Quản lý thị trường xăng dầu như thế nào cho hài hòa, hợp lý?

Một cửa hàng trong hệ thống kinh doanh của PV Oil. (Ảnh minh họa: PV).
Một cửa hàng trong hệ thống kinh doanh của PV Oil. (Ảnh minh họa: PV).
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Quản lý xăng dầu vẫn còn những bất cập trong thời gian vừa qua. Các thành tố trong chuỗi kinh doanh xăng dầu đang gặp nhiều vấn đề khó khăn chưa thể giải quyết. Vậy làm thế nào để có thể quản lý thị trường xăng dầu hài hòa, hợp lý nhất? Báo Pháp luật Việt Nam đã có cuộc trao đổi với chuyên gia kinh tế, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh để làm rõ về vấn đề này?

Thưa ông, thời gian vừa qua, các nghị định về quản lý xăng dầu (XD) đã phải sửa đổi liên tục. Thị trường XD cũng gặp vấn đề khi các thương nhân phân phối, doanh nghiệp bán lẻ liên tục có khiếu nại về chính sách cho quản lý XD. Mới đây nhất, thương nhân phân phối (TNPP), doanh nghiệp bán lẻ (DNBL) đã đề nghị cần lập sàn kinh doanh XD. Ông có ý kiến gì về đề xuất này?

- Nếu lập được sàn kinh doanh XD thì quá tốt nhưng tôi phải nhắc lại, XD vẫn đang là lĩnh vực mà Nhà nước quản lý và điều hành. Ví dụ như bây giờ muốn nhập khẩu (NK) XD chẳng hạn thì dứt khoát là phải có lượng ngoại tệ nhất định để nhập. Và ngoại tệ thì các DN không thể tự lo được vì Ngân hàng Nhà nước đang quản lý chặt. Hiện giờ Bộ Công Thương cũng đang phân giao khối lượng NK XD cho các thương nhân đầu mối. Từ kế hoạch phân giao này thì DN đầu mối mới có thể mua ngoại tệ để NK nên cũng không thể có sẵn ngoại tệ để NK và lập sàn.

Tôi phải khẳng định lại rằng, đề xuất này là khá tốt nhưng khó thực hiện, cần thí điểm, cần xem xét, tính toán cụ thể và nghiên cứu một cách đầy đủ trong điều kiện vẫn coi XD là mặt hàng chiến lược, Nhà nước quản lý và chúng ta vẫn đang phải nhập khẩu XD. Chúng tôi cũng mong muốn thị trường tự do lắm nhưng cũng không dễ điều chỉnh bởi thực tế đây là một mặt hàng Nhà nước quản lý vì XD ảnh hưởng lớn đến cân đối kinh tế vĩ mô.

Từ đầu năm có nhiều TNPP xin trả giấy phép kinh doanh XD, nhiều DNBL cũng vẫn thông tin về câu chuyện ép giá chiết khấu khiến họ không còn mặn mà với chuyện kinh doanh XD nữa. Và họ mong muốn Nhà nước đứng ra phân xử câu chuyện định mức tách bạch giữa các khâu đầu mối - phân phối - bán lẻ để bảo đảm quyền lợi cho từng đối tượng trong mắt xích cung ứng XD nhưng vẫn không được. Lý do là vì sao vậy, theo ông?

Chuyên gia kinh tế, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh. (Ảnh: VnEconomy)

Chuyên gia kinh tế, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh. (Ảnh: VnEconomy)

- Hiện nay, Nhà nước quy định định mức chung của tất cả các khâu, trên cơ sở đó cả hệ thống cung ứng tự chia nhau. Điều này có nghĩa là các khâu phải đàm phán, phải tự chia ra chứ không thể nào có câu chuyện Nhà nước chia được. Không thể quy định cụ thể mỗi khâu bao nhiêu phần trăm, nếu quy định cụ thể thế thì kinh doanh XD lại dễ quá.

Nếu nói DN bán lẻ ở thế yếu không thể đàm phán được thì cũng không phải. Bởi vì bản chất vấn đề ở chỗ, nếu có DN đầu mối mà cứ ép chiết khấu thì 2 mắt xích sau đó (TNPP và DNBL) hoàn toàn có thể đi đàm phán với “ông đầu mối” khác. Trước đây, nếu chỉ được mua của một thương nhân thôi thì những cửa hàng độc lập lại chịu thiệt thòi thật vì trong cùng hệ thống, câu chuyện “mẹ chia cho con” là có. Khi ấy, cửa hàng độc lập là đại lý nên thành “con nuôi, thậm chí con ghẻ”, nhiều khi bị ép chiết khấu như báo chí đã nêu nhiều lần. Chính vì thế nên Nghị định 80 về quản lý XD (có hiệu lực từ 27/11/2023) đã cho phép đối tượng này được đàm phán với nhiều đầu mối.

Hiện Bộ Công Thương cũng đang quản lý và thực hiện phân giao NK. Nếu “ông đầu mối” mà chỉ bán trong hệ thống thì có thể không hoàn thành kế hoạch theo sản lượng đăng ký, phân giao, có thể sẽ mang đến những khó khăn cho các năm kinh doanh sau. Do đó, đầu mối cũng phải “dè chừng” chứ, theo tôi, TNPP và DNBL cứ nên tìm đến những đầu mối có thể đàm phán để có mức chiết khấu nhất định.

Vấn đề bỏ hay không bỏ Quỹ bình ổn giá (BOG) XD đã liên tục được đề cập đến trong nhiều năm nay, đặc biệt giai đoạn vừa qua, mấy tháng liền Quỹ này gần như “tê liệt” không trích, không chi. Vậy theo ông, có nên bỏ Quỹ BOG không?

- Thường thì khi mức tăng của kỳ điều hành lần này tương đương từ 5% trở lên so với kỳ trước thì các nhà điều hành sẽ xả quỹ để BOG và mức xả quỹ sẽ tùy theo mức tăng, để làm sao giá không bị tăng cao chứ không phải là triệt tiêu mức tăng. Tương tự, nếu mức giảm so với kỳ trước mà giảm nhiều (từ 5%) thì cũng sẽ thực hiện trích vào quỹ. Thường thì quỹ chỉ dùng để tham gia điều chỉnh khi thị trường tăng hay giảm đột biến thôi nên gần đây không trích, không xả vì giá XD không có đột biến lớn.

Tôi biết hầu hết các chuyên gia, DN đều muốn bỏ Quỹ BOG. Nhưng theo tôi không thể bỏ được Quỹ BOG này. Vì sao? Vì thứ nhất, phải khẳng định rằng mình là “con nhà nghèo”. Mà “con nhà nghèo” thì cần phải có tiết kiệm chứ. Quỹ BOG đang được coi là quỹ tiết kiệm của XD. Thứ hai, Nhà nước vẫn coi đây là mặt hàng thiết yếu và Nhà nước muốn điều chỉnh và có thể dùng để hỗ trợ khi thị trường tăng sốc. Nếu không có quỹ này thì Nhà nước lấy gì ra để điều hành, để hỗ trợ. Nếu bảo phải dùng ngân sách nhà nước can thiệp vào các cú sốc tăng giá cũng không được. Do đó, Quỹ BOG như hiện nay là phù hợp nhất, được sử dụng ngay khi cần thiết và có thể là một công cụ hỗ trợ để điều hành kinh tế vĩ mô.

Trân trọng cảm ơn ông!

Tin cùng chuyên mục

Thị trường bất động sản đang có sự chuyển biến khi các “điểm nghẽn” pháp lý đang được tháo gỡ. (Ảnh minh họa: VGP)

Vì sao tăng trưởng GDP tăng vượt mục tiêu?

(PLVN) - Năm 2024, nền kinh tế Việt Nam đạt mức tăng trưởng 7,09%, vượt mục tiêu 6 - 6,5% đề ra. Đây là mức tăng trưởng rất tích cực trong bối cảnh thế giới biến động khó lường. Vậy đâu là động lực dẫn đến mức tăng trưởng này?

Đọc thêm

Xuất khẩu cá tra giá trị gia tăng sang Mỹ đạt đỉnh trong 10 năm

Ảnh minh họa
(PLVN) - Năm 2024 ghi nhận sự bứt phá của ngành cá tra Việt Nam khi xuất khẩu các sản phẩm giá trị gia tăng (GTGT) sang Mỹ đạt mức cao nhất trong một thập kỷ. Với kim ngạch hơn 12 triệu USD trong 11 tháng đầu năm, tăng gấp 21 lần so với cùng kỳ năm trước, cá tra GTGT đang dần khẳng định vị thế trên trường quốc tế.

Công an vào cuộc khi 1 giao dịch có 5 tờ tiền giả

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -   Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa ban hành Thông tư quy định chi tiết về việc xử lý tiền giả và tiền nghi giả trong ngành ngân hàng. Theo quy định, khi phát hiện từ 5 tờ tiền giả hoặc 5 miếng tiền kim loại giả trở lên trong một giao dịch, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở Giao dịch, tổ chức tín dụng, hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải ngay lập tức thông báo cho cơ quan công an gần nhất.

30/4, hoàn thành đại hội đảng các cấp thuộc Đảng bộ Tổng công ty HUD

Ông Đậu Minh Thanh - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HUD.
(PLVN) - “Đảng ủy tổng công ty đã thống nhất lựa chọn một đảng bộ cơ sở để đại hội điểm trong tháng 1/2025. Theo kế hoạch, trong tháng 4/2025, sẽ hoàn thành việc đại hội đảng các cấp thuộc Đảng bộ Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị - HUD”, ông Đậu Minh Thanh - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐTV HUD trao đổi với PLVN.

Thông tin thu thuế 10% giao dịch thương mại điện tử là giả mạo

Thông báo về việc thu thuế 10% các giao dịch "MUA-BÁN" đang lan truyền trên các mạng xã hội.
(PLVN) -  Mạng xã hội đang lan truyền thông tin cho rằng từ ngày 1/1/2025, cơ quan thuế sẽ truy cập vào tài khoản cá nhân để thu thuế 10% từ các giao dịch thương mại điện tử, gây hoang mang trong cộng đồng kinh doanh online. Tuy nhiên, đại diện Cục Thuế TP HCM, khẳng định đây là thông tin giả mạo.

Chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương năm 2024: Bức tranh tổng thể để các địa phương phát triển đột phá

Bộ Khoa học và Công nghệ công bố chỉ số PII năm 2024.
(PLVN) - Theo kết quả PII 2024, trong 10 địa phương dẫn đầu chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương (Provincial Innovation Index - PII) 2024, có 5 thành phố trực thuộc Trung ương và 5 địa phương có công nghiệp, dịch vụ phát triển. Cụ thể, 3 địa phương không thay đổi vị trí dẫn đầu là: Hà Nội xếp hạng 1, TP HCM xếp hạng 2 và Hải Phòng xếp hạng 3…

Quyết liệt thực hiện các dự án nguồn điện

Nhà máy thủy điện Hòa Bình mở rộng được yêu cầu hoàn thành sớm hơn dự kiến 6 tháng. (Ảnh: EVN)
(PLVN) - Theo báo cáo mới nhất, hiện hầu như tất cả các dự án trong Quy hoạch điện VIII đều đang bị chậm tiến độ, do đó, Bộ Công Thương đã có những động thái dứt khoát với những dự án này.

Loạt đơn từ nhiệm của các lãnh đạo ngân hàng ngay đầu năm mới

Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) là một trong những ngân hàng có biến động về nhân sự cấp cao (Ảnh minh hoạ).
(PLVN) -  Những ngày đầu năm 2025, thị trường tài chính chứng kiến loạt biến động khi nhiều lãnh đạo cấp cao tại các ngân hàng lớn đồng loạt từ nhiệm. Từ Phó tổng giám đốc đến Kế toán trưởng, các lý do đưa ra là "theo nguyện vọng cá nhân" hoặc để chuyển sang đảm nhận vị trí mới.

Tổng cục Hải quan: Đồng lòng, chung sức hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát

20 căn nhà trị giá 1,8 tỷ đồng đã được trao cho các hộ nghèo, cận nghèo huyện Tân Biên. (Ảnh: T.D)
(PLVN) - Vừa qua, Tổng cục Hải quan phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Tây Ninh tổ chức Lễ bàn giao nhà đại đoàn kết cho 20 hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn Trung ương và hộ nghèo theo chuẩn nghèo tỉnh trên địa bàn huyện Tân Biên năm 2024, góp phần cùng địa phương xóa nhà tạm, nhà dột nát.

GDP năm 2024 ước tăng 7,09%

Bà Nguyễn Thị Hương - Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê thông tin về số liệu thống kê kinh tế xã hội năm 2024
(PLVN) - Theo công bố, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý IV/2024 ước tính tăng 7,55% so với cùng kỳ năm trước. GDP cả năm duy trì xu hướng quý sau cao hơn quý trước (quý I tăng 5,98%, quý II tăng 7,25%, quý III tăng 7,43%).

Nỗ lực vượt khó, NHCSXH đạt nhiều thành tựu nổi bật trong năm 2024

Nguồn vốn chính sách đã và đang hỗ trợ hộ nghèo phát triển kinh tế bền vững.
(PLVN) -  Năm 2024, thiên tai, bão lũ và biến đổi khí hậu gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống kinh tế - xã hội của nhiều tỉnh, thành; các hộ nghèo và nhóm yếu thế chịu thiệt hại nặng nề cả về vật chất lẫn tinh thần. Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Quốc hội và Chính phủ, cùng sự hỗ trợ tích cực từ các bộ, ngành và chính quyền địa phương, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ chính trị được giao, khẳng định vai trò nòng cốt trong việc hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới.

Làm gì để hỗ trợ lao động trước “làn sóng” AI?

AI đã giúp tự động hóa nhiều quy trình, giảm thiểu sai sót và tăng hiệu suất lao động nhưng cũng khiến nhiều công việc truyền thống biến mất. (Ảnh: CP)
(PLVN) - Trong thời đại Cách mạng công nghiệp 4.0, trí tuệ nhân tạo (AI) đã và đang thay đổi cách con người làm việc. Bên cạnh cơ hội, AI đặt ra những thách thức không nhỏ đối với người lao động, đặc biệt là nhóm lao động thủ công và những người ít có khả năng thích ứng với sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ. Để đảm bảo không ai bị bỏ lại phía sau, điều cần làm là triển khai các phương án hỗ trợ người lao động ngay từ bây giờ.