Quán xin con

Quán xin con
(PLO) - Nổi tiếng là quán “cầu tự” linh thiêng, Quán hai cụ (hay còn gọi là Quán xin con, ở tại thôn Phong Doanh, xã Bình Dương, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc) đã trở thành điểm tựa tâm linh cho những người hiếm muộn. 
Cầu tự chỉ cần thắp hương
“Quán xin con” tọa lạc giữa cánh đồng vắng thuộc thôn Phong Doanh. Toàn bộ không gian quán rộng khoảng 40m2, xung quanh là cây cối mát mẻ và các phiến đá có khắc chữ nho ghi lại những mốc lịch sử quan trọng của quán. Ngoài thờ hai vị lang tiên tương truyền từng bốc thuốc chữa bệnh ở đây, quán còn thờ một viên nhũ đá có khắc hình một con rồng mẹ và 99 con rồng con. 
Người dân Phong Doanh cho biết sở dĩ có cái tên “Quán xin con” là bởi, từ bao đời nay những người hiếm muộn hoặc không có con trai thường đến đây thắp nhang “cầu tự”. Có những người dù đã chạy chữa khắp nơi, uống cả thuốc tây, thuốc bắc đều không khỏi thì chỉ cần đến đây dâng chút lễ hoa quả, thắp hương xin “hai cụ” là về mang bầu rồi sinh hạ. 
Người dân cho biết thêm, mặc dù ở đây có thờ cúng, hương nhang nhưng không được gọi là đền, đình, chùa… mà lại được gọi là “quán”, bởi tương truyền đây vốn là quán nghỉ chân, chữa bệnh của hai vị lang tiên. Hai vị đó cũng chủ yếu bốc thuốc, chữa bệnh hiếm muộn.
Tìm gặp bà Nguyễn Thị Nép (75 tuổi, thôn Phong Doanh, xã Bình Dương, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc), thủ nhang ở  “quán sinh con”, chúng tôi được biết thêm về “thần tích” của quán thiêng này. Cụ cho biết, tương truyền, từ xa xưa có hai cụ lang giàu lòng nhân đức đến đây lập quán chữa bệnh làm phúc cho  dân, nhất là những người muộn mằn, hiếm hoi, khó khăn đường con cái. 
Rồi một ngày, trong cơn giông bão, hai cụ bỗng “quy hóa” về trời, bỏ lại ngôi quán trống. Để ghi nhớ công ơn hai cụ, người dân nơi đây đã tu sửa lại quán, đặt bát nhang, hoa quả lễ thờ hai cụ. Từ đó, hai cụ được tôn xưng là “Nhị vị tiên cung” còn ngôi quán được ghi danh là “Đông lang quán sứ”. 
Cụ Nguyễn Thị Nép kể về thần tích “Quán xin con”
 Cụ Nguyễn Thị Nép kể về thần tích “Quán xin con”
Bà Nép cho biết thêm: “Nghe cha ông kể lại, thời nhà Lê (khoảng năm 1578) ngôi quán được dựng vững chắc bằng 8 cột đá. Trên mỗi cột có khắc chữ Nho ghi lại lịch sử hai cụ. Sau gặp cơn hồng thủy, quán mất đi một cột rồi dần dần xuống cấp nặng nề. Đến năm 1983, người dân chúng tôi tiến hành tu sửa lại quán cũng như hương khói cho hai cụ đến tận bây giờ”.
Tương truyền là vậy, nhưng người dân Phong Doanh cũng không ai biết chính xác quán có từ bao giờ, chỉ truyền miệng nhau quán đã có gần 500 tuổi. Nhìn những cột đá rêu phong cùng hàng cây cổ thụ cũng có thể thấy quán đã có từ lâu đời. Và bởi đây là quán “cầu tự” nổi tiếng linh thiêng nên thường được mọi người gọi bằng tên dân gian là “Quán xin con”.
Không chỉ người dân trong thôn, làng mà khách thập phương từ khắp nơi cũng tìm đến “Quán xin con” để cầu tự. Ông Cao Văn Việt (70 tuổi, thôn Phong Doanh, xã Bình Dương, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc) – người ghi danh sách công đức ở quán cho biết: 
“Vào những ngày rằm hay ngày mùng một âm lịch, người dân đến đây xin con đông lắm, ngồi chật cả kín cả trong và ngoài quán. Nhiều ô tô, xe máy không có chỗ để, đành phải đỗ ở ngoài làng rồi đi bộ vào. Bình thường mỗi ngày quán chỉ có hai vãi phục vụ hương khói, nhưng trong những ngày đó thì phải có đến hơn chục vãi ra sắp lễ, cầu khấn giúp người dân”.
Cách “xin con” cũng rất đơn giản. Mỗi người chỉ cần sắp một mâm lễ hoa quả cùng thẻ hương dâng lên cầu khấn “hai cụ” (?), còn lại tuyệt đối không được đặt tiền, chỉ những ai muốn công đức thì bỏ tiền vào hòm công đức. 
Cụ Nép cho biết thêm, vào những ngày mùng 5/5 hay 10/10 âm lịch, những người được hai cụ “cho con” sẽ quay lại đây làm lễ “sêu”, cầu cho những đứa trẻ được mạnh khỏe, hay ăn chóng lớn. Lễ “sêu” này sẽ được tiến hành cho đến khi đứa trẻ tròn 13 tuổi. 
Có bệnh thì vái tứ phương
Về thôn Phong Doanh, chúng tôi được nghe rất nhiều câu chuyện thú vị về chuyện xin con, đặc biệt là câu chuyện gia đình anh Nguyễn Văn Bạn. Anh Bạn sinh năm 1970, lấy vợ lúc vừa tròn 20 tuổi nhưng đến năm 29 tuổi vẫn chưa có một mụn con. Hai vợ chồng chạy chữa khắp các bệnh viện lớn, nhỏ bằng đủ thứ thuốc bắc, thuốc tây, bất cứ ai mách chỗ nào có cụ lang chữa bệnh hiếm muộn hai vợ chồng anh cũng tìm đến nhưng vẫn không được. 
Hơn 9 năm chạy chữa không thành công, hai vợ chồng tuyệt vọng tìm đến Quán hai cụ xin con. Nào ngờ, một năm sau chị vợ mang bầu rồi sinh hạ đứa con trai đầu lòng vào năm 2001. Hai năm sau, anh chị tiếp tục sinh một bé gái và ba năm sau nữa anh chị lại sinh hạ được một bé trai. 
”Quán xin con” tọa lạc giữa cánh đồng hoang vắng tại thôn Phong Doanh, xã Bình Dương.
 ”Quán xin con” tọa lạc giữa cánh đồng hoang vắng tại thôn Phong Doanh,
 xã Bình Dương.
Nhìn bầy con đang vui chơi, chị Lương (vợ anh Bạn) cười: “Lúc đó chúng tôi đã có ý định xin con nuôi, nhưng không ngờ lại có thể mang bầu và sinh được đàn con như vậy. Cũng có thể đó là kết quả của việc nhiều năm chạy chữa lại thêm hai cụ phù hộ, ban ơn”.
Quán hai cụ không chỉ là nơi đặt niềm tin của những người hiếm muộn mà còn là nơi xin con trai. Bà Nguyễn Thị Phùng (75 tuổi, thôn Phong Doanh, xã Bình Dương) kể lại câu chuyện của mình: “Hai vợ chồng tôi lấy nhau được gần 20 năm thì sinh được 7 cô “thị mẹt”. Gia đình nhà chồng nhất định ép tôi phải sinh con trai để có người nối dõi tông đường. Gần 40 tuổi, tôi tuyệt vọng tìm đến Quán hai cụ xin mụn con trai, nào ngờ tháng 3 xuống xin thì tháng tư có bầu và 9 tháng sau tôi sinh được cậu con trai vào đúng ngày 30 Tết”. 
Những câu chuyện thú vị khiến người nghe nửa tin, nửa ngờ lại là chứng cứ hùng hồn của người dân thôn Phong Doanh về sự linh thiêng của “Quán xin con”. Nhưng có một điều đặc biệt là người dân nơi đây không tôn sùng, tín bái ngôi quán như thánh thần mà chỉ coi đó như một nơi dừng chân nghỉ mát rồi xin hai cụ lang tiên ban lộc con cháu đầy đàn. 
Ông Bùi Văn Luân (trưởng thôn Phong Doanh) cho biết: “Quán xin con thuộc sự quản lý của chi hội người cao tuổi thôn Phong Doanh. Chính quyền xã đã có rất nhiều đợt kiểm tra nhưng không phát hiện thấy ở đây có hiện tượng mê tín dị đoan, “buôn thần bán thánh”. Tiền công đức mỗi năm được các cụ công khai với dân làng, rồi dùng vào việc tu bổ quán, chùa và làm đường bê tông trong xã”.
Lý giải chuyện “xin” con theo khoa học, các bác sĩ chuyên khoa sản đều cho rằng, trong việc chữa bệnh hiếm muộn thì vấn đề cân bằng tâm lý là rất quan trọng. Nhiều người vẫn quan niệm con cái là của “trời” cho nên tìm đến đình, chùa, miếu mạo để cầu xin. Trong trường hợp này, đình, chùa, quán… giống như một điểm tựa tâm linh giúp họ thoải mái về mặt tâm lý, kết hợp với việc chạy chữa có thể đạt được nguyện vọng sinh con.  T.V
 “Người con” nhiều tuổi nhất của quán
Cụ Nguyễn Văn Hữu (85 tuổi, thôn Phong Doanh, xã Bình Dương), được coi là “đứa con” nhiều tuổi nhất được “xin” từ quán. Cụ Hữu kể: “Hai cụ thân sinh nhà tôi lấy nhau được hơn 7 năm mà vẫn chưa có con. Chạy chữa khắp nơi không được, hai cụ ra quán làm lễ xin con. Một năm sau, tôi được hạ sinh, vẫn được gọi là “con xin” của quán. Hiện tại, chỉ riêng xã Bình Dương cũng có đến hàng trăm người là “con xin””.

Đọc thêm

'Tiếng hát Hà Nội 2024' lan tỏa thanh âm của tình yêu Hà Nội

Cuộc thi còn tạo điều kiện phát triển cho những tài năng âm nhạc trẻ. (Ảnh: BTC)
(PLVN) - Cuộc thi “Tiếng hát Hà Nội năm 2024” sẽ tạo cơ hội cho các nghệ sĩ sáng tạo, thể hiện những tác phẩm âm nhạc truyền thống và đương đại với chủ đề về ca ngợi Tổ Quốc, Đảng, Bác Hồ, tình yêu với Thủ đô, quê hương – đất nước góp phần thúc đẩy sự sáng tạo và phát triển nghệ thuật.

MC Cát Tường đề nghị xử lý một số trang tin lấy tên mình 'giật tít câu view' để lừa tiền

Diễn viên - MC Cát Tường
(PLVN) - MC Cát Tường và nhà sản xuất “Bạn muốn hẹn hò” mời luật sư và Thừa phát lại lập vi bằng một số trang tin điện tử, fanpage, facebook, youtube… có hành vi “giật tít câu view”, làm sai lệch thông tin, gây hoang mang dư luận liên quan vụ MC cảnh báo có kẻ gian sử dụng hình ảnh của mình để lừa đảo số tiền lớn.

'Thư gửi mẹ' - sản phẩm truyền thông thực hiện bình đẳng giới lọt vào top 7 đề cử cho Giải thưởng Silvana S Film

'Thư gửi mẹ' - sản phẩm truyền thông thực hiện bình đẳng giới lọt vào top 7 đề cử cho Giải thưởng Silvana S Film
(PLVN) - Giải thưởng Silvana S Film là giải thưởng tôn vinh những bộ phim tài liệu xuất sắc về môi trường và giới trẻ, thuộc khuôn khổ chương trình LENScape: Documentary Shorts from Southeast Asia. Năm nay, Việt Nam tham gia Giải thưởng Silvana S Film với bộ phim tài liệu ngắn “Thư gửi mẹ” do Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam đồng sản xuất với đạo diễn Hà Lệ Diễm.

Vẻ đẹp từ những thước phim

Vẻ đẹp từ những thước phim
(PLVN) - Thời gian đã phủ lớp bụi lên những thước phim cổ, tấm ảnh cũ, tuy nhiên giá trị của chúng không mất đi. Ngày nay, dù cuộc sống hiện đại hối hả, sôi động với nhiều âm thanh, màu sắc đa dạng trên truyền hình, nhưng nhiều người trẻ vẫn dành tình cảm cho các bức ảnh cũ, thước phim xưa.

Đắm say với “Tình ta Hà Tĩnh”

Cảnh đẹp Hà Tĩnh được nhạc sĩ Ngọc Lê Ninh đưa vào trong ca khúc "Tình ta Hà Tĩnh) (ảnh trong MV).
(PLVN) -  Sau 12 năm ấp ủ, nhà khoa học, nhà thơ, nhạc sỹ Ngọc Lê Ninh cho ra đời ca khúc mang tên “Tình ta Hà Tĩnh”. Với âm hưởng dân ca xứ Nghệ, ca khúc tôn vinh đời sống văn hóa, chính trị, phong tục tập quán, các địa danh nổi tiếng, các đặc sản biển rừng, văn hóa phi vật thể (Ví Dặm, Ca trù Cổ Đạm)... và một tình yêu nồng nàn với mảnh đất nơi đây.

Trao giải Cuộc thi 'Tiếng vang lịch sử: Diễn giải Văn Miếu - Quốc Tử Giám qua hội họa'

Các tác phẩm hội họa đạt giải thưởng cao (ảnh P.V)
(PLVN) - Cuộc thi “Tiếng vang lịch sử: Diễn giải Văn Miếu-Quốc Tử Giám qua hội họa” là “sân chơi” lành mạnh nơi các bạn trẻ cùng nhau sáng tạo, cùng nhau tranh tài, thể hiện cảm xúc, quan điểm của mình qua các tác phẩm hội họa về các công trình kiến trúc, hiện vật, tượng thờ,… tại di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám.

Cuộc thi Hoa hậu Di sản áo dài Việt Nam 2024 lần đầu tiên được tổ chức

Cuộc thi Hoa hậu Di sản áo dài Việt Nam 2024 lần đầu tiên được tổ chức. (Ảnh: Thùy Dương)
(PLVN) - Với mục đích tìm kiếm người đẹp có đủ “sắc, tâm, tài” để quảng bá hình ảnh của tà áo dài Việt Nam, cuộc thi Hoa hậu Di sản áo dài Việt Nam 2024 lần đầu được tổ chức nhằm phát huy vai trò, năng lực của phụ nữ Việt Nam trong tiến trình hội nhập phát triển, quảng bá đất nước, con người Việt Nam với bạn bè quốc tế.

Liên hoan các ban nhạc toàn quốc năm 2024

BTC thông tin về Liên hoan các Ban nhạc toàn quốc năm 2024. (Ảnh: Thùy Dương)
(PLVN) - Liên hoan các ban nhạc toàn quốc năm 2024 là dịp để các nghệ sĩ đến từ mọi miền cả nước quy tụ gặp gỡ, giao lưu học hỏi, chia sẻ và trao đổi những kinh nghiệm trong hoạt động nghệ thuật, nhằm nâng cao kỹ năng nghiệp vụ, tiếp tục tạo ra những sản phẩm nghệ thuật có chất lượng phục vụ xã hội.

Quảng bá điện ảnh Việt Nam tại Hollywood

Thứ trưởng bộ VHTT DL Hồ An Phong cùng các nhà làm phim đến từ Việt Nam giao lưu với phó thị trưởng Los Angles.
(PLVN) - Vừa qua, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã tổ chức chương trình xúc tiến Du lịch - Điện ảnh Việt Nam “Việt Nam - Điểm đến mới của Điện ảnh thế giới” tại toà nhà hiệp hội các đạo diễn - Tổ hợp Nhà hát DGA, thành phố Los Angeles, bang California, Mỹ.