Quản lý thị trường: Nhận diện khó khăn thời kinh tế số

Lực lượng Quản lý thị trường Lạng Sơn liên tục phát hiện các điểm bán hàng giả qua mạng xã hội
Lực lượng Quản lý thị trường Lạng Sơn liên tục phát hiện các điểm bán hàng giả qua mạng xã hội
(PLVN) - Thương mại điện tử được dự báo sẽ phát triển rất mạnh trong thời gian tới. Đi cùng với sự phát triển này sẽ là rất nhiều khó khăn trong khâu kiểm soát nguồn gốc hàng hóa. 

Hơn 50% dân số sẽ mua hàng trực tuyến

Số liệu dự báo cho thấy, thương mại điện tử (TMĐT) là hoạt động trực tuyến phổ biến nhất và đã phát triển theo cấp số nhân. Vì thế, bán hàng trực tuyến được dự đoán sẽ đạt 4,5 nghìn tỷ đô la vào năm 2021. Trong đó, sự gia tăng trong mua sắm qua điện thoại di động là một xu hướng TMĐT. Doanh số bán hàng qua điện thoại di động dự báo sẽ chiếm 73% tổng doanh số của TMĐT. 

Số liệu từ Hiệp hội TMĐT Việt Nam cho thấy, năm 2019, cả nước có 39,9 triệu người tham gia mua sắm trực tuyến, tăng 11,8% so với năm 2018 và tăng gần gấp đôi chỉ sau 3 năm. Giá trị mua sắm trực tuyến bình quân đầu người đạt 202 USD. Shopee Việt Nam tiếp tục dẫn đầu trong cả năm 2019 về lượng truy cập website, đạt trung bình 33,6 triệu lượt/tháng. Theo sau lần lượt là Thegioididong, Sendo, Tiki và Lazada. 

Xếp hạng các ứng dụng TMĐT được sử dụng nhiều nhất năm 2019, trong đó, top 4 là Shopee, Lazada, Tiki và Sendo được giữ nguyên trong suốt cả năm, mặc cho sự cạnh tranh từ các ứng dụng ngoại mới xuất hiện và được tải xuống nhiều.

Mới đây, kế hoạch phát triển TMĐT quốc gia giai đoạn 2021-2025 có mục tiêu đưa TMĐT trở thành một trong các lĩnh vực tiên phong của nền kinh tế số, góp phần hiện đại hóa hệ thống phân phối, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước và xuất khẩu. Kế hoạch này gắn kết chặt chẽ với các chiến lược, chính sách về chủ động tham gia Cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0, định hướng phát triển kinh tế số và chuyển đổi số quốc gia.

Kế hoạch đặt ra các mục tiêu cụ thể cần đạt được vào năm 2025. Theo đó, về quy mô thị trường TMĐT, 55% dân số tham gia mua sắm trực tuyến, với giá trị mua hàng hóa và dịch vụ trực tuyến đạt trung bình 600 USD/người/năm; doanh số TMĐT của mô hình TMĐT doanh nghiệp - người tiêu dùng (tính cho cả hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng trực tuyến) tăng 25%/năm, đạt 35 tỷ USD. 

Do đó, theo đại diện Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT), để đáp ứng được những kế hoạch này, ngoài việc nâng cấp hạ tầng TMĐT, lực lượng QLTT cũng phải tiến hành nhiều biện pháp để tăng cường quản lý được thị trường hàng hóa trên không gian mạng, bởi TMĐT vẫn được nhận diện là một môi trường lý tưởng để hàng giả, hàng nhái, hàng gian lận thương mại “núp bóng”. 

Quản lý thị trường đối mặt nhiều khó khăn

Việc hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển TMĐT trong bối cảnh CMCN 4.0; nâng cao năng lực quản lý và đấu tranh chống các hành vi gian lận thương mại, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ và cạnh tranh không lành mạnh trong TMĐT là việc đầu tiên được đại diện Tổng cục QLTT nhắc đến khi đề cập đến nhiệm vụ, vai trò của lực lượng QLTT trong thời đại kinh tế số đang phát triển mạnh mẽ. 

“TMĐT Việt Nam đã phát triển với tốc độ nhanh nhưng đồng thời bộc lộ nhiều điểm tiêu cực trong kinh doanh, bên cạnh đó, TMĐT xuyên biên giới và bán hàng đa kênh trên các website, sàn TMĐT đang nổi lên nhanh chóng tiềm ẩn nhiều nguy cơ bất ổn về việc quản lý kinh doanh hàng hóa qua mạng” - đại diện Vụ Thanh tra, Pháp chế (Tổng cục QLTT) nhận định.

Thực tế này cũng cho thấy, nhiều mặt hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ được chào bán công khai qua các mạng xã hội như Facebook, Youtube..., ứng dụng OTT như Zalo, Viber… Đây cũng là các kênh phân phối nhiều mặt hàng không được nhập khẩu chính ngạch, không có hóa đơn chứng từ, hàng hóa giả mạo các thương hiệu lớn được đặt mua chủ yếu từ Trung Quốc dựa trên nhu cầu của thị trường. 

Ngoài ra, việc người bán hàng qua mạng không cần phải có kho chứa trữ hàng hóa mà chỉ khi nhận được đơn đặt hàng từ người tiêu dùng mới bắt đầu tiến hành lấy hàng từ nhiều nơi khác nhau cũng gây khó khăn cho công tác trinh sát đối tượng. Hình thức kinh doanh này cũng tạo cơ hội cho hàng kém chất lượng được dễ dàng tung ra thị trường.

Bên cạnh đó, nhiều địa chỉ bán hàng online nhưng thông tin khai báo, đăng ký hoạt động kinh doanh không chính xác về nhân thân và địa chỉ; thường xuyên thay đổi địa điểm, không theo trình tự thời gian cụ thể nên gây khó khăn cho công tác kiểm tra, kiểm soát của lực lượng chức năng.

Nguyên nhân là do công tác kiểm tra, kiểm soát qua các trang mạng điện tử chưa đi vào chiều sâu, chỉ mới xử lý phần lớn các trường hợp thiết lập website TMĐT bán hàng mà không thông báo với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định; chưa khai thác thông tin nguồn gốc, nơi cất giấu và chứa trữ hay đầu mối cung cấp hàng hóa cho các đối tượng kinh doanh.

Đọc thêm

Không để hàng gian, hàng giả xâm nhập thị trường Tết ở Bạc Liêu

Không để hàng gian, hàng giả xâm nhập thị trường Tết ở Bạc Liêu
(PLVN) - Thời gian qua, lực lượng liên quan Công an tỉnh Bạc Liêu, tăng cường kiểm soát chặt chẽ hành vi vận chuyển, mua bán hàng giả, không rõ nguồn gốc xuất xứ… Đặc biệt, đẩy mạnh đấu tranh, xử lý nghiêm các đối tượng có hành vi kinh doanh hàng giả, không rõ nguồn gốc xuất xứ liên quan đến hoạt động sản xuất, nuôi trồng trong lĩnh vực nông nghiệp.

Ứng dụng công nghệ để đẩy mạnh nhiệm vụ chống hàng giả, xây dựng thương hiệu

Dùng tem truy xuất nguồn gốc, giúp người tiêu dùng yên tâm khi sử dụng sản phẩm. Ảnh: Ngọc Nga
(PLVN) - Hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ ngày càng diễn biến phức tạp với trình độ sản xuất ngày càng tinh vi. Điều này không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp làm ăn chân chính mà bản thân người tiêu dùng cũng có nguy cơ bị ảnh hưởng. Vì vậy, việc áp dụng công nghệ số hỗ trợ truy xuất nguồn gốc sản phẩm là một trong những giải pháp hữu hiệu cho cuộc chiến chống hàng giả hiện nay.

Hà Nội: Thu giữ xe điện thuộc diện cấm lưu thông

Lực lượng chức năng tiến hành thu giữ tang vật.
(PLVN) - Tại địa điểm kinh doanh nằm trên địa bàn huyện Trâu Quỳ, Gia Lâm, TP Hà Nội, lực lượng chức năng TP Hà Nội đã phát hiện, thu giữ 25 chiếc xe điện loại 3 bánh và 4 bánh không rõ nguồn gốc xuất xứ, đây là các loại phương tiện không được phép lưu hành tại Việt Nam.

Bình Định tăng cường kiểm tra kiểm soát hàng hóa kinh doanh trong dịp cuối năm và tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Ảnh minh họa. Nguồn: Cục QLTT Bình Định
(PLVN) -  Thực hiện Kế hoạch số 13/KH-TCQLTT ngày 22/10/2024 của Tổng cục Quản lý thị trường, từ ngày 1/11/2024 đến hết ngày 1/3/2025, Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Bình Định sẽ triển khai thực hiện Kế hoạch cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả cuối năm 2024 cũng như dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.

Thu giữ hơn 10.000 chai nước hoa của 1 hot tiktoker

Ảnh: Tổng cục Quản lý thị trường
(PLVN) - Trên 10.000 chai nước hoa không rõ nguồn gốc xuất xứ, có dấu hiệu nhập lậu được kinh doanh chủ yếu trên Tiktok, Facebook vừa bị lực lượng quản lý thị trường đột xuất kiểm tra và tiến hành tạm giữ. Đây là sản phẩm được một hot tiktoker thường xuyên livestream bán trên tiktokshop.

Thu giữ 34.000 thiết bị thuốc lá điện tử nhập lậu tại Bắc Ninh

Lực lượng QLTT tỉnh Bắc Ninh kiểm tra kho hàng.
(PLVN) -  Ngày 1/10, tin từ Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) cho biết, Đội QLTT số 3, Cục QLTT tỉnh Bắc Ninh vừa phối hợp với Phòng Cảnh sát kinh tế (PC03) - Công an tỉnh Bắc Ninh kiểm tra đột xuất Cơ sở kinh doanh H.V.M, phát hiện 34.000 thiết bị thuốc lá điện tử dùng 1 lần, trị giá gần 1,9 tỷ đồng.

Phát hiện số lượng lớn bánh trung thu không rõ nguồn gốc

Đoàn kiểm tra phát hiện, thu giữ nhiều loại bánh kẹo, thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ tại một cơ sở kinh doanh ngày 5/9.
(PLVN) -  Trong quá trình kiểm tra đột xuất hộ kinh doanh T.H tại Tp. Pleiku tỉnh Gia Lai; Đoàn kiểm tra của Cục QLTT tỉnh Gia Lai, phối hợp với Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế, tham nhũng, buôn lậu và môi trường Công an tỉnh đã phát hiện, thu giữ một số lượng lớn bánh trung thu không rõ nguồn gốc, xuất xứ…