Quản lý thị trường phát hiện nhiều vi phạm kinh doanh xe điện

Đồng loạt kiểm tra 34 cơ sở kinh doanh xe điện ở 12 tỉnh, thành phố. (Ảnh: Tổng cục QLTT)
Đồng loạt kiểm tra 34 cơ sở kinh doanh xe điện ở 12 tỉnh, thành phố. (Ảnh: Tổng cục QLTT)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) vừa kiểm tra 34 cơ sở ở 12 tỉnh, thành phố về tình hình kinh doanh xe điện, qua đó phát hiện nhiều vi phạm.

Kinh doanh “4 không”

Đại diện Tổng cục QLTT cho biết, sau thời gian dài áp dụng các biện pháp nghiệp vụ về thương mại điện tử (TMĐT) trên nền tảng internet, căn cứ dấu hiệu vi phạm, dưới sự chỉ đạo của Tổng cục QLTT, Cục Nghiệp vụ QLTT đã phối hợp triển khai đồng bộ, đồng loạt với Cục QLTT TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, và 10 tỉnh khác gồm: Đắk Lắk, Đồng Tháp, Tiền Giang, An Giang, Bình Dương, Sóc Trăng, Long An, Đồng Nai, Kiên Giang, Phú Thọ tiến hành kiểm tra 34 cơ sở kinh doanh xe đạp điện được giới thiệu trên 2 website hamachi.vn và thegioixechaydien.com.vn.

Trên website hamachi.vn thuộc sở hữu của Công ty TNHH Hamachi Việt Nam giới thiệu chuỗi hệ thống gồm 24 showroom có tại 14 tỉnh, thành phố. Đặc biệt, các sản phẩm được khẳng định trên website đều “đạt tiêu chuẩn an toàn của Cục Đăng kiểm Việt Nam”. Mặc dù quảng cáo rầm rộ nhưng qua xác minh của lực lượng chức năng tại thời điểm kiểm tra, website trên chưa thực hiện thủ tục thông báo website TMĐT bán hàng hoặc ứng dụng bán hàng với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định trước khi bán hàng hoặc cung ứng dịch vụ đến người tiêu dùng. Toàn bộ hàng hóa của các địa điểm kinh doanh đều chưa chứng minh được nguồn gốc xuất xứ, không có tài liệu chứng minh chất lượng sản phẩm hàng hóa, không gắn tem hợp quy vào sản phẩm lưu thông trên thị trường.

Tương tự, khi kiểm tra Cửa hàng số 13 - địa điểm kinh doanh Công ty TNHH Hamachi Việt Nam ở thành phố Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) cũng cho thấy tại đây bán xe điện “không có căn cứ để xác định nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa, không gắn tem hợp quy theo quy định”. Thậm chí, khi xác định trọng lượng của xe đạp điện đều trên 40kg, vi phạm quy chuẩn quốc gia về xe đạp điện.

Né tránh lực lượng kiểm tra

Trong khi đó, lực lượng QLTT tại TP Hồ Chí Minh kiểm tra địa điểm kinh doanh được giới thiệu trên website thegioixechaydien.com.vn (ở địa chỉ 317 Quang Trung, phường 10, quận Gò Vấp, TP HCM) nhưng cơ sở đóng cửa, chuyển địa điểm kinh doanh. Sau khi xác định được địa chỉ mới thì cơ sở này đã nhanh chóng “sập cửa” để gây khó khăn cho lực lượng trong việc kiểm tra. Tuy nhiên, bằng biện pháp nghiệp vụ, lực lượng chức năng đã mời cơ sở hợp tác để tiến hành kiểm tra tại địa điểm kinh doanh 509 Quang Trung, phường 10, quận Gò Vấp (địa chỉ này chưa được cập nhật thông tin trên chuỗi website của thegioixechaydien.com.vn).

Tại đây, Đoàn kiểm tra ghi nhận, cơ sở đang trưng bày để bán các sản phẩm xe gắn máy hai bánh (điện) nhãn hiệu JVC do Công ty Cổ phần Phát triển công nghệ JVC Việt Nhật sản xuất. Mặc dù là trên nhãn hàng hóa và giấy chứng nhận chất lượng kiểu loại dùng cho xe mô tô, xe gắn máy do Cục Đăng kiểm Việt Nam chứng nhận thể hiện là xe gắn máy hai bánh điện. Tuy nhiên, thực tế tại cơ sở kinh doanh, các sản phẩm tại đây đều có gắn bàn đạp và bảng thông tin gắn trên từng xe lại thể hiện là “xe đạp điện”.

Đại diện Tổng cục QLTT cho biết, khi quan sát kỹ các loại xe này thì nhận thấy xe có kiểu dáng nhỏ gọn giống y chang xe đạp điện nhưng công suất máy lớn hơn (tốc độ 30 - 40km/h). Theo nhận định đây có thể là một trong những “chiêu” của nhà sản xuất đưa sản phẩm nhằm thích ứng với nhu cầu của người tiêu dùng. Thực tế này gây lầm tưởng, khó khăn phân biệt cho lực lượng chức năng khi kiểm soát phương tiện tham gia giao thông bởi xe đạp điện không chịu sự kiểm soát gắt gao và phải đăng ký như xe máy điện.

Kết quả thống kê cho thấy, sau 2 ngày kiểm tra đồng loạt trên địa bàn 12 tỉnh, thành phố, gần 300 xe đạp điện, xe máy điện không thực hiện niêm yết giá, trên sản phẩm không thể hiện xuất xứ, không có hóa đơn chứng từ, không thực hiện ghi nhãn hàng hóa theo quy định, không có tài liệu chứng minh chất lượng hàng hóa, không có tem hợp quy dán sản phẩm đã bị lực lượng QLTT phát hiện, tạm giữ.

Đây là cuộc kiểm tra lớn thứ 2 liên quan đến mặt hàng xe điện (sau đợt kiểm lớn trên 4 tỉnh, thành phố cách đây khoảng 1 tuần). Lãnh đạo Tổng cục QLTT khẳng định, việc tăng cường kiểm tra các website TMĐT, đặc biệt là những website, tài khoản sử dụng hình ảnh của các diễn viên, nghệ sỹ nổi tiếng để quảng bá cho sản phẩm vô cùng quan trọng vì người tham gia quảng cáo có ảnh hưởng lớn đến xã hội và quyết định mua sắm của người tiêu dùng.

Đọc thêm

Thu giữ 34.000 thiết bị thuốc lá điện tử nhập lậu tại Bắc Ninh

Lực lượng QLTT tỉnh Bắc Ninh kiểm tra kho hàng.
(PLVN) -  Ngày 1/10, tin từ Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) cho biết, Đội QLTT số 3, Cục QLTT tỉnh Bắc Ninh vừa phối hợp với Phòng Cảnh sát kinh tế (PC03) - Công an tỉnh Bắc Ninh kiểm tra đột xuất Cơ sở kinh doanh H.V.M, phát hiện 34.000 thiết bị thuốc lá điện tử dùng 1 lần, trị giá gần 1,9 tỷ đồng.

Phát hiện số lượng lớn bánh trung thu không rõ nguồn gốc

Đoàn kiểm tra phát hiện, thu giữ nhiều loại bánh kẹo, thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ tại một cơ sở kinh doanh ngày 5/9.
(PLVN) -  Trong quá trình kiểm tra đột xuất hộ kinh doanh T.H tại Tp. Pleiku tỉnh Gia Lai; Đoàn kiểm tra của Cục QLTT tỉnh Gia Lai, phối hợp với Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế, tham nhũng, buôn lậu và môi trường Công an tỉnh đã phát hiện, thu giữ một số lượng lớn bánh trung thu không rõ nguồn gốc, xuất xứ…

Phát hiện gần 3 tấn hàng hóa không rõ nguồn gốc trên đường vận chuyển từ Bắc vào Nam

Số sữa bột các loại bị thu giữ.
(PLVN) - Sáng 6/9, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) cho biết, lực lượng chức năng tỉnh Phú Yên vừa tiến hành kiểm tra, phát hiện 70 mục hàng hoá, với hơn 13.500 đơn vị sản phẩm (gần 3 tấn hàng hóa) do nước ngoài sản xuất, không có hóa đơn, chứng từ hợp pháp kèm theo đang trên đường vận chuyển từ Bắc vào Nam tiêu thụ.

Tạm giữ 2.800 chai bia không có chứng từ hợp pháp

Toàn bộ số bia không có chứng từ hợp pháp đã bị lực lượng QLTT tỉnh Phú Yên tạm giữ. (Ảnh: Cục QLTT Phú Yên)
(PLVN) - Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Phú Yên vừa phát hiện, tạm giữ 2.800 chai bia không có hóa đơn chứng từ hợp pháp, không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam đang trên đường vận chuyển từ tỉnh Quảng Trị vào tỉnh Bình Dương.

Tạm giữ 16 tấn đường cát Thái Lan không có hóa đơn, chứng từ hợp pháp

Lực lượng chức năng tỉnh Phú Yên kiểm tra hàng hoá vi phạm.
(PLVN) - Cục Quản lý thị trường Phú Yên vừa phát hiện và thu giữ 16 tấn đường cát trắng đang được vận chuyển trên địa bàn mà không có nhãn phụ tiếng Việt và không có hóa đơn, chứng từ hợp pháp. Theo lời khai ban đầu của tài xế, số hàng này được bốc từ khu vực biên giới giữa Campuchia và Long An, sau đó vận chuyển về Phú Yên để tiêu thụ.

Thu giữ gần 5.000 bánh trung thu không rõ nguồn gốc

Đội QLTT số 5 phối hợp với lực lượng Công an phát hiện gần 5.000 bánh Trung thu nhập lậu trong cao điểm kiểm tra thị trường dịp Tết Trung thu năm 2024. (Ảnh: Tổng cục QLTT)
(PLVN) - Ngày 21/8, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) thông tin, chỉ trong thời gian ngắn triển khai cao điểm kiểm tra thị trường dịp Tết Trung thu năm 2024, Cục QLTT TP Hà Nội đã phát hiện, xử lý 6 vụ vi phạm và buộc tiêu hủy gần 5.000 chiếc bánh trung thu nhập lậu.

Tạm giữ hơn 5 tấn Hắc sâm GINSENG cùng nhiều phụ tùng điện, nước, xe máy nghi nhập lậu

Hắc sâm GINSENG bị thu giữ.
(PLVN) -  Ngày 15/8 tin từ Tổng cục QLTT cho biết, lực lượng chức năng tỉnh Phú Yên vừa phát hiện, thu giữ hơn 05 tấn Hắc sâm GINSENG có xuất xứ từ Hàn Quốc và nhiều đồ điện, nước, phụ tùng xe máy các loại made in Trung Quốc, Italia không có hóa đơn, chứng từ hợp pháp, khi đang lưu thông theo hướng Bắc - Nam.

Tạm giữ nhiều sản phẩm kim loại màu vàng có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu

Nhiều sản phẩm trang sức màu vàng có dấu hiệu giả mạo các nhãn hiệu bị cơ quan chức năng tạm giữ. (Ảnh: Cục QLTT Thanh Hóa)
(PLVN) - Theo thông tin từ Cục QLTT tỉnh Thanh Hóa, Đội QLTT số 10 (Cục QLTT Thanh Hóa) đã phối hợp với Phòng Cảnh sát kinh tế (Công an tỉnh Thanh Hóa) kiểm tra Cơ sở kinh doanh vàng bạc Tuấn Hương có địa chỉ tại thị trấn Quán Lào, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa tạm giữ nhiều sản phẩm trang sức kim loại màu vàng có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu.

Bắt giữ số lượng lớn nước giặt và nước rửa bát giả nhãn hàng OMO tại Thanh Hóa

Cơ quan CSĐT Công an huyện Vĩnh Lộc thi hành Lệnh khám xét khẩn cấp Tổng kho Đông Hưng do Lê Tuấn Thành (dấu X) làm chủ (Ảnh: CATH).
(PLVN) - Thông tin từ Công an tỉnh Thanh Hóa, Công an huyện Vĩnh Lộc vừa phối hợp với Công an các xã Tế Nông, Tân Phúc, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa đột kích, bắt quả tang 2 cơ sở chuyên sản xuất, phân phối, bán các loại sản phẩm nước giặt giả thương hiệu nhãn hàng OMO và các loại nước rửa bát giả trên sàn thương mại Shopee, thu giữ số lượng lớn hàng giả cùng toàn bộ số trang thiết bị, máy móc...