Quận Tây Hồ: Cải cách hành chính có nhiều chuyển biến tích cực

Trông giữ xe không dùng tiền mặt tại Phủ Tây Hồ (ảnh Hương Nguyễn).
Trông giữ xe không dùng tiền mặt tại Phủ Tây Hồ (ảnh Hương Nguyễn).
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Năm 2024, cải cách hành chính (CCHC) tại quận Tây Hồ đã có nhiều chuyển biển tích cực. Có nhiều mô hình hay mang tính thiết thực cao được thành phố Hà Nội ghi nhận và đánh giá tốt; Trông giữ xe không dùng tiền mặt tại Phủ Tây Hồ, song ngữ hóa tài liệu trong giải quyết thủ tục hành chính lĩnh vực tư pháp - hộ tịch, lớp học thông minh. Tổng đài hỗ trợ thực hiện Dịch vụ công trực tuyến 24/7; Giải quyết thủ tục hành chính lưu động với người khuyết tật và người cao tuổi hưởng chế độ bảo trợ xã hội.

Theo Báo cáo kết quả thực hiện công tác CCHC năm 2024 của quận Tây Hồ - Tp Hà Nội, tính đến nay, 100% nhiệm vụ CCHC đã được hoàn thành đúng tiến độ, đạt chất lượng. Công tác CCHC nhận được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Quận ủy, HĐND- UBND quận. Nhiều kế hoạch, văn bản chỉ đạo về CCHC được ban hành, các chỉ tiêu, kế hoạch đề ra đều đạt tiến độ và chất lượng. Các nội dung tồn tại, hạn chế thuộc các tiêu chí bị trừ điểm trong Chỉ số CCHC của quận năm 2023 đã được triển khai, khắc phục.

Nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức về công tác CCHC, đặc biệt của người đứng đầu các cơ quan đơn vị dần được nâng cao. Ban Chỉ đạo CCHC chuyển đổi số và Đề án 06 của quận được thành lập với việc ban hành quy chế làm việc và phân công nhiệm vụ cụ thể, kịp thời khắc phục ngay những tồn tại hạn chế.

Công tác giám sát, kiểm tra CCHC và các nội dung liên quan đến CCHC được Quận ủy, UBMTTQ và UBND quận quan tâm chỉ đạo thực hiện. Công tác thông tin tuyên truyền về CCHC được thực hiện bằng nhiều hình thức phong phú tập trung đẩy mạnh tuyên truyền trên trang thông tin điện tử và đài truyền thanh các phường.

Tuy nhiên, công tác CCHC tại quận Tây Hồ vẫn còn một số hạn chế. Theo đó, độ ổn định và tốc độ của các phần mềm còn chưa đảm bảo, thường xuyên bị lỗi do các phần mềm còn chưa đồng bộ; Vẫn còn hồ sơ quá hạn trên Hệ thống Dịch vụ công quốc gia; Công tác phối hợp của một số đơn vị đôi khi còn chưa kịp thời.

Năm 2025, quận Tây Hồ tiếp tục thực hiện tốt công tác tuyên truyền về công tác cải cách hành chính mà trọng tâm là cảnh cách TTHC, xây dựng chính quyền điện tử, chính quyền số đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và nhân dân trên địa bàn quận; hoàn thành việc xác định Chỉ số CCHC năm 2024 theo hướng dẫn của Thành phố Hà Nội; Xây dựng và triển khai các kế hoạch trong công tác CCHC năm 2025; Tiếp tục đẩy mạnh tỷ lệ hồ sơ và thanh toán trực tuyến trên Cổng dịch vụ công quốc gia; Phấn đấu tỷ lệ hóa hồ sơ hành chính, thời hạn giải quyết hồ sơ hành chính đúng hạn đạt 100%; Nghiêm túc thực hiện tốt việc tiếp nhận và trả lời phản án, kiến nghị của công dân về TTHC; Nghiên cứu thực hiện tốt việc tiếp nhận và trả lời phản ánh, kiến nghị của công dân về TTHC; Nghiên cứu đề xuất UBND quận về phương án sát nhập, giải thể một số cơ quan, đơn vị thuộc quận theo chỉ đạo của UBND thành phố; Tham mưu UBND quận khen thưởng các cá nhân, tổ chức có thành tích tốt trong công tác CCHC năm 2024.

Tin cùng chuyên mục

Lào Cai cắt giảm 148 đầu mối sau sắp xếp, tinh gọn

Lào Cai cắt giảm 148 đầu mối sau sắp xếp, tinh gọn

(PLVN) -  Thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, Tỉnh uỷ Lào Cai đã đề ra phương án cụ thể về sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của tỉnh. Sau khi sắp xếp, Lào Cai sẽ cắt giảm được 148 đầu mối và 168 vị trí cấp trưởng đơn vị.

Đọc thêm

Rộn rã ngư trường Ninh Thuận đầu năm 2025

Rộn rã ngư trường Ninh Thuận đầu năm 2025
(PLVN) -  Năm mới 2025, trời yên biển lặng, thời tiết thuận lợi, hàng trăm tàu thuyền tại Ninh Thuận bắt đầu ra khơi, bám biển, bám ngư trường, mang theo niềm tin và khát vọng làm giàu từ biển quê hương.

Hải Dương: Nhiều điểm sáng tăng trưởng trong năm 2024

Năm 2024, sản xuất công nghiệp của tỉnh Hải Dương giữ nhịp tăng trưởng tích cực.
(PLVN) - Năm 2024, tăng trưởng kinh tế tỉnh Hải Dương năm 2024 ước đạt 10,2%; đứng thứ 6 cả nước và thứ 3/11 Vùng Đồng bằng sông Hồng. Trong đó, sản xuất công nghiệp, thu hút FDI... là những điểm sáng có đóng góp lớn vào tăng trưởng chung của địa phương.

Hải Phòng đánh dấu mốc tăng trưởng kinh tế 10 năm liên tiếp

Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) ước tăng 11,01% so cùng kỳ, đứng thứ 3 cả nước. (Ảnh trong bài: P.V)
(PLVN) - Năm 2024 là năm đánh dấu sự bứt phá mạnh mẽ của TP Hải Phòng trong việc thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội theo kế hoạch 5 năm (2021 - 2025). Ngành Công Thương TP đã nỗ lực triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, linh hoạt và đã đạt được kết quả cao trong các nhiệm vụ được giao.

BĐBP Cà Mau đem mùa Xuân đến sớm với người dân Biên giới

BĐBP Cà Mau đem mùa Xuân đến sớm với người dân Biên giới
(PLVN) - Ngày 03/01, Đồn Biên phòng Tân Tiến (BĐBP tỉnh Cà Mau) tổ chức Chương trình “Xuân biên phòng ấm lòng dân bản” năm 2025 với nhiều hoạt động ý nghĩa, tặng nhà, khám bệnh, cấp thuốc miễn phí, tổ chức các trò chơi dân gian, trao quà Tết cho gia đình chính sách, hộ nghèo và gói bánh tét tặng cho hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn.

Hải Phòng: Tết ấm tình quân dân biển đảo

Đại tá Kiều Mạnh Hiệp - Phó Chính ủy Bộ đội Biên phòng thành phố Hải Phòng và đồng chí Hoàng Hồng Luân - Phó Bí thư thường trực huyện ủy Cát Hải trao quà cho các gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại Chương trình.
(PLVN) - Chiều 3/1, Đồn Biên phòng Cát Hải, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Cát Hải (thành phố Hải Phòng) phối hợp tổ chức chương trình “Chung tay vì một mùa xuân ấm áp, một cái Tết sum vầy” cho bà con vùng biên giới biển, đảo.

Dự án Khu công nghiệp Nomura - Hải Phòng (Giai đoạn 2), kỳ vọng phát triển kinh tế địa phương

Dự án được kỳ vọng sẽ thúc đẩy sự phát triển kinh tế địa phương, đồng thời đóng góp vào sự phát triển bền vững của ngành công nghiệp khu vực.
(PLVN) -  Phó Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định 1709/QĐ-TTg phê duyệt chủ trương đầu tư dự án xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng cho Khu công nghiệp Nomura – Hải Phòng (Giai đoạn 2). Dự án được kỳ vọng sẽ thúc đẩy sự phát triển kinh tế địa phương, đồng thời đóng góp vào sự phát triển bền vững của ngành công nghiệp khu vực.