế phát triển năng động của miền Trung và cả nước, là điểm kết nối quan trọng trong ngã tư kinh tế Bắc - Nam, Đông - Tây.

Phát biểu tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đánh giá, tỉnh Quảng Bình rất quan tâm, tập trung làm tốt, đi đầu trong công tác quy hoạch và là tỉnh thứ 9 trong toàn quốc được Thủ tướng phê duyệt quy hoạch tỉnh. Đây là cơ sở để Quảng Bình tiếp tục triển khai các định hướng chiến lược phát triển, liên kết chặt chẽ với các tỉnh trong vùng theo Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 03/11/2022 của Bộ Chính trị về "Phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045" và Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết nêu trên.

Đáng chú ý, theo Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, với nhiều lợi thế về tiềm năng tài nguyên du lịch độc đáo, Quảng Bình hội tụ đủ các điều kiện để phát triển thành trung tâm du lịch lớn của Việt Nam và Đông Nam Á.

Do đó, Phó Thủ tướng chỉ đạo, Quảng Bình cần phải tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, tiết giảm các thủ tục, chi phí để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư vào Quảng Bình, thu hút doanh nghiệp và giữ chân doanh nghiệp; Phát huy tính năng động, sáng tạo của địa phương, từ lãnh đạo tỉnh, các sở ngành, địa phương các cấp đến đội ngũ chuyên viên để giúp các doanh nghiệp giải quyết nhanh chóng các giấy tờ, thủ tục đầu tư vào Quảng Bình.

“Tỉnh Quảng Bình phải xác định tầm nhìn lớn, đủ sâu, đủ rộng hơn nữa để phát triển du lịch; Nâng cao nhận thức của người dân về du lịch; Làm tốt hơn nữa công tác quảng bá, xúc tiến du lịch. Tỉnh cần phát triển nhiều sản phẩm du lịch độc đáo, đặc trưng của địa phương; Phát động phong trào để thúc đẩy "mọi người đều phải làm du lịch, mỗi người dân là một sứ giả của du lịch" nhằm tạo dấu ấn rõ nét của du lịch Quảng Bình” - Phó Thủ tướng nói.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cùng các đại biểu chứng kiến lãnh đạo tỉnh Quảng Bình trao Biên bản ghi nhớ hợp tác đầu tư. Ảnh: VGP
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cùng các đại biểu chứng kiến lãnh đạo tỉnh Quảng Bình trao Biên bản ghi nhớ hợp tác đầu tư. Ảnh: VGP

Tại hội nghị, tỉnh Quảng Bình đã trao biên bản ghi nhớ hợp tác đầu tư cho 28 nhà đầu tư/31 dự án và khu vực quan đầu đầu tư với tổng vốn đăng kí 62.165 tỉ đồng (khoảng 2,7 tỉ USD). Một số dự án tiêu biểu như Xây dựng nhà ga hành khách T2 và mở rộng sân đỗ máy bay Cảng hàng không Đồng Hới với tổng vốn 1968 tỷ đồng; Mở tuyến đường du lịch kết nối TP Đồng Hới với Khu du lịch Phong Nha Kẻ Bàng với tổng vốn đầu tư 2.900 tỷ đồng….

Một số dự án trong Quy hoạch tỉnh Quảng Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050: tuyến cao tốc Vũng Áng (Hà Tĩnh) - Cha Lo (Quảng Bình) dài 89 km; Tuyến đường sắt mới như Vũng Áng - Mụ Gia - Thà Khẹc (dự kiến đầu tư trong thời kỳ 2021-2030); tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam (dự kiến đầu tư trong thời kỳ 2031 - 2040)…

Hệ thống cảng biển với các khu bến: Khu bến Hòn La, Khu bến Mũi Độc - chuyên dùng phục vụ Trung tâm Điện lực Quảng Trạch; Cảng cạn Hòn La (dự kiến đầu tư trong giai đoạn 2025 - 2030 hoặc sau năm 2030 để kết nối với cảng biển Hòn La)…

Phương án phát triển Cảng hàng không Đồng Hới đến năm 2030 sẽ là cảng hàng không quốc nội, có hoạt động bay quốc tế. Khi khai thác ổn định các chuyến bay quốc tế thường lệ, Cảng hàng không Đồng Hới sẽ được xem xét trở thành cảng hàng không quốc tế; sân bay cấp 4C; xây dựng nhà ga hành khách mới đáp ứng công suất 3 triệu lượt khách/năm…

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Báo Pháp luật Việt Nam chúc mừng MB Bank nhân kỷ niệm 30 năm thành lập

Báo Pháp luật Việt Nam chúc mừng MB Bank nhân kỷ niệm 30 năm thành lập
(PLVN) - Sáng 4/11/2024, Bí thư Đảng ủy, Tổng Biên tập Báo Pháp luật Việt Nam - TS. Vũ Hoài Nam đến chúc mừng Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội (MB Bank) nhân dịp kỷ niệm 30 năm thành lập. Trong không khí trang trọng, đại diện Báo Pháp luật Việt Nam (PLVN) đã trao tặng lẵng hoa tới ông Phạm Như Ánh - Tổng giám đốc MB Bank và ông Chu Hải Công - Chánh Văn phòng CEO MB Bank, đồng thời, gửi lời chúc mừng nồng nhiệt tới Ban lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ, nhân viên MB Bank.

Nâng cao an toàn bảo mật hệ thống ngân hàng

Tại nhiều ngân hàng thương mại, có tới 97% số lượng giao dịch được thực hiện qua kênh số.

(PLVN) - Dịch vụ ngân hàng số đang phát triển rất mạnh mẽ, kéo theo nhiều tiềm ẩn rủi ro về an ninh, bảo mật. Ngân hàng Nhà nước cũng đã có nhiều biện pháp để đảm bảo an toàn hệ thống nhưng trước sự tinh vi của các đối tượng, các tổ chức tín dụng cần không ngừng nâng cao bảo mật, an toàn.

Đề xuất bổ sung thẩm quyền hoàn thuế đối với doanh nghiệp lớn

Để được hoàn thuế, DN lớn phải quay về Cục Thuế địa phương làm thủ tục.
(PLVN) - Thay vì phải chuyển hồ sơ về Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quản lý theo quy định hiện hành, nếu được Quốc hội thông qua, các doanh nghiệp (DN) do Cục Thuế DN lớn (Tổng cục Thuế) quản lý phát sinh hoàn thuế sẽ do Cục Thuế DN lớn trực tiếp giải quyết thủ tục…

Vai trò then chốt của phụ nữ trong thị trường Halal

Vai trò then chốt của phụ nữ trong thị trường Halal
(PLVN) - Thị trường Halal toàn cầu đang bùng nổ, và phụ nữ không chỉ là người tiêu dùng chủ chốt mà còn là lực lượng sản xuất, kinh doanh, tiếp thị và lãnh đạo quan trọng, thúc đẩy sự phát triển vượt bậc của thị trường này.

Dồn sức giải phóng mặt bằng dự án cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng

Thi công cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng.
(PLVN) - Dự án đường bộ cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn nằm trong danh sách các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải. Xác định rõ tầm quan trọng của dự án, các địa phương có dự án đi qua đang nỗ lực thực hiện công tác giải phóng mặt bằng (GPMB).

Thủ tướng chỉ đạo về điều hành giá điện và xem xét nhập khẩu điện nước ngoài

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các đơn vị căn cứ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền điều hành giá điện theo lộ trình phù hợp, không "giật cục", phù hợp với tình hình kinh tế xã hội và mức chi trả của người dân. Bên cạnh đó, xem xét khả năng tăng cường nhập khẩu điện từ Trung Quốc để bổ sung điện cho hệ thống nếu cần.

Phó Tổng giám đốc Vietnam Airlines: Bình đẳng giới là một trong những cơ sở cho sự phát triển bền vững của của doanh nghiệp

Ông Lê Đức Cảnh - Phó Tổng giám đốc Vietnam Airlines
(PLVN) - Không chỉ là hãng hàng không quốc gia, Vietnam Airlines còn là đơn vị tiên phong trong thúc đẩy bình đẳng giới với những chuyến bay đặc biệt "Tô cam", "Tô hồng" lan tỏa thông điệp mạnh mẽ đến cộng đồng, chia sẻ về những chương trình hành động mạnh mẽ này, ông Lê Đức Cảnh - Phó Tổng giám đốc Vietnam Airlines – khẳng định đây là một trong những cơ sở cho sự phát triển bền vững của xã hội và của doanh nghiệp.

Cần áp thuế VAT với phân bón để thúc đẩy quá trình nội địa hóa, nông nghiệp bền vững

Ảnh minh họa (https://baochinhphu.vn)
(PLVN) - Nghị trường quốc hội đang bàn về dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi). Một trong những nội dung được các đại biểu quan tâm là quy định thuế VAT đối với phân bón. Nhiều ý kiến cho rằng, cần phải sửa đổi quy định hiện hành, cần áp thuế VAT đối với phân bón để thúc đẩy quá trình nội địa hóa.

Bạc Liêu: Nhân rộng mô hình luân canh tôm - lúa

Từ 2001, Bạc Liêu đã bắt đầu tổ chức sản xuất mô hình tôm - lúa. (Ảnh: Thái Đào)
(PLVN) - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Bạc Liêu vừa phối hợp với Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới (WWF) tổ chức Hội thảo “Giải pháp nâng cao hiệu quả canh tác nông nghiệp bền vững thích ứng biến đổi khí hậu” với sự tham gia của nhiều chuyên gia nông nghiệp.