Quảng bá bản sắc Việt qua quà tặng lưu niệm

 Những sản phẩm lưu niệm Việt Nam vẫn thiếu sự đa dạng và mang đậm sắc nét Việt.
Những sản phẩm lưu niệm Việt Nam vẫn thiếu sự đa dạng và mang đậm sắc nét Việt.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Quà lưu niệm đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc quảng bá văn hóa, xây dựng hình ảnh đất nước. Tuy vậy, thị trường quà lưu niệm của Việt Nam hiện nay vẫn bị bỏ ngỏ bởi số lượng còn hạn chế, chưa được khẳng định khi không có nhiều sản phẩm mang hồn Việt.

Mỏi mắt tìm đồ lưu niệm giàu bản sắc

Việt Nam chúng ta có tới 17 di sản thế giới bao gồm cả di sản thiên nhiên, di sản văn hóa và di sản phi vật thể đã được UNESCO công nhận. Cùng với đó là 1 kỳ quan thế giới mới là Vịnh Hạ Long… Không chỉ được thiên nhiên ưu đãi về cảnh quan, Việt Nam còn có tới khoảng 8.000 lễ hội lớn nhỏ, trong đó có hơn 7.000 lễ hội dân gian. Cả nước có hơn 40.000 di tích văn hóa theo số liệu thống kê 2012, chưa kể nước ta còn hàng nghìn các làng nghề truyền thống… Tiềm năng du lịch của Việt Nam là điều không phải bàn cãi nhưng thị trường sản phẩm lưu niệm gắn với những di sản này lại chưa thực sự phát triển và theo kịp được với nhu cầu của du khách.

Ngay từ năm 2009, Tổng cục Du lịch đã khuyến khích các địa phương chú trọng đến việc chọn biểu tượng về quà, đồ lưu niệm mang đặc trưng và in dấu ấn văn hóa địa phương để nhằm phát triển du lịch. Điển hình như Hà Nội có hồ Gươm, chùa Một Cột, Văn Miếu...; Huế có kinh thành Huế, sông Hương, cầu Tràng Tiền; TP HCM có chợ Bến Thành, bến Nhà rồng... Tuy vậy, sau một thời gian triển khai, kết quả thu được cũng không mấy khả quan. Nhiều nguyên nhân đã được đưa ra như do thiếu kinh phí hay chưa nhận thức được đầy đủ sự quan trọng trong việc tìm kiếm sản phẩm lưu niệm đặc trưng.

Đáng nói, thị trường quà lưu niệm hiện nay đang bị các sản phẩm Trung Quốc “lấn át” bởi ưu thế vừa rẻ, vừa đa dạng. Theo như khảo sát của Hiệp hội làng nghề thì có hơn 80% sản phẩm được bày bàn ở địa danh nổi tiếng - Vịnh Hạ Long là hàng Trung Quốc. Một ví dụ điển hình tại Hà Nội chính là làng lụa Vạn Phúc (Hà Đông). Nhiều gia đình có truyền thống mấy đời làm dệt lụa cũng phải bỏ nghề đi buôn vì lý do không thể cạnh tranh với hàng Trung Quốc.

Liên quan đến vấn đề này, ông Nguyễn Văn Sử, Chi hội trưởng Chi hội Làng nghề - làng cổ - làng văn hóa đã chia sẻ rằng, tại Hà Nội các làng nghề đã có sự liên kết với những điểm đến du lịch trên địa bàn để giới thiệu và bán các sản phẩm của làng nghề cho khách du lịch. Tuy nhiên, số lượng sản phẩm làng nghề để làm quà tặng, quà lưu niệm tại các điểm di tích không nhiều. Tất cả chủ yếu là đồ sẵn có, ít sản phẩm được thiết kế riêng theo đặc trưng của điểm đến nên chưa tạo được hiệu quả trong việc thu hút du khách.

Trong khi đó, thực tế việc đưa khách du lịch đến tham quan, trải nghiệm và mua sắm tại các làng nghề chưa hiệu quả do thiếu sự liên kết, chia sẻ thông tin giữa các làng nghề và các đơn vị lữ hành. Nhiều du khách cũng đánh giá các sản phẩm quà lưu niệm của Việt Nam hiện nay còn quá đơn điệu về mẫu mã, các sản phẩm quà tặng chưa “đánh trúng” được thị hiếu của du khách trong và ngoài nước.

Nâng tầm quà tặng lưu niệm để quảng bá ra nước ngoài

Mới đây, trong bài viết do Lãnh sự danh dự Mauricio Alves, đại diện Lãnh sự quán danh dự Brazil tại TP HCM, đóng góp cho cuộc thi Hiến kế “TP HCM nâng tầm quốc tế” đã đưa ra những đặc tính cần có cho một sản phẩm lưu niệm mang tính biểu tượng.

Nhiều món quà lưu niệm tại các địa điểm du lịch của Việt Nam bị đồ Trung Quốc “lấn át”.

Nhiều món quà lưu niệm tại các địa điểm du lịch của Việt Nam bị đồ Trung Quốc “lấn át”.

Theo đó, Lãnh sự danh dự Mauricio Alves đã chỉ ra rằng, trên thị trường hiện nay, chúng ta đã có nhiều món đồ lưu niệm do các nhà thiết kế và sản xuất địa phương độc lập thực hiện. Tuy nhiên, chúng ta vẫn thiếu những món đồ lưu niệm mang các đặc tính sau:

Thứ nhất, một chủ đề và thông điệp truyền thông hài hòa, mạnh mẽ, rõ ràng về định hướng cũng như tầm nhìn phát triển của TP HCM trong tương lai.

Thứ hai, được tập trung, kiểm soát, thúc đẩy, phân phối hoặc quảng bá một cách chính thức bởi các cơ quan chức năng liên quan.

Thứ ba, đáp ứng các tiêu chí sau: Món quà lưu niệm này có đại diện cho thành phố không, có đại diện cho hình dung của chúng ta về thành phố trong tương lai không, có "kịp thời" với các xu hướng ở Việt Nam và trên thế giới không, có phù hợp với các đối tượng khách đa dạng mà TP HCM đang chào đón: du khách thế hệ mới như là millennial và Gen Z; những du khách lớn tuổi hơn; các nhà đầu tư; "dân du mục" kỹ thuật số (những người sử dụng công nghệ kỹ thuật để làm việc từ xa); Việt kiều... hay không.

Thứ tư, đa dạng hóa các thể loại hàng lưu niệm thiết kế mà Việt Nam có thể cung cấp trong những năm gần đây. Thứ năm, lồng ghép những câu chuyện cá nhân xung quanh các mặt hàng lưu niệm: Để khiến các nhà sản xuất cảm thấy họ được ghi nhận vì những đóng góp của mình trong việc quảng bá TP HCM ra thế giới và để kết nối với du khách bằng cảm xúc về cách thức mà những món quà lưu niệm ra đời. Cuối cùng là phải kiểm soát tính di động của món quà lưu niệm, cũng như kiểm soát chất lượng nhất quán của các sản phẩm quà lưu niệm.

Mỗi món quà lưu niệm thiết kế được chính quyền quản lý như đề xuất trên sẽ phải tuân theo các tiêu chí được đề ra. Điều này sẽ tạo ra một thông điệp truyền thông nhất quán và có tổ chức, từ đó lan tỏa ra thế giới.

Với những món quà lưu niệm được thiết kế riêng cho thành phố, chúng ta có thể nói rất nhiều điều: rằng chúng ta trẻ trung, sôi động, tràn đầy năng lượng, sáng tạo, có công nghệ, bền vững, thân thiện, thông minh... Khi người ta sử dụng một sản phẩm, họ bị cuốn vào những kỷ niệm xung quanh sản phẩm đó.

Yếu tố “dễ di động” và kiểm soát chất lượng được các ban ngành liên quan căn chỉnh nhằm giảm thiểu cách nhìn tiêu cực của bạn bè nước ngoài về TP HCM.

“Tôi nghĩ chúng ta nên tổ chức thi thiết kế quà lưu niệm cho TP HCM thường niên với chủ đề nhất định, nơi thể hiện tính độc đáo của cộng đồng và cập nhật các định hướng phát triển thành phố. Như vậy, chúng ta không chỉ truyền tải ý tưởng rằng thành phố luôn đổi mới, sáng tạo và năng động mà còn có cơ hội thu hút cộng đồng tham gia.

Những sản phẩm xuất sắc nhất có thể được triển lãm không chỉ ở thành phố mà còn ở nước ngoài. Đây là một cơ hội tuyệt vời để quảng bá các sản phẩm có thương hiệu sản xuất tại Việt Nam, giới thiệu tài năng thế hệ nghệ sĩ và nhà sản xuất người Việt mới ra thế giới, ghi nhận tài năng và sự đóng góp của các nghệ sĩ địa phương...

Ngoài ra, cơ hội này còn giúp thương mại hóa sản phẩm theo hướng “đôi bên cùng có lợi” để thúc đẩy nền kinh tế và sự đóng góp của tất cả các bên khi chúng ta có thể trả thù lao cho các nhà thiết kế, khách quốc tế cảm thấy hài lòng về việc những món hàng độc đáo họ mua góp phần mang lại niềm vui và sự phát triển của các nghệ sĩ và tài năng địa phương, các nhà sản xuất cũng có thu nhập”, Lãnh sự danh dự Mauricio Alves chia sẻ trên Báo Tuổi Trẻ khi đưa ra những đánh giá và đề xuất đối với việc phát triển thị trường quà lưu niệm tại TP HCM.

Từ những kế sách mà Lãnh sự danh dự Mauricio Alves đề xuất cho TP HCM chúng ta có thể xem xét, nhân rộng và áp dụng cho từng địa phương để giúp thay đổi bộ mặt thị trường quà lưu niệm Việt Nam. Bởi thực tế, quà lưu niệm là một giải pháp tăng doanh thu cho ngành du lịch, đồng thời, giải quyết vấn đề công ăn việc làm tại nhiều địa phương.

Điển hình như tại tỉnh Ninh Bình, theo thống kê, năm 2016, doanh thu từ bán hàng lưu niệm tại các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh đạt 239 tỷ đồng, tăng gần 9% so với năm 2015. Doanh số bán hàng lưu niệm 8 tháng năm 2017 là khoảng 270 tỷ đồng, chiếm gần 15% doanh thu ngành du lịch. Đến năm 2025, ngành Du lịch Ninh Bình phấn đấu đưa doanh thu từ bán hàng lưu niệm phấn đấu đạt 1.500 tỷ đồng/năm, chiếm 30% doanh thu của ngành du lịch tỉnh nhà. Việc phát triển sản xuất các sản phẩm quà lưu niệm từ các làng nghề truyền thống cũng giúp cung cấp việc làm cho hàng nghìn người dân.

Chỉ một ví dụ đơn giản như vậy để thấy rằng, những sản phẩm lưu niệm không chỉ đóng vai trò quảng bá văn hóa, du lịch mà còn đóng góp vào việc phát triển kinh tế, giải quyết vấn đề việc làm, nâng cao đời sống cho người dân tại nhiều địa phương.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Giá vàng hôm nay: SJC và nhẫn trơn kéo nhau "đu đỉnh"

Giá vàng nhẫn trơn đang "lên đồng" khi tiến sát mốc 86,50 triệu đồng/lượng. (Ảnh minh hoạ).
(PLVN) -  Giá vàng SJC và giá vàng nhẫn trơn trong nước tiếp tục lên đỉnh mới. Giao dịch lúc 10h40 hôm nay (21/10), giá vàng SJC lên 88 triệu đồng/lượng, còn giá vàng nhẫn trơn tại các cửa hàng cũng tiến sát mốc 86,5 triệu đồng/lượng chiều bán ra.

Ngành đường sắt bán vé tàu qua bản đồ trực tuyến

Ảnh minh họa
(PLVN) - Ngày 21/10, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam thông tin về việc chính thức triển khai tính năng bán vé qua bản đồ trực tuyến. Từ nay, hành khách có thể tra cứu thông tin giờ tàu chạy và mua vé ở bất kỳ vị trí nào trên thế giới mà không cần phải thông qua đại lý.

Giá vàng lên dốc đến bao giờ?

Giá vàng tăng cao kỷ lục (Ảnh: Báo Lao động)
(PLVN) - Tính đến 14h hôm nay (20/10), giá vàng nhẫn đã tăng sốc chỉ sau 1 tuần. Có thương hiệu điều chỉnh lên đến 2.400.000 đồng/lượng vàng nhẫn.

Ngày mai, giá xăng có thể giảm?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Trong kỳ điều hành ngày mai (17/10), giá xăng trong nước được dự báo giảm theo xu hướng thế giới. Cụ thể, giá xăng có thể giảm khoảng 100-150 đồng/lít còn dầu diesel có thể giảm khoảng 150-200 đồng/lít.

9 tháng đầu năm, xuất khẩu tôm tăng 10,5%

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản cho biết, 9 tháng đầu năm nay, trong số các sản phẩm thủy sản xuất khẩu (XK) của Việt Nam, tôm mang về kim ngạch XK cao nhất, ước đạt gần 2,8 tỷ USD, tăng 10,5% so với cùng kỳ năm 2023.

Phát huy vai trò nghiên cứu khoa học về thuốc lá mới của các tổ chức, hiệp hội y học trong nước

Phát huy vai trò nghiên cứu khoa học về thuốc lá mới của các tổ chức, hiệp hội y học trong nước
(PLVN) - Thuốc lá nung nóng, thuốc lá điện tử… là những sản phẩm thuốc lá mới đang được Chính phủ, Quốc hội và các Bộ, ngành liên quan đặc biệt quan tâm nhiều năm qua. Kết luận của Phiên giải trình hồi đầu tháng 5 của Quốc hội đã nhấn mạnh, các Bộ phải trình Chính phủ đề xuất giải pháp phù hợp đối với những sản phẩm này vào cuối năm 2024.

Giá xăng có thể tăng mạnh vào ngày mai?

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Trong kỳ điều hành ngày mai (10/10), giá xăng trong nước được dự báo tăng mạnh sau phiên giảm trước đó. Cụ thể, giá xăng có thể tăng khoảng 900-1.200 đồng/lít còn dầu diesel có thể tăng khoảng 800-1.000 đồng/lít.

Ngày mai giá xăng sẽ giảm mạnh?

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Trong kỳ điều hành ngày mai (3/10), giá xăng trong nước được dự báo giảm sau 2 lần tăng liên tiếp trước đó, với mức giảm từ 850-950 đồng/lít.