Thể chế trong Kỷ nguyên mới

Quan tâm cơ cấu Giám đốc Sở Tư pháp tham gia cấp ủy cấp tỉnh

Giám đốc Sở Tư pháp TP Hồ Chí Minh Nguyễn Thị Hồng Hạnh được bầu là Ủy viên UBND TP nhiệm kỳ 2021-2026 tại Kỳ họp lần thứ 19, HĐND TP Hồ Chí Minh khóa X vào tháng 11/2024. (Ảnh: QĐND)
Giám đốc Sở Tư pháp TP Hồ Chí Minh Nguyễn Thị Hồng Hạnh được bầu là Ủy viên UBND TP nhiệm kỳ 2021-2026 tại Kỳ họp lần thứ 19, HĐND TP Hồ Chí Minh khóa X vào tháng 11/2024. (Ảnh: QĐND)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Nghị quyết số 66-NQ/TW về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới yêu cầu các cấp ủy địa phương quan tâm phân công cấp ủy viên phụ trách công tác tư pháp và cơ cấu giám đốc sở tư pháp tham gia cấp ủy cấp tỉnh.

Đây là một trong những nhiệm vụ và giải pháp về bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện, trực tiếp của Đảng trong công tác xây dựng pháp luật, phát huy cao độ tính Đảng trong xây dựng và thi hành pháp luật được đặt ra tại Nghị quyết số 66-NQ/TW về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới.

Ngoài yêu cầu trên, Nghị quyết số 66-NQ/TW cũng nhấn mạnh các cấp ủy đảng phải lãnh đạo toàn diện, trực tiếp việc thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng thành pháp luật và tăng cường kiểm tra, giám sát công tác này. Mỗi cán bộ, đảng viên phải gương mẫu, đi đầu trong chấp hành và tuân thủ pháp luật, lan tỏa tinh thần thượng tôn Hiến pháp, pháp luật.

Xác dịnh xây dựng, hoàn thiện thể chế, pháp luật và kiểm tra, giám sát việc tổ chức thi hành pháp luật là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt, thường xuyên của các Bộ, ngành Trung ương. Thực hiện nghiêm kỷ cương, kỷ luật, các quy định về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, “lợi ích nhóm” trong xây dựng và thi hành pháp luật.

Người đứng đầu Bộ, cơ quan ngang Bộ phải trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo công tác xây dựng pháp luật, chịu trách nhiệm chính về chất lượng chính sách, pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ, ngành mình; gắn với công tác đánh giá, khen thưởng, sử dụng cán bộ và có chế tài, biện pháp xử lý đối với người không thực hiện đầy đủ trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo công tác xây dựng pháp luật.

Các Bộ, cơ quan ngang Bộ và cơ quan của Quốc hội cơ cấu ít nhất một lãnh đạo có chuyên môn pháp luật. Có cơ chế điều động, luân chuyển cán bộ, công chức của Bộ, ngành Tư pháp đi địa phương và làm việc ở Bộ, ngành Trung ương để bổ sung kinh nghiệm thực tiễn.

Tin cùng chuyên mục

Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà giải trình tiếp thu dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi trước khi Quốc hội biểu quyết thông qua. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)

Phân quyền, phân cấp giữa Trung ương với chính quyền địa phương một cách đồng bộ, thống nhất

(PLVN) - Luật Tổ chức chính quyền địa phương (CQĐP) sửa đổi được Quốc hội thông qua sáng 16/6 tại Kỳ họp thứ 9 và được công bố vào chiều 16/6, cùng với Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam nhằm bảo đảm cơ sở pháp lý cho việc vận hành mô hình CQĐP 2 cấp từ ngày 1/7/2025. Luật đã quy định nhiều nội dung đáng chú ý về phân định thẩm quyền, phân quyền, phân cấp giữa Trung ương với CQĐP, giữa CQĐP cấp tỉnh với CQĐP cấp xã.

Đọc thêm

Tiếp thu, giải trình trên 280 triệu lượt ý kiến góp ý về sửa đổi Hiến pháp 2013

Quang cảnh phiên thảo luận chiều 13/6. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Chiều 13/6, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội (QH) đã nghe Ủy viên thường trực Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 (gọi tắt là Ủy ban), Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp của QH Hoàng Thanh Tùng trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến Nhân dân, ý kiến thảo luận tại tổ và hội trường (lần thứ nhất) của các đại biểu (ĐB) QH và chỉnh lý dự thảo Nghị quyết của QH sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.

Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Hải Ninh: “Không đề xuất điều chỉnh tăng mức tiền phạt vi phạm hành chính tối đa đối với bất kỳ lĩnh vực quản lý nhà nước nào”

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh (Ảnh: Phạm Thắng)
(PLVN) - Chiều nay (11/6), Quốc hội đã thảo luận tại Hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính với nhiều ý kiến quan tâm tới phạm vi sửa đổi, bổ sung của Luật cũng như việc sửa đổi mức phạt tiền tối đa. Bên hành lang Quốc hội, chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn nhanh Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh về vấn đề này.

Từ “Bộ tứ trụ cột” đến động lực phát triển văn hóa: Bài 3: Giữ gìn bản sắc, thể hiện bản lĩnh, kiến tạo những đột phá trong phát triển văn hóa

Phát triển văn hóa trên nền tảng “Bộ tứ trụ cột” không chỉ là định hướng chiến lược mà còn là con đường tất yếu để hiện thực hóa khát vọng Việt Nam hùng cường, thịnh vượng và phát triển bền vững. (Ảnh: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch)
(PLVN) - Đẩy mạnh khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số; hội nhập quốc tế toàn diện; hoàn thiện hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất; khẳng định, phát huy vai trò của nguồn lực tư nhân... Những chủ trương lớn này chắc chắn sẽ tạo ra những đột phá cho sự phát triển văn hóa trong giai đoạn mới.

Từ “Bộ tứ trụ cột” đến động lực phát triển văn hóa Bài 2: Mở ra những không gian phát triển mới

Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Công ty Cổ phần IV COM ra mắt sản phẩm dịch vụ công nghệ mới VR Đầu hồ, phục vụ du khách trải nghiệm trò chơi Cung đình xưa trên nền tảng công nghệ. (Ảnh: Baovanhoa.vn)
(PLVN) -  “Bộ tứ trụ cột” gồm thúc đẩy khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, chủ động hội nhập quốc tế sâu rộng, đổi mới toàn diện công tác xây dựng và thi hành pháp luật và phát triển mạnh mẽ khu vực kinh tế tư nhân - đã trở thành những lực đỡ quan trọng, mở ra những không gian mới và sinh khí mới cho tất cả các lĩnh vực, trong đó có văn hóa.

Đưa Nghị quyết số 66-NQ/TW vào cuộc sống: Đổi mới tư duy 'quản lý bằng luật' sang 'phát triển bằng luật'

“Phát triển bằng luật” để thúc đẩy kinh tế - xã hội tăng trưởng mạnh mẽ. (Ảnh minh họa: VGP)
(PLVN) - Trong bối cảnh toàn cầu hóa sâu rộng và chuyển đổi mô hình phát triển, Việt Nam đứng trước yêu cầu cấp thiết về đổi mới tư duy trong quản lý nhà nước, đặc biệt là tư duy pháp luật. Nghị quyết số 66-NQ/TW của Bộ Chính trị đã đưa ra định hướng chiến lược mang tính đột phá: chuyển từ tư duy “quản lý bằng luật” sang “phát triển bằng luật”. Đây không chỉ là một bước tiến trong kỹ thuật lập pháp, mà còn là sự chuyển mình căn bản về nhận thức, vai trò và chức năng của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong bối cảnh mới.

Phân cấp, phân quyền: Xu hướng thế giới, càng xuống cấp cơ sở, thẩm quyền càng rộng

PGS.TS. Nguyễn Bá Chiến.
(PLVN) - Việc phân cấp, phân quyền giữa chính quyền trung ương và các cấp chính quyền địa phương phải có sự thống nhất trong chính sách, pháp luật và thực hiện chính sách, pháp luật trên thực tế. Đồng thời, phải có cơ chế thiết thực để Nhân dân tham gia kiểm soát việc phân cấp, phân quyền nhằm thực thi có hiệu quả việc phân cấp, phân quyền trong tất cả các ngành, lĩnh vực, bảo đảm quyền và lợi ích của mọi công dân.

Từ “Bộ tứ trụ cột” đến động lực phát triển văn hóa Bài 1: Văn hóa - “mạch” xuyên suốt trong “Bộ tứ trụ cột” phát triển quốc gia

Phát biểu chỉ đạo Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW và Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị, ngày 18/5/2025, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh: Bốn Nghị quyết quan trọng của Bộ Chính trị ban hành trong thời gian gần đây sẽ là những trụ cột thể chế nền tảng, tạo động lực mạnh mẽ đưa đất nước ta tiến lên trong kỷ nguyên mới. (Ảnh: VGP/Nhật Bắc)
(PLVN) - Từ cuối năm 2024 đến đầu năm 2025, Đảng ta đã ban hành bốn nghị quyết chiến lược - Nghị quyết số 57, 59, 66 và 68 - tạo thành “Bộ tứ trụ cột” cho giai đoạn phát triển mới của đất nước. Nếu đây là bốn trụ đỡ tái cấu trúc các động lực tăng trưởng, thì văn hóa chính là “mạch” xuyên suốt, kết nối các chính sách với con người, tạo nên chiều sâu bền vững cho tiến trình hiện đại hóa. Văn hóa không đứng ngoài, mà hiện diện trong từng trụ cột phát triển.

Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh: Sửa Hiến pháp nhằm đáp ứng chủ trương sắp xếp, tinh gọn tổ chức, bộ máy của hệ thống chính trị

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh
(PLVN)  Ngày 5/6, Chính phủ đã có báo cáo tổng hợp kết quả lấy ý kiến Nhân dân, các ngành, các cấp về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 gửi Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013. Chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh, cơ quan được Chính phủ giao nhiệm vụ tổng hợp kết quả lấy ý kiến, về những điểm nổi bật trong đợt lấy ý kiến Nhân dân về sửa đổi, bổ sung Hiến pháp lần này.

99,75% ý kiến Nhân dân tán thành dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013

Ảnh minh họa. (Nguồn: ninhbinh.gov.vn)
(PLVN) - Theo báo cáo của Chính phủ, ý kiến Nhân dân, các cấp, các ngành đóng góp về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 đều tán thành rất cao đối với nội dung dự thảo Nghị quyết. Tính trung bình, tỷ lệ tán thành đối với các nội dung nêu trên của dự thảo Nghị quyết là 99,75%.

Bộ Tư pháp ban hành Chương trình hành động thực hiện các Nghị quyết về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật

Trụ sở Bộ Tư pháp. (Ảnh minh họa: PV)
(PLVN) - Ngày 30/5, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh đã ký Quyết định số 1612/QĐ-BTP ban hành Chương trình hành động của Bộ Tư pháp thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 197/2025/QH15 ngày 17/5/2025 của Quốc hội, Nghị quyết số 140/NQ-CP ngày 17/5/2025 của Chính phủ.

Sắp xếp còn 3.321 đơn vị hành chính cấp xã

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành nội dung phiên họp.
(PLVN) - Các tỉnh, TP đã xây dựng 3.193 phương án sắp xếp 9.907 đơn vị hành chính cấp xã để hình thành 3.193 đơn vị hành chính cấp xã mới (2.498 xã, 682 phường và 13 đặc khu), giảm 6.714 đơn vị.

Bảo vệ dữ liệu cá nhân: Quy định mức phạt cao hơn để đảm bảo tính răn đe

Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quốc Hùng phát biểu giải trình tại phiên họp.
(PLVN) - Thượng tướng Lê Quốc Hùng, Thứ trưởng Bộ Công an nhấn mạnh, do tính chất, hậu quả rất nghiêm trọng của hành vi vi phạm quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân nên cần quy định mức phạt cao hơn để đảm bảo tính răn đe đối với các doanh nghiệp lớn, đặc biệt các tập đoàn đa quốc gia hoặc doanh nghiệp công nghệ cao có doanh thu hàng nghìn tỷ đồng.

Làm rõ thẩm quyền của TAND khu vực

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành nội dung phiên họp.
(PLVN) - Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức TAND lần này để phục vụ cho việc tinh gọn bộ máy nên cần làm rõ các quy định về thẩm quyền của TAND khu vực, đặc biệt là quy định chuyển tiếp để đảm bảo quá trình chuyển giao nhiệm vụ, quyền hạn về hồ sơ diễn ra thông suốt, không làm ảnh hưởng đến quyền lợi của các tổ chức, cá nhân.

Đề xuất nhiều cơ chế, chính sách liên quan Trung tâm tài chính quốc tế

Đề xuất nhiều cơ chế, chính sách liên quan Trung tâm tài chính quốc tế
(PLVN) - Cuối tuần qua, các Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Trần Quang Phương cùng đoàn công tác của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã có buổi làm việc với lãnh đạo TP Đà Nẵng, tỉnh Quảng Nam về tình hình triển khai Khu thương mại tự do; cơ chế, chính sách cho Trung tâm tài chính quốc tế Việt Nam.

Phân cấp, phân quyền khi thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp: Tính toán khả năng quản trị, điều hành của cấp xã

Đại biểu Nguyễn Thị Hồng Hạnh.
(PLVN) -  Cần tính toán, quy định rõ ràng để bảo đảm khả năng xử lý công việc của chính quyền cấp xã khi đẩy mạnh phân cấp, phân quyền gắn với thực hiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp, tránh xảy ra ách tắc, nhất là trong giải quyết thủ tục hành chính cho người dân.

Đưa Nghị quyết số 66-NQ/TW về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật vào cuộc sống Nghị quyết số 197/2025/QH15: Tạo “cú hích” cho xây dựng thể chế

Đại biểu Phạm Văn Hòa. (Ảnh: Quochoi.vn)
(PLVN) - Nghị quyết số 197/2025/QH15 của Quốc hội với những cơ chế, chính sách đặc biệt sẽ tạo những “cú hích” cho xây dựng thể chế, đưa thể chế thực sự là “đột phá của đột phá”, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong kỷ nguyên mới, bứt phá, tăng tốc, phát triển nhanh và bền vững.